Giá cá tra nguyên liệu tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam [VASEP], giá cá tra trung bình xuất sang thị trường Mỹ tăng mạnh và đạt mức cao nhất 4,5 USD/kg. Mức giá này vượt đỉnh của năm 2019. Sản phẩm chủ yếu xuất đi Mỹ trong thời gian này chủ yếu là phile cá tra đông lạnh cỡ lớn và thị trường đang thiếu hụt sản phẩm cỡ nhỏ.

Giá cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt mức cao kỷ lục 4,5 USD/kg

Cá tra xuất khẩu tăng do nhu cầu tiêu thụ cao trong khi nguồn cung cá nguyên liệu khan hiếm đẩy giá cả đầu vào tăng. Bên cạnh đó là chi phí vận chuyển tăng cũng là yếu tố góp phần làm tăng giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, ngoài thị trường Mỹ, giá bán sản phẩm cá tra tăng đều ở tất cả thị trường.

Thị trường EU giá cá dao động từ 2,9 - 3,45 USD/kg, các thị trường Hà Lan, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha cũng tăng và ổn định so với cùng kỳ năm 2021. Tại thị trường Trung Quốc giá cũng cao hơn hẳn so với năm ngoái, dao động từ 2,4 - 3,25 USD/kg, cùng kỳ năm ngoái ở mức 1,9 - 2,7 USD/kg.

VASEP dự báo: Tình trạng khan hiếm nguyên liệu sẽ còn tiếp tục kéo dài cho tới ít nhất là hết quý 2/2022. Hiện nay, giá cá tra cỡ 0,7 - 0,8 kg/con dao động ở mức 31.000 - 32.500 đồng/kg; cỡ 1 - 1,2 kg/con dao động mức 32.000 - 34.500 đồng/kg. So với cùng kỳ, giá cá tra nguyên liệu đã tăng từ 8.000 - 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái và tăng khoảng 20% so với cuối năm 2021. Dù giá cá nguyên liệu tăng nhưng chi phí thức ăn, con giống, nguyên vật tư đầu vào cũng tăng nhanh không kém.

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 3.2022, diện tích thả nuôi mới cá tra chỉ bằng 94% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thu hoạch đạt 350.000 tấn, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tại một số địa phương chủ lực sản xuất cá tra như Đồng Tháp, diện tích nuôi cá tra cũng chỉ đạt 94,6%; diện tích nuôi cá tra thâm canh của Vĩnh Long giảm gần 23% so với cùng kỳ năm trước.

Tin liên quan

Khảo sát tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, giá cá tra thương phẩm bán ra đang ở mức 29.000-30.000 đồng một kg, trong khi đó hồi đầu năm chỉ 20.000-21.000 đồng.

Ông Thanh, người nuôi cá tra tại Tiền Giang cho biết, vừa xuất bán gần 2 tấn cá tra với giá 30.000 đồng, thu lãi 10 triệu đồng. "Nếu cứ duy trì mức giá trên, vụ năm nay người nuôi lãi khoảng 5.000-6.000 đồng mỗi kg", ông nói.

Trong khi đó, ông Lam, một hộ nuôi khác tính toán vụ này thu lãi 50 triệu đồng khi xuất 10 tấn cá. Tháng tới, sản lượng cá xuất ao của gia đình ông sẽ có thêm 20 tấn.

"Giá cá tra phục hồi giúp nông dân có vốn để tái sản xuất. Ngược lại, nếu giá quay đầu giảm, người dân sẽ gặp rủi ro vì giá thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu cho đời sống khác đều tăng mạnh", ông Lam bộc bạch.

Chế biến cá tra xuất khẩu tại một nhà máy trong Khu công nghiệp ở Cần Thơ. Ảnh: Cửu Long

Giá cá nguyên liệu và thức ăn tăng 10-20% so với năm trước là nguyên nhân chính đẩy giá cá thành phẩm tăng cao. Bên cạnh đó, lãnh đạo một doanh nghiệp thủy sản ở Sóc Trăng cho rằng, hiện các công ty thủy sản vẫn thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào khiến những đơn vị lớn tranh mua... đã đẩy giá cá liên tục đi lên.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - VASEP phân tích thêm, dịch Covid-19 khiến diện tích nuôi bị thu hẹp, sản lượng cá thương phẩm phục vụ xuất khẩu đợt này bị thiếu hụt cũng góp phần đẩy giá lên cao.

Hội này dự báo giá cá tra sẽ tăng tiếp khi cá tra giống đang tăng liên tục từ 18.000-19.000 lên 40.000-45.000 đồng một kg [loại 30 con một kg].

Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang cũng cho rằng, thời gian tới không chỉ giá tăng mà có thể thiếu nguyên liệu phục vụ xuất khẩu khi người nuôi treo ao khoảng 15% diện tích so với năm ngoái vì thua lỗ 3 năm liên tiếp, giá thức ăn tăng, vốn đầu tư thiếu hụt...

