Giá trị nhân đạo của truyện cổ tích thần kỳ

Một sáng tác văn học muốn được lưu lại trong tâm thức người đọc thì nhất định đó phải là một tác phẩm mang nội dung ý nghĩa sâu sắc. Có lẽ vì thế mà những sáng tác từ nghìn năm trước của cha ông ta vẫn luôn được thế hệ sau đón nhận. Chúng ta tìm thấy trong đó tính nhân văn đậm đà, hơi thở của dân tộc, của thời đại vẫn thấm đẫm trên từng trang sách, nó góp phần làm nên những giá trị cao đẹp trong tâm hồn người Việt.

Thuật ngữ "Nhân văn" cần được hiểu theo ý nghĩa của từng từ tố: "Nhân" là người, là đặc trưng, bản chất con người, "văn" là vẻ đẹp văn hóa, văn minh. "Nhân văn" có thể hiểu là những giá trị đẹp đẽ của con người. Một tác phẩm văn học có tính nhân văn là tác phẩm thể hiện con người với những nét đẹp tinh thần như trí tuệ, tình cảm, tâm hồn, phẩm cách...Tác phẩm đó hướng đến khẳng định, đề cao vẻ đẹp của con người.

Tính nhân văn được xem là cảm hứng sáng tác trong văn học ở rất nhiều đề tài, thể loại khác nhau. Trong bài viết này, người viết chỉ xin đi sâu tìm hiểu đôi nét về tính nhân văn qua hai câu truyện cổ tích trong văn học 6 "Thạch Sanh" và "Sọ Dừa".

1.  Khát vọng công lí

Dựng xây một cuộc sống hạnh phúc, đi tìm lại lẽ công bằng cho những con người có số phận bất hạnh là khát vọng bao đời của nhân dân ta. Nhân vật Thạch Sanh sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu bé hiền lành có nhiều tài năng, nhiều phép lạ nhưng sống đơn độc trong túp lều nhỏ dưới gốc đa. Tưởng rằng cuộc sống của cậu cứ bình yên trôi qua, nhưng từ lúc gặp Lí Thông thì sóng gió nổi lên dồn dập. Cậu liên tục phải đối mặt với những thử thách một mất một còn. Gặp chằn tinh, gặp đại bàng, đối diện với dã tâm của người anh em kết nghĩa hay sự ganh ghét của các hoàng tử mười tám nước chư hầu, Thạch Sanh vẫn thể hiện khí phách của một người dũng sỹ. Chàng không lấy oán trả oán mà ngược lại "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo" [trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi]. Với tinh thần đó, Thạch Sanh đã gặt hái vô số chiến công và thu phục nhân tâm của biết bao người. Chân lí nằm ở lẽ phải. Vì lẽ đó, người hiền sẽ được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác dĩ nhiên sẽ gặp sự trừng phạt.

Nhân vật Sọ Dừa vừa lúc lọt lòng mẹ đã mang hình hài vô cùng quái dị. Cậu không chân, không tay, mình tròn lông lốc. Người mẹ bất hạnh nhìn đứa con mà tủi phận mình. Nhưng lẽ đời vốn công bằng. Dù dị hình dị dạng, cậu bé sớm ý thức được trách nhiệm của bản thân. Không ngại khó, ngày ngày cậu chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Hạnh phúc cũng đến với mẹ con cậu khi cậu được trở lại làm người bình thường, đỗ trạng nguyên và được cưới cô Út xinh đẹp, đoan trang về làm vợ. "Ở hiền thì lại gặp hiền/Người ngay thì gặp người tiên độ trì" [Chuyện cổ nước tôi - Lâm Thị Mỹ Dạ] là mơ ước muôn đời về lẽ công bằng của nhân dân ta.

2.  Ngợi ca tình nghĩa, đạo lí làm người

Nét đẹp tâm hồn in dấu bất chấp sự khắc nghiệt của thời gian là tình cảm, thái độ cư xử giữa người với người. Là nghĩa tình làng xóm, là đạo lí phu thê, là tình anh em dòng tộc. Chúng ta tìm thấy trong truyện "Thạch Sanh" sợi dây tình cảm bền chặt trong mối lương duyên cảm động giữa chàng dũng sĩ Thạch Sanh và nàng công chúa xinh đẹp. Không phải ngẫu nhiên mà từ khi được Thạch Sanh cứu sống rồi trở về cung vua, công chúa lại bị câm. Nỗi oan của Thạch Sanh nếu không có sự góp mặt của công chúa thì khó lòng được gỡ bỏ. Tiếng đàn thần kỳ như lời trần tình đầy cay đắng, xót xa có sức mạnh lay động lòng người, nó may mắn được công chúa đón nhận. Có duyên ắt có nợ, phải chăng mối lương duyên của Thạch Sanh và công chúa xuất phát từ món nợ ân nghĩa, từ sự trân trọng đạo lí làm người?

