Giá kỳ đà thịt 2023

Vốn đầu tư ít, thu lãi nhiều, dễ nuôi, hiện nghề nuôi kỳ đà ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường [Vĩnh Phúc] đang đầy triển vọng phát triển.

Kỳ đà là loài động vật hoang dã không nằm trong danh mục cấm khai thác, do sức hấp dẫn của các món ăn chế biến từ thịt và trứng kỳ đà cũng như bộ da và đặc biệt là túi mật nên số lượng kỳ đà ngoài tự nhiên bị cạn kiệt do con người săn bắt quá nhiều.

Nhận thấy giá trị kinh tế từ nuôi kỳ đà, nhiều người dân trong xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường đã đưa con kỳ đà vào nuôi. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư nuôi với quy mô lớn, cho thu lãi cả trăm triệu đồng/năm.

Hiện nghề đang lan mạnh ra các địa phương như Yên Lập, thị trấn Thổ Tang [Vĩnh Tường]. Ông Phạm Văn Lịch, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Vĩnh Sơn cho biết, trung bình mỗi lứa, gia đình ông nuôi khoảng 100 con, với giá 400.000 đồng/kg thịt thương phẩm, trừ chi phí mỗi vụ gia đình ông thu lãi gần 60 triệu đồng. Kỳ đà dễ nuôi, vốn ít, lời cao, có thể tận dụng diện nhỏ để nuôi.

Nuôi kỳ đà ít lo lắng chuyện dịch bệnh, kỹ thuật nuôi không khó. Thức ăn đơn giản chỉ là cóc, ếch nhái, gà vịt, tôm cá, thịt lợn, thịt động vật loại nhỏ... giúp chúng lớn nhanh và cũng chính là thuốc phòng ngừa bệnh táo bón. Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột da.

Kỳ đà tuy dễ nuôi nhưng không thể nuôi quanh năm vì chúng không chịu được lạnh. Trong thời tiết lạnh, kỳ đà không chịu ăn, dễ mắc bệnh và chết. Vì vậy, mỗi năm người dân chỉ nuôi được một lứa, bắt đầu nuôi từ đầu tháng 4, sau 3-4 tháng khi trọng lượng gấp 2-3 lần [khoảng 3-3,5kg] thì xuất bán.

Nuôi kỳ đà cần phải chú ý đảm bảo vệ sinh chuồng trại, không để nguồn nước uống của chúng bị nhiễm bẩn vì kỳ đà dễ mắc một số bệnh như viêm ngoài da, táo bón, tiêu chảy, ký sinh trùng đường ruột, ký sinh trùng ngoài da.

Ông Hạ Văn Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Sơn cho biết, xã Vĩnh Sơn đã thu hút được 50% hộ nuôi kỳ đà, mỗi năm nhập hàng chục tỷ đồng.

Hiện thịt kỳ đà rất được ưa chuộng trong các nhà hàng, khách sạn và không đủ cung cấp cho thị trường. Xã đang khuyến khích người dân phát triển mạnh việc nuôi kỳ đà để tạo vùng hàng hóa lớn, mở rộng thị trường tiêu thụ./.

Cuộc khủng hoảng ngũ cốc trên thị trường thế giới có thể xảy ra do xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, Ấn Độ và Nga sụt giảm. Các chuyên gia dự đoán của cuộc khủng hoảng lương thực sẽ bắt đầu vào năm 2023.

Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế [IGC] dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới [lúa mì và ngũ cốc thô] năm 2021/22 tăng 3 triệu tấn mỗi tháng, lên mức kỷ lục 2,3 tỷ tấn, chủ yếu do hiện đại hóa trong trồng ngô.

Theo IGC, sản lượng lúa mì, ngô và hạt bo bo giảm sẽ làm giảm tổng sản lượng ngũ cốc toàn cầu vụ 2022/23 xuống còn 2.251 triệu tấn, tức giảm 40 triệu tấn so với năm trước. Tiêu thụ thức ăn chăn nuôi giảm bởi giá cao và nhu cầu giảm, tổng lượng tiêu thụ sẽ giảm 8 triệu tấn xuống còn 2,27 tỷ tấn, đây là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2015/2016. Thương mại thế giới sẽ giảm 3% xuống 404 triệu tấn, chủ yếu do khối lượng ngô và lúa mạch giảm.

Các nước xuất khẩu chính

Nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất trên thế giới là Nga và Ukraine. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc [FAO] ước tính, trước khi bắt đầu xung đột ở Ukraine, 2 nước này chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu của thế giới. Ông Mark Savichenko, chuyên gia phân tích tại Ivolga Capital, nhận xét: Khu vực Biển Đen thậm chí còn được gọi là “giỏ bánh mì của châu Âu”.

Hiện nay, do các cảng Azov và Biển Đen bị phong tỏa, không thể xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Vào tháng 3/2022, Nga đã cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước EAEU cho đến ngày 30/6/2022. Các nhà chức trách liên bang Nga giải thích quyết định này là do nhu cầu đảm bảo an ninh của Liên bang Nga và đảm bảo hoạt động của ngành công nghiệp nước này.

Theo thông tin từ báo chí, quyết định cấm xuất khẩu ngũ cốc của Liên bang Nga nhằm ngăn chặn xuất khẩu ngũ cốc sang các nước thành viên EAEU. Từ đầu năm 2022 cho đến thời điểm lệnh cấm, lượng ngũ cốc xuất khẩu từ Nga sang các nước EAEU đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu được xuất khẩu sang Kazakhstan [kể từ tháng 7/2021, nước này đã nhập khẩu 2,5 triệu tấn ngũ cốc]. Các chuyên gia cho biết nước này nhập khẩu để tái xuất khẩu do chênh lệch về giá ngũ cốc.

