Giá trị nội dung và nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tuyên ngôn độc lập

Photo of Hanoi1000 Hanoi10004 tuần ago0 10 2 minutes read

Nội dung bài viết [chọn nhanh]

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tuyên ngôn độc lập

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Bài làm:

1. Giá trị nội dung

Dựng nên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lí cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung

Tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới. Đồng thời cũng khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

2. Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh

Lập luận: chặt chẽ, sắc bén, thống nhất quan điểm chính trị từ đầu đến cuối bản tuyên ngôn độc lập.

Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải đã được nhân dân thế giới công nhận và từ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa trong lịch sử nhân loại.

Dẫn chứng: xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính xác được lấy từ sự thực lịch sử

Ngôn ngữ: hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô của Bác tạo được sự gần gũi với nhân dân cả nước trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc.

Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.

Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.

Câu hỏi Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tuyên ngôn độc lập được trả lời bởi các giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài học một cách tốt nhất.

Đăng bởi: Hanoi1000.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post

trả lời câu hỏi SGK

Facebook Twitter LinkedIn Tumblr Pinterest Reddit VKontakte Share via Email Print

Photo of Hanoi1000

Hanoi1000

Là một người sống hơn 30 năm ở Hà Nội. Blog được tạo ra để chia sẻ đến mọi người tất cả mọi thứ về Hà Nội. Hy vọng blog sẽ được nhiều bạn đọc đón nhận.

Website

LinkedIn

Instagram

Related Articles

Em hãy liệt kê các yếu tố của môi trường ảnh hưởng lên đời sống của cá chép.

1 tuần ago

2. Gọi tên các bộ phận là cơ quan sinh dưỡng của cây và nêu chức năng của chúng

15/12/2021

Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết [lời nói] của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao

16/12/2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[Nguồn: //hanoi1000.vn/gia-tri-noi-dung-va-nghe-thuat-trong-tuyen-ngon-doc-lap/]

Top những bài viết hay nhất 2

Nội dung Text: Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập

Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập Phân tích và chứng minh rằng “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học vô giá. 1. Hồ Chí Minh [1890 – 1969] là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận, Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 – 9 – 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt Nam vừa bác bỏ luận điệu xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một án văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học vô giá.

2 .a. Một văn bản được gọi là văn kiện lịch sử khi nó ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử trọng đại, khi văn kiện đó có nội dung liên quan đến những sự kiện lịch sử của dân tộc, đánh dấu một giai đoạn một bước ngoặc lịch sử của dân tộc. Hiểu theo nghĩa như vây ta thấy “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử vì văn kiện này xuất hiện sau khi cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu một giai đoạn mới của nước Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố với thế giới về quyền độc lập tự chủ và quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Khi đã là một văn kiện đòi hỏi phải có kết cấu rõ ràng, có mục đích nội dung và kết luận tuyên bố. “Tuyên ngôn độc lập” được kết cấu hết sức chặt chẽ. Cơ sở lí luận của việc ra đời của nước Việt Nam là ở đây, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích lại, diễn giải mở rộng những chân lí bất hủ của nhân loại được ghi trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, trong đó nhấn mạnh mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Trên cơ sở ấy, Bác nhấn mạnh và suy rộng ra mọi dân tộc đều có quyền tự do bình đẳng. Cơ sở lí luận đó đã là căn cứ để chúng ta tuyên bố về nền độc lập của mình, sự ra đời của nước Việt Nam là phù hợp với đạo lí quốc tế và chắc chắn sẽ được nhân loại thừa nhận. Thực dân Pháp với chiêu bài khai hoá bảo hộ nhưng trong thực tế chúng không hề bảo hộ mà là đàn áp cách mạng Việt Nam, làm cho kinh tế xã hội đời sống của chúng ta suy sụp, vơ vét tài sản của nhân dân ta gây ra nạn đói 1945. Mặc khác trong vòng 5 năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật vì vậy chúng ta có quyền thoát li khỏi Pháp, Pháp không có quyền gì ở Việt Nam