Với truyện "Sọ Dừa", để có được hạnh phúc, đôi vợ chồng cũng phải vượt qua nhiều thử thách, khó khăn. Vẻ đẹp trong con người họ tỏa sáng qua tấm chân tình mà họ dành cho nhau. Gặp gỡ trong tình huống trớ trêu: cô Út xinh đẹp, con nhà phú ông; còn Sọ Dừa sống nghèo khổ bằng nghề làm thuê, lại dị hình dị dạng. Bất chấp hoàn cảnh, bất chấp ngoại hình xấu xí, tình yêu vẫn nở hoa. Tình yêu thương chân thành và sự thăng hoa của hạnh phúc là chất xúc tác giúp Sọ Dừa thay đổi. Chàng trở thành một chàng trai thông minh, khôi ngô trước sự bỡ ngỡ, ngạc nhiên của bao người.

Đến với thế giới cổ tích, thế giới của những giấc mơ, nhưng ta không chỉ được mơ mà còn học được cho mình nghĩa tình và đạo lí làm người mà người xưa gửi gắm qua những phép màu. Sống chân thành, sống lương thiện, không mang nặng mối thù hằn mà nhẹ nhàng cho đi, nhẹ nhàng thứ tha để có thể ngước mắt lên bầu trời với cái nhìn sáng trong, ấm áp.

3.  Cái nhìn khoan dung đối với con người

Truyện cổ tích thường chỉ có hai tuyến nhân vật: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Bên cạnh tuyến nhân vật chính diện mang phẩm chất tốt đẹp thì nhân vật phản diện lại đại diện cho các xấu và cái ác. Chúng ta phẫn nộ trước hành động lừa lọc, xảo trá, bất nhân, bất nghĩa, bất chấp đạo lí làm người mà Lí Thông đã làm cho người em kết nghĩa. Mặc dù bị mẹ con Lí Thông năm lần bảy lượt tìm cách hãm hại, nhưng Thạch Sanh vẫn không oán hận, mà xin tha chết cho họ. Rồi quân sĩ mười tám nước chư hầu, vì ganh ghét mà đem quân sang gây chiến. Bằng tài năng của mình, chàng khiến cho tất cả phải tâm phục khẩu phục. Một lần nữa, dũng sĩ họ Thạch lại thể hiện tấm lòng khoan dung, độ lượng hiếm có. Chàng không những tha chết mà còn khoản đãi những người trước vốn là kẻ thù. Chính bản chất lương thiện đó đã giúp Thạch Sanh nhận được hạnh phúc lớn lao của đời mình.

Hai cô chị trong truyện cổ tích "Sọ Dừa" cũng là những kẻ vô cùng độc ác. Vì lòng tham, họ bất chấp tình nghĩa chị em ruột thịt để đẩy cô em út vào chỗ chết hòng chiếm giữ hạnh phúc mà cô Út vất vả mới có được. Họ trâng tráo, hãnh diện với cái niềm hạnh phúc mà họ nghĩ đã chắc chắn nằm trong tầm tay mình. Nhưng cô Út vẫn bình yên trở về. Hai vợ chồng cô Út không vì thế mà trừng phạt họ, ngược lại, họ cư xử vô cùng độ lượng. Hai cô chị chỉ vì xấu hổ mà tự trừng phạt mình, bỏ đi biệt xứ. Sự khoan dung, độ lượng là dấu hiện rõ nét thể hiện tinh thần nhân văn cao quý trong tâm hồn người Việt. Nó là động lực giúp mỗi chúng ta ngày càng hướng thiện hơn.

Có thể khẳng định rằng, tinh thần nhân văn trong truyện cổ tích là ước mơ, khát vọng bao đời mà nhân dân ta muốn gửi gắm. Chất nhân văn qua từng tác phẩm là cây cầu nối nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn biết bao thế hệ xưa, nay và mai sau. Bởi vậy, những câu truyện cổ dù có lai lịch từ rất xưa nhưng  đến hôm nay, mỗi khi đọc lại chúng ta vẫn thấy thấm thía bởi vẻ đẹp nồng hậu, giản dị toát lên từng trang sách.                                                                                                

Hồ Thị Bích Lài

Giáo viên trường THCS Duy Ninh - h.Quảng Ninh - t.Quảng Bình

                               

                            