Hồng Châu

Sau thời gian giảm xuống mức thấp, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã tăng từ 500-1.000 đồng/kg so với cách nay hơn 2 tuần. Tại TP Cần Thơ và An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… giá cá tra nguyên liệu loại 1 [thịt trắng, cỡ 0,8-1kg/con] hiện ở mức 24.000-25.000 đồng/kg. Theo nhiều doanh nghiệp và hộ nuôi cá tra, với mức giá hiện tại, người nuôi có thể kiếm lời từ 1.000-2.000 đồng/kg cá tra thương phẩm. Giá cá tra nguyên liệu tăng do nhiều đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua phục vụ chế biến khi đầu ra xuất khẩu cá tra tiếp tục khởi sắc. Dự báo, giá cá tra nguyên liệu có nhiều khả năng còn tăng trong thời gian tới.

Trong tháng 3 vừa qua, giá cá tra bất ngờ giảm mạnh. Nhiều người cho rằng đây chỉ là diễn biến tạm thời bởi doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã chủ động nguồn cá nguyên liệu tự nuôi và nuôi liên kết với hộ dân, cộng với lượng hàng trong kho có sẵn, cơ bản đáp ứng hợp đồng xuất khẩu trong những tháng đầu năm, nên doanh nghiệp tạm thời hạn chế thu mua cá…

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam [VASEP], xuất khẩu [XK] cá tra những tháng ...

Cá tra Việt đi trước, đón đầu.

Chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ - Ảnh: C.Q.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn [NN&PTNT], xuất khẩu nông lâm thủy sản trong tháng 4 ước đạt trên 4,8 tỉ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ 2021, tuy nhiên lại giảm 2,6% so với tháng 3-2022.

Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước gần 17,9 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt trên 7,4 tỉ USD [tăng 10,5%], lâm sản chính đạt gần 5,9 tỉ USD [tăng 4,9%], thủy sản ước đạt gần 3,6 tỉ USD [tăng 43,7%],...

Nhóm hàng thủy sản tăng mạnh nhờ xuất khẩu tôm [tăng 38,6%] và đặc biệt là cá tra [tăng 89,6%] so với cùng kỳ 2021.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam [VASEP], sau khi giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long lập đỉnh vào cuối quý 1-2022, giá trung bình xuất khẩu sản phẩm cá tra fillet đông lạnh sang hầu hết các thị trường cũng tăng mạnh. 

Thị trường cá tra thế giới đang có chiều hướng tốt, đơn hàng tăng nhưng cá nguyên liệu đang thiếu.

Theo Tổng cục Thủy sản [Bộ NN&PTNT], hiện nay, giá cá tra cỡ 0,7 - 0,8kg/con dao động ở mức 31.000 - 32.500 đồng/kg, cỡ 1 - 1,2 kg/con dao động mức 32.000 - 34.500 đồng/kg.

Như vậy, so với cùng kỳ năm trước, giá cá tra nguyên liệu đã tăng 8.000 - 10.000 đồng/kg và tăng khoảng 20% so với cuối năm 2021.

Tuy nhiên, tính đến hết tháng 3-2022, diện tích thả nuôi mới cá tra chỉ bằng 94% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thu hoạch đạt 350.000 tấn tăng 8,8% so với cùng kỳ. 

Tại địa phương chủ lực sản xuất cá tra như Đồng Tháp, diện tích nuôi cá tra cũng chỉ đạt 94,6%; diện tích nuôi cá tra thâm canh của Vĩnh Long cũng giảm 22,9% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo tình trạng khan hiếm nguyên liệu sẽ còn tiếp tục kéo dài cho tới ít nhất là hết quý 2-2022.

Theo VASEP, giá cá nguyên liệu tăng mạnh kéo giá cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu trung bình cũng tăng lên mức 3,2 - 3,4 USD/kg.

Trong đó giá xuất khẩu trung bình sang thị trường Mỹ cao nhất và tăng mạnh lên tới hơn 4,5 USD/kg. Đây là mức giá cao hơn cả mức đỉnh của năm 2019.

Các lô hàng cá tra chế biến và được vận chuyển đi Mỹ trong thời gian này chủ yếu là fillet cá tra đông lạnh cỡ lớn, trong khi cá thương phẩm đông lạnh cỡ nhỏ và vừa đang thiếu hụt.

Giá cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu trung bình đi thị trường Trung Quốc cũng cao hơn hẳn so với năm ngoái, dao động 2,4 - 3,25 USD/kg [cùng kỳ năm ngoái ở mức 1,9 - 2,7 USD/kg].

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang xuất khẩu sản phẩm cá tra nguyên con/cắt xẻ bướm đông lạnh, bao tử cá tra đông lạnh, bong bóng cá tra khô, cá tra nguyên con bỏ nội tạng đông lạnh,... sang Trung Quốc.

Giá fillet cá đông lạnh xuất khẩu đi EU cũng khả quan, dao động 2,9 - 3,45 USD/kg. Trong đó, giá xuất khẩu đi thị trường Hà Lan, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha cũng tăng và ổn định so với cùng kỳ năm 2021.

LÊ NGỌC LIÊN - C. TUỆ

Video liên quan

Chủ Đề