Kazakhstan không đồng ý với các quy định do Nga áp đặt, nghi ngờ Liên bang Nga phân biệt đối xử và đáp lại Kazakhstan cũng đưa ra hạn ngạch xuất khẩu lúa mì và bột mì. Người đứng đầu IKAR, Dmitry Rylko, giải thích: sự không hài lòng của Kazakhstan có liên quan đến thực tế là Nga vẫn xuất khẩu ngũ cốc sang Belarus, sang các nước thứ ba – nhưng với họ thì không.

Hiện nay, do lo ngại việc tái xuất khẩu, Nga đang thúc đẩy tất cả các thành viên EAEU áp đặt hạn ngạch và thuế đối với xuất khẩu ngũ cốc, đồng thời cũng đang xem xét hạn chế nguồn cung. Kazakhstan vẫn phản đối vì họ quan tâm đến tái xuất khẩu ra nước ngoài.

Ấn Độ hạn chế xuất khẩu ngũ cốc

Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, thị trường ngũ cốc thế giới ngày càng thiếu trầm trọng hơn do Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu lúa mì, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Theo Bloomberg, các nước hy vọng rằng Ấn Độ có thể thay thế Ukraine về nguồn cung lúa mì và tin rằng năm 2022-2023, nguồn cung lúa mì từ Ấn Độ sẽ đạt mức kỷ lục 10 triệu tấn.

Gạo cũng có thể bị cấm xuất khẩu

Truyền thông gần đây đưa tin rằng các nhà chức trách Ấn Độ có thể xem xét hạn chế xuất khẩu gạo để đảm bảo đủ nguồn cung trong nước và ngăn chặn đà tăng giá. Ấn Độ là nhà sản xuất gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc và đã xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia.

Khủng hoảng lương thực có thể xảy ra sớm nhất là vào mùa đông năm 2023

Việc tăng giá ngũ cốc ảnh hưởng đến giá các lương thực khác, và trên hết là giá thịt gia cầm và thịt lợn, những thứ phụ thuộc vào giá thức ăn chăn nuôi. Việc Nga và Ukraine giảm xuất khẩu các mặt hàng này sẽ dẫn đến việc tăng giá các sản phẩm chăn nuôi trong thời gian dài, giá có thể tăng từ 3-10%.

Alexander Potavin, nhà phân tích hàng đầu tại FG Finam cho biết vấn đề đe dọa việc tăng giá lương thực, đặc biệt là đối với các gia đình nghèo, đang được thảo luận sôi nổi ở EU. Đã có báo cáo về việc hạn chế bán dầu thực vật ở các nước châu Âu. Trong bối cảnh đó, các phương tiện truyền thông đưa tin về nỗ lực của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhằm đồng ý dỡ bỏ lệnh phong tỏa xuất khẩu ngũ cốc bằng đường biển từ Ukraine để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với phân bón kali từ Nga và Belarus.

Nhà phân tích thị trường hàng hóa Oksana Lukicheva của Otkritie Investments dự đoán giá lúa mì trong vụ mới bắt đầu vào tháng 6/2022 sẽ vẫn ở mức cao. Theo bà, cuộc khủng hoảng thiếu hụt lớn lương thực có thể xảy ra sớm nhất là vào mùa đông năm 2023 khi thu hoạch ngũ cốc trên thế giới giảm đáng kể, cũng như sự khó khăn trong chuỗi cung ứng. Trong trường hợp này, an ninh lương thực sẽ có nguy cơ xảy ra ở các quốc gia châu Phi, châu Á và Trung Đông, vốn là những nhà nhập khẩu chủ yếu của khu vực Biển Đen.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà phân tích đều tin rằng sẽ có cuộc khủng hoảng lương thực. Ông Arkady Zlochevsky – chủ tịch Hiệp hội ngũ cốc của Nga cho rằng cuộc khủng hoảng lương thực có thể xảy ra trên thế giới sẽ chỉ liên quan đến giá lương thực tăng. Đồng thời, sự thiếu hụt nguồn cung không lớn, ngay cả khi Nga, Ukraine và Ấn Độ hạn chế xuất khẩu ngũ cốc. Theo ông, Nga có kế hoạch sẽ xuất khẩu 40 triệu tấn ngũ cốc ra thị trường thế giới. Ukraine sẽ xuất khẩu lúa mì bằng đường bộ và Ấn Độ có khả năng sẽ tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc.

Ông Andrey Sizov – chủ tịch Sovecon, cho rằng cuộc khủng hoảng lương thực đã thực sự diễn ra trong vài năm nay, số người đói đã tăng 38 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến sẽ tiếp tục tăng tương tự trong năm nay. Xuất khẩu ngũ cốc của Nga có tầm quan trọng lớn đối với thế giới, đặc biệt là lúa mì. Theo ước tính chiếm hơn 20% xuất khẩu lúa mì của thế giới, đơn giản là sẽ không thể thay thế nếu Nga quyết định ngừng xuất khẩu, khi đó giá sẽ tiếp tục tăng so với mức kỷ lục hiện tại và số người đói trên thế giới sẽ tăng mạnh, không phải hàng chục triệu mà là hàng trăm triệu người.

THUỶ CHUNG [Theo The Pig site]

Trung tâm TTCN&TM

Để lại comment của bạn

Chủ Đề