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ TRIẾT LÝ SỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA TRUYỆN CỔ TÍCH A. NỘI DUNG KIẾN THỨC. I. Sơ lược về truyện cổ tích. 1. Khái niệm: Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. 2. Phân loại: - Truyện cổ tích về loài vật: Giải thích các hiện tượng của thể giới loài vật theo cách dân gian - Truyện cổ tich thần kỳ: Có sự xuất hiện đậm nét các yếu tố thần kỳ và thường kết thúc theo mong muốn , chủ yếu tập trung phản ánh ước mơ, nguyện vọng, lý tưởng xã hội của nhân dân. - Truyện cổ tích sinh hoạt phản ánh cuộc sống đời thường, chân thực, gần gũi đề cao đạo đức, lí trí, tinh thần thực tế. Yếu tố kì ảo nhạt hơn chủ yếu để tô đậm hiện thực hơn là trình bày mơ ước. 3. Hoàn cảnh ra đời và phát triển của truyện cổ tích: Truyện cổ tích là một thể loại thuộc hệ thống truyện dân gian ra đời từ thời cổ đại co mầm mống manh nha từ thể loại thần thoại đi qua truyền thuyết và nở rộ trong thời kỳ hình thành và phát triển của xã hội phong kiến, thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy cùng với sự xuất hiện mô hình gia đình riêng rẽ và sự phân chia giai cấp đầu tiên trong xã hội. Truyện đã đi vào phản ánh và lý giải những vấn đề mới nảy sinh nhưng đã có tính phổ biến, nhất là những xung đột gay gắt giữa người và người trong gia đình và ngoài xã hội trên cơ sở một trình độ nhân thức tiến bộ hơn so với các thời đại trước. 4. Giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích: Dù giữa các tiểu loại vẫn có nét khu biệt nhưng nhìn chung TCT vẫn là một sự phản ánh toàn diện đời sống xã hội, phản ánh bằng quy luật thẩm mỹ sức sống của tâm hồn, tình cảm cũng như của tư tưởng dân tộc Việt Nam. TCT trước hết là hình ảnh chân thực về hương đất nước về lối sống, những phong tục tập quán, những nét đẹp văn hóa trong đời sống của người Việt. Từ những cảnh đẹp, những danh thắng nổi tiếng đến không gian làng xóm thân thuộc, những cây cỏ, giống vật gần gũi...tất cả đã đi vào truyện cổ tích một cách hài hòa tự nhiên, đem lại cho truyện một không khí êm dịu rất đỗi thân quen. Và như thế, tính xác thực của truyện cổ tích đã tạo ra 1 một sức hấp dẫn lớn đúng như nguyện vọng của người nghệ sĩ dân gian. Truyện cổ tích Việt-nam thường gắn bó chặt chẽ với đất nước và con người Việt-nam trên rất nhiều chặng đường lịch sử, nó tô điểm cho đất nước và con người thêm ý nhị, truyền vào cho đất nước và con người sức sống của nhiều thế hệ quá khứ kết tinh lại. Song điểm cốt yếu nhất của nội dung truyện cổ tích là quá trình phản ánh chân thực mà sâu sắc tất cả những vấn đề bức thiết nhất của đời sống xã hội thời phong kiến.Bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động, truyện cổ tích đã trình bày những vấn đề mới nảy sinh của của xã hội có giai cấp và thể hiện rõ quan điểm của nhân dân về công lý xã hội, về đạo đức, nhân sinh. Truyện cổ tích phản ánh đời sống nhân dân, đồng thời phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan của người lao động. Nó phản ánh hiện thực và khát vọng cải tạo hiện thực, nó tố cáo những bất công trong xã hội và cổ vũ nhân dân đấu tranh xây dựng cuộc sống mới công bằng hơn, nhân đạo hơn. Mặt khác, thông qua quy luật thẩm mỹ, đây cũng là những tia hồi quang soi rõ vẻ đẹp và sức sống của tâm hồn, tình cảm, trí tuệ dân gian Việt Nam. Truyện cổ tích đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của trí tuệ và tâm hồn dân gian tràn đầy tinh thần lạc quan và chủ nghĩa nhân đạo. Song điều kì diệu đặc biệt làm nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích là là những nội dung triết lý sấu sắc và thẫm đẫm tình người ấy lại được thể hiện bởi những hình thức có tính nghệ thuật cao với những hình tượng sinh động, kết cấu hài hòa có tầm khái quát lớn. Nhất là với sự xuất hiện của yếu tố thần kỳ, những nỗi đau của cá nhân trong xã hội có giai cấp đã không chuyển hẳn thành bi kịch mà trái lại đã trở thành những ước mơ lành mạnh, lạc quan đầy sức sống. Và chính nét huyền hoặc kỳ thú đó đã làm nên sức hấp dẫn kỳ diệu nhất của truyện cổ tích từ muôn đời nay. II. TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ TRIẾT LÝ SỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA TRUYỆN CỔ TÍCH 1. Thế giới tình yêu thương trong truyện cổ tích. Tác phẩm văn chương trong khi không nhằm chuyển tải thông tin, chuyên chở kiến thức lại làm cho ta hiểu về con người, về lòng tin, về phong tục, thổ ngơi, lịch sử, thời tiết, mùa màng… còn sâu hơn cả những sách chuyên đề.Nghĩa là cái nó mang đến cho ta không phải là những hình dung, những sự khái quát, tổng hợp thô cứng về đời sống mà chính là những thấu hiểu, những ám ảnh, những lay động tâm hồn và nhân cách về những bức tranh đời sông có hình săc, có chiều sâu. Cơ quan nhi đồng của Liên hiệp quốc có thể thống kê về số trẻ con được sinh ra trong một năm nào đó ở một nơi nào đó ở Phi châu, số trẻ con đau yếu, được chữa bệnh hoặc không được chữa, chế độ dinh dưỡng của chúng, được đến trường, học nghề hay đi cuốc đất. Đọc những bài viết tỉ mỉ đó, bạn không biết một đứa trẻ khi làm vỡ một cái bát nó có bị đòn hay không; miếng thịt hiếm hoi trong bữa cơm gia đình vào miệng người cha hay đứa con ốm yếu nhất; khi buồn khổ đứa nhỏ úp đầu vào lòng mẹ hay đến ngồi bên một gốc cây; nó mơ những gì và kể giấc mơ của nó cho một cái tượng gỗ, đứa em gái hay là những ngôi sao? Nhà xã hội học có thể cung cấp cho bạn trăm nghìn con số tiêu biểu cho trẻ con ở Phi châu, nhưng qua 2 những con số đó bạn không nhìn thấy một gương mặt, một kiếp sống, một hy vọng nào. Bức tranh càng tiêu biểu, thì cây cỏ trong đó càng mờ nhạt. Nhà văn, trái lại, không biết những con số. Anh ta có một câu chuyện về một đứa bé và một nỗi buồn không đếm được bằng số. Anh ta thức đêm đốt đèn để viết câu chuyện ấy ra, không biết để làm gì, nhưng đã kí thác vào đó bao nỗi niền trắc ẩn thẳm sâu như thể không đành. Như thế, tác phẩm văn học là sự thể hiện những nhận thức và rung cảm của nhà văn về cuộc sống, mà tâm điểm chính là tấm lòng yêu thương trân trọng yêu thương sâu sắc mà tác giả dành cho con người. Nhất là ở truyện cổ tích, ở những câu chuyện đã đồng hành, san sẻ cùng người lao động những bi kịch đầu tiên của xã hội có sự phân chia giai cấp, của những bất bình đẳng trong xã hội phong kiến, tiếng nói yêu thương, cảm thông thực sự đã làm nên mạch nguồn nhân văn bất tận trong văn học dân gian. Truyện cổ tích là truyện của người dân lao động, hướng về nhân dân và là người trọng tài thiên vị của nhân dân nên đối tượng đầu tiên và chủ yếu mà tác giả cổ tích hết sức đề cao, bênh vực là những con người nghèo khổ bất hạnh, những con người dưới đáy xã hội: những em bé mồ côi, những anh chàng nghèo khổ… và người phụ nữ bị hất khỏi địa vị độc tôn của chế độ mẫu quyền thời nguyên thủy xuống hàng thứ yếu trong xã hội mẫu quyền thời phong kiến. Các truyện đã mô tả đến mức triệt để những gì nhân vật phải chịu đựng và chỉ ra bằng hình tượng nghệ thuật những thủ đoạn ức hiếp của các lực lượng tàn ác, những nguyên nhân xã hội làm cho các nhân vật phải chịu nhiều đau khổ oan trái. Đây là bản cáo trạng xã hội đầu tiên chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc đánh thức sự đồng cảm và tình giai cấp tự nhiên biểu hiện giá trị hiện thực sâu sắc của truyện cổ tích. Thế nhưng bất chấp địa vị thấp bé và số phận tủi cực của những người nghèo khổ, trong truyện cổ tích, những cuộc đời bé nhỏ ấy là niềm tin, là niềm thương mến của nhân dân, họ mang trong mình những phẩm chất cao quý là hiện thân cao đẹp của đạo đức nhân dân. Không chỉ thế, họ còn là nơi tiểm ẩn những sức mạnh, những vẻ đẹp kỳ diệu và bất ngờ của trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí bất khuất… Biết bao yêu thương và hy vọng của nhân dân cháy lên từ cuộc sống bất công thực tại đã gửi vào những nhân vật yêu thương ấy như niêm tin mãnh liệt vào sức sống của điều thiện, của chính nghĩa.Tình thương yêu và trân trọng giá trị con người trong truyện cổ tích qua đó cũng thấm đẫm tinh thần dân chủ rất sâu sắc và tích cực. Cũng chính vì lẽ đó nên với một thái độ ủng hộ ngấm ngầm nhưng quyết liệt, các tác giả dân gian đã thể hiện cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hôi phong kiến theo quan điểm của mình là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Để có được hạnh phúc, những con người nghèo khổ nhưng rất thông minh và giùa lòng nhân hậu ấy phải đấu tranh kiên cường chống lại các thế lực bạo tàn mà đại biểu là bọn người giàu có, xảo quyệt. Cuộc đấu tranh ấy trải qua nhiều cam go, thử thách nhưng cuối cùng dưới sức manh chính nghĩa, những con người đại diện cho cái thiện cũng luôn luôn chiến thắng. Sự tham gia trợ giúp của yếu tố kỳ diệu như là sự đảm bảo chắc chắn cho thắng lợi cuối cùng của điều thiện. Ta hiểu rằng, đằng sau luỹ tre làng yên tĩnh luôn ấp ủ bao mơ ước lãng mạn và kì 3 diệu của người nghèo, truyện cổ tích đã tạo hình cho những mơ ước đó và nuôi nó sống động trong những câu chuyện kể. Nhân dân lao động khi để cho những con người nghèo khổ, dưới đáy xã hội vươn lên giành chiến thắng trước các thế lực tàn ác đã thể hiện một niềm tin bất diệt vào sức mạnh của con người, vào chính nghĩa của dân gian. Bao nhiêu khổ đau vùi dập là bấy nhiêu mơ ước, khát vọng hướng về một cuộc sống công bằng hơn tốt đẹp hơn. Đặc biệt,tác giả dân gian luôn tin vào bản chất tốt đẹp của con người, luôn đề cao các mối quan hệ cao quý đậm chất nhân văn giữa con người: tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu đôi lứa son sắt, tình bạn bè keo sơn, sự hy sinh cao cả vì đồng loại. Nhất là ở nhóm truyện về đề tài tình yêu đôi lứa. Hầu hết những câu chuyện là tiếng nói mạnh mẽ, dũng cảm của những đôi trai gái đấu tranh cho tự do yêu đương . Người đọc cảm thấy ở đó giá trị nhân bản sâu sắc bởi tất cả đều xuất phát từ tình yêu, lòng trân trọng con người. Ở văn hóa dân gian, tinh thần nhân ái là lẽ sống rất tha thiết gắn bó bền chặt tình cảm, đượm tình người. Những câu chuyện thấm đẫm tình người ấy như đã dệt nên chất thơ hồn nhiên tươi mới bồi đắp tâm hồn dân tộc. Chính từ ngục tù u tối của những đè nén, vùi dập, con người đã không ngừng lớn mạnh, tỏa sáng với những vẻ đẹp được nuôi dưỡng bởi tinh thần nhân văn cao cả của người lao động. Cũng như truyện cổ tích của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, truyện cổ tích Việt-nam sản sinh trong sinh hoạt của dân tộc, nhất là trong những môi trường gần gũi với cuộc sống thực tiễn, ở đó phẩm cách của dân tộc được bộc lộ một cách trọn vẹn qua hoạt động sáng tạo của lớp người đông đảo nhất và cũng giàu sức sống nhất. Thấm nhuần lòng yêu thiên nhiên xứ sở và tinh thần nhân đạo, nội dung truyện cổ tích hướng con người đến lý tưởng đấu tranh vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đâycũng là niềm mơ ước chung của nhân loại từ bao nhiêu đời nay. Bởi lẽ “Truyện cổ tích là truyện của lòng thương người, là nơi lắng đọng tinh thần nhân văn muôn thuở… Trong đau khổ và nước mắt, tác giả cổ tích vẫn mỉm cười dìu dắt nhân loại vượt qua trăm ngàn gian khổ, đến với ánh sáng lạc quan. Từ trong chết chóc, tác giả dân gian cầm tay dắt loài người đến với sự sống, đến với cái thiện… Cổ tích là tiếng thét căm giận trước bất công và là tiếng hô hào yêu thương trong bình đẳng” [Eleazar Moisevich Meletinski]. 2. Chất triết lý trong truyện cổ tích: Ở bất kỳ dân tộc nào, khi chưa có sự xuất hiện của triết học với tư cách là những học thuyết về các nguyên lý chung và các quy luật của thế giới thì văn học dân gian là phương tiện hiệu quả nhất chuyên chở những quan niệm, triết lý nguyên sơ nhất của con người thưở xa xưa. Triết lý nhân sinh là tầng nghĩa sâu sắc nhất của tác phẩm văn học thể hiện một cách cô gọn những khám phá, nhận thức biểu hiện thành quan niệm khái quát của nhà văn về các vấn đề nhân sinh và xã hội. Chất triết lý trong tác phẩm là sự in dấu của một trí tuệ vô cùng nhạy bén và sắc sảo của nhà văn về những vấn đề thiết thân, phổ quát của con người trong cõi nhân gian làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm. Song điều cần nói là kho tàng triết lý của loài người nằm trong các tác phẩm văn học nhiều hơn 4 trong những cuốn sách triết. Nhưng triết trong văn học lại không có tính hệ thống, không khẳng định, nó bàng bạc giữa có và không, và nó tùy thuộc rất nhiều vào người đọc và cũng bởi thế nên ở đây triết học và nghệ thuật đã nâng cánh cho nhau cùng bay lên trong niềm hân hoan cảm thụ của muôn người. Tiếp thu tinh hoa của trí tuệ dân gian qua các thời kỳ trước kết hợp với những nhận thức về thực tiễn đời sống xã hội thời phong kiến, triết lý trong truyện cổ tích xoay quanh những vấn đề như sự tồn tại của con người và nhân bản, về các mối quan hệ giữa người với người trong đời sống. Trong sự vận động và giao lưu văn hóa, tư tưởng của người bình dân trong truyện cổ tích không thể không có những ảnh hưởng nhất định từ các tôn giáo khác ngoài tín ngưỡng dân gian nhưng điều đáng nói là tất cả nhứng sự ảnh hưởng đó đều đã thẩm thấu qua trí tuệ và tâm lý dân gian nên vẫn rất tự nhiên, gần gũi và mang đậm tinh thần Việt. Và qua đó, ta thấy được giá trị chân lý, giá trị nhân văn của tư tưởng triết lý dân gian. Truyện cổ tích được thừa hưởng một vũ trụ quan phong phú do người nguyên thủy để lại trong các thần thoại. Đó là thế giới vạn vật hữu linh, người - trời tương thông, mọi vật tuần hoàn theo vòng quay luân hồi và luôn luôn tồn tại một thế giới vĩnh hằng bất tử vượt thoát ra ngoài mọi lẽ thường tình của nhân gian. Xác thịt con người cũng như cỏ cây động vật là chỗ trú ngụ của linh hồn. Nhưng khác với vẻ hồn nhiên của thần thoại, người ta đem tôn ti trật tự mới có của xã hội loài người áp dụng vào xã hội vốn tự do bình đẳng của thần. Người ta sắp đặt thứ bậc ma quỷ thần thánh, phân tuyến cho họ theo những chuẩn mực đạo đức của con người. Ngoài cõi trần, chủ yếu còn ba cõi nữa là cõi trời, cõi nước và cõi âm. Mỗi cõi đều có vua quan, có dân chúng, có kẻ giàu sang, có người nghèo hèn. Cõi trần không phải là chỗ ở riêng của người và vật mà còn là nơi trú ngụ hoặc chỗ đi về của thần tiên, ma quỷ.Thần tiên, ma quỷ, v.v... cũng có phân biệt thiện và ác: có hạng đáng thương, có hạng đáng ghét, có hạng đáng tôn thờ, có hạng đáng sợ. Phần nhiều họ cũng chung cảnh vinh nhục sướng khổ như người. Cái nhìn của người bình dân về sức mạnh thần linh cũng đã thay đổi. Các bậc siêu nhiên luôn thấu hiểu, soi tỏ mọi việc của cõi trần và có thể dùng sức mạnh thần tiên để thay đổi mọi việc nhưng điều đó cũng không còn là vạn năng trong truyện cổ tích. Vũ trụ quan tự phát của nhân dân kết hợp vơi những biến chuyển mới trong nhận thức và tư duy người xưa đã chuyển hóa thành một vũ trụ quan mới trong tưởng tượng của dân chúng. Hệ thống những quan niệm có tính thần bí ấy về vũ trụ là sản phẩm của một kiểu tư duy còn chất phác, hồn nhiên của người bình dân nhưng cũng thể hiện thái độ sống hòa mình với thiên nhiên tạo vật, nâng niu trân trọng những dạng thức khác nhau của sự sống chung quanh mình. Tất cả thấm nhuần một tình yêu tha thiết với thiên nhiên, vạn vật. Truyện cổ tích Việt-nam bắt rễ từ môi trường sinh hoạt của một xã hội quân chủ kiểu phương Đông, lấy làng xã làm nền tảng. Các câu chuyện cổ xưa ấy là những ống kính vạn hoa đặc sắc, giúp ta nhìn vào bề sâu lịch sử cộng đồng dân tộc Việt, tìm kiếm lại bóng dáng sự sống nhiều vẻ và đầy hoạt động của các hình thức xã hội cổ truyền và nhất 5 là những suy nghiệm sâu sắc của người xưa về các quy luật vận động của đời sống. Qua những hình thức nghệ thuật sinh động, ông cha ta đã thể hiện nhận thức về tính vận động không ngừng của các đời sống xã hội theo quy luật thăng trầm, thịnh suy mà điều cốt yếu chi phối sự vận động này chính là tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động. Qua đó, các truyện đã phản ánh bằng hình thức thẩm mỹ dân gian - dân tộc ước mơ hạnh phúc nhiều đời của quần chúng nhân dân. Đó là cuộc đấu tranh thầm lặng, lâu dài giữa lý tính ngày càng trỗi dậy, chống với mọi thành kiến giáo điều, " hóa giải " mọi cường quyền vô lý và bảo thủ. Đối với con người, triết lý sống của tác giả dân gian trong truyện cổ tích trước hết là sự đề cao hết mức giá trị và vị thế của con người trong trời đất.Nếu cách đánh giá con người của giai cấp thống trị xuất phát từ âm mưu bóc lột người lao động, bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình thì với nhân dân, con người cần được tôn trọng với những giá trị như chính nó vốn có. Con người là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm cao quý nhất, hoàn mỹ nhất của tự nhiên. Nó vừa có vẻ đẹp về thể xác, vừa có vẻ đẹp về tâm hồn, trí tuệ. Vẻ đẹp tâm hồn nhân cách tỏa sáng tôn lên vẻ đẹp về hình thức, là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá con người. Đó không chỉ là thiên nhiên tự nó, mà còn là thiên nhiên cho nó. Con người chẳng những có khả năng nhận thức thiên nhiên, mà còn có khả năng cải tạo thiên nhiên. Nó là chúa tể của muôn loài vì nó có trí khôn nó là con nhưng cũng là người. Con người có những nhu cầu bản năng. Người bình dân chống lại thói đạo đức giả, phủ nhận và che giấu cái phần sinh vật đó. Nhưng con người còn có ý thức, có khả năng thăng hoa những nhu cầu ấy thành người. Con người rất ham sống, luôn gắn bó với những niềm hạnh phúc thiết thực bình dị nơi trần thế. Với người bình dân, hạnh phúc đích thực chính là ở cuộc đời này lam lũ, cơ cực nhưng đầm ấm, thanh thản. Truyện cổ tich đã sự dùng hình thức biến hóa thần kỳ mang dấu ấn thuyết luân hồi của đạo Phật để nhân vật của mình được gắn bó với cõi thế, với tình người thiết tha song đó cũng là sự biểu hiện mạnh mẽ của một tinh thần đấu tranh không khoan nhượng đấu tranh vì quyền được sống, quyền được hạnh phúc của con người. Đó là lòng lạc quan, yêu đời và tinh thần thực tế của người lao động khi sáng tạo truyện cổ tích. Nhưng con người cũng nhận thức rằng không nhất thiết phải sống bằng mọi giá. Họ hiểu sống phải có vật chất nhưng còn hiểu sống cần có cả những cái cao hơn vật chất, đó là tinh thần, là tình thương và danh dự. Họ rất coi trọng những giá trị tinh thần, coi đó như là thước đo đích thực định giá nhân cách con người. Những quan niệm ấy nhiều khi đã vượt ra ngoài giáo lý phong kiến chính thống nâng đỡ, bênh vực, yêu thương con người. Tình nghĩa, nhân nghĩa - những giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹp vẫn luôn là mẫu số chung của mọi mối quan hệ của người Việt Nam. Vì cùng là sản phẩm của tự nhiên nên con người phải được bình đẳng. Mọi sự đối xử bất bình đẳng đều phải bị lên án, bị trừng trị đích đáng. Các quan hệ xã hội phải dựa trên tinh thần yêu thương hòa hợp, tôn trọng con người.Con người phải hành động hợp với tự 6 nhiên, loại bỏ những gì là trái tự nhiên. Tình yêu là điều kỳ diệu nhất mà tự nhiên ban cho con người nên cần vun vén cho những tình yêu đích thực, lên án đấu tranh chống lại những rào cản bất công trong tình yêu. Tự do trong tình yêu và hôn nhân là một trong những ước mơ cháy bỏng nhất của con người cháy lên từ cuộc đời ngang trái và thăng hoa thành những câu chuyện tình đẹp nhất trên thế gian trong những câu chuyện cổ tích. Chuyện đời và những giấc mơ đã hoà quyện vào nhau tạo nên một thế giới mà ở đó tính dân chủ được đề cao.Đấy là tinh thần nhân văn cao đẹp trong triết lý dân gian. Trong mối quan hệ giữa con người với xã hội, người bình dân luôn đề cao triết lý “Ở hiền sẽ gặp lành”, coi trọng những ứng xử tuân theo luật nhân quả. Tư tưởng này không chỉ là lời răn của triết lý nhà Phật, mà còn là lời tâm niệm chân thành của người Việt được họ chiêm nghiệm và lý giải trong văn học dân gian. Song điều thú vị là, trong luật nhân quả ấy, mối quan hệ giữa nguyên nhân- kết quả trong đời sống con người và xã hội không được nhìn nhận từ tính chất thần bí của tôn giáo mà cái quyết định vẫn là con người, tư duy của người bình dân xưa vẫn căn bản là tư duy duy vật và biện chứng. Giá trị đích thực của lòng nhân, của cái thiện dứt khoát sẽ được đền đáp xứng đáng.Truyện cổ tích không bao giờ có ngẫu nhiên cho những người bất kì. Chỉ có người đáng hưởng hạnh phúc nhất mới là người ướm chân vừa giày và nhận món quà may mắn của số phận. Triết lý đó đã thể hiện đậm nét nhất tinh thần lạc quan trong triết lý sống của người Việt trong truyện cổ tích. Nó truyền cho bao thế hệ những niềm tin vào bản tính thiên lương trong sáng, vào sức sống mạnh mẽ, bất diệt của điều thiện giữa bao trầm luân của cuộc đời. Những kết thúc có hậu là biểu hiện dễ thấy của tinh thần này, nhưng không phải là biểu hiện duy nhất.Kết thúc bi thảm vẫn chứa đựng tinh thần lạc quan. Nhân vật chính chết hoặc ra đi biệt tích. Nhưng cái chết hoặc ra đi của nó để lại niềm tin vào phẩm giá con người, niềm tin vào cuộc đời. Triết lý về con người trong văn học dân gian Việt Nam nói chung và truyện cổ tích nói riêng là hiện hữu, nó có giá trị nhân văn cao thể hiện ở niềm tin và tình thương yêu mãnh liệt dành cho con người. Tư tưởng triết lý ấy là điểm sáng nhân văn, là hơi ấm nhân tình tô điểm làm đẹp thêm chiều sâu trí tuệ trầm tích theo thời gian ẩn hiện trong từng loại hình văn hóa dân gian. Đó là tiếng vọng của tâm hồn dân tộc mà nếu biết lắng nghe, những câu chuyện dân gia ấy sẽ nói với chúng ta nhiều điều về quá khứ bởi lẽ nó đã mang trong mình vóc dáng của quá khứ, của đời sống con người từ ngàn xưa. Những âm vang huyền diệu ấy đã và sẽ mãi là nguồn cảm hứng vô tận nối dài sức sống của tâm hồn dân tộc trong văn học sau này. B. LUYỆN TẬP: 1/ Về thế giới tình thương yêu trong truyện cổ tích Việt Nam qua một số truyện tiêu biểu. 2/ Sức sống của trí tuệ và tâm hồn nhân dân trong truyện cổ tích. 3/Có ý kiến cho rằng: “Văn học không chỉ viết về cái đã có, đang có mà còn cả những điều sẽ có, nên có và đáng lẽ phải có” . Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích, hãy trình bày quan điểm của bản thân về ý kiến trên. 7 4/ Những khát vọng dân chủ mạnh mẽ và táo bạo của nhân dân trong truyện cổ tích qua “Tấm Cám” và “Tiên Dung- Chử Đồng Tử”. 5/ Vẻ đẹp của yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích. 6/ Có ý kiến cho rằng: “Xét cho cùng, truyện cổ tích hấp dẫn người đọc là ở chỗ nó đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống” . Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích, hãy làm sáng rõ ý kiến trên. 7/ Có nhận định cho rằng: “Vẻ đẹp và sức sống của thế giới cổ tích đã trở thành nguồn mạch vô tận trong văn học dân tộc”. Hãy phân tích một số tác phẩm văn học trung đại và hiện đại để làm sáng tỏ điều đó. 8/ Bàn về văn học dân gian, M. Gorki viết: “Rất cần nêu lên rằng trong sáng tác dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mặc dầu những người sáng tác sống trong nhọc nhằn cực khổ… Tập thể dường như vẫn ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch". Hãy giải thích và dùng cổ tích đế chứng minh nhận định trên. 8

Video liên quan

Chủ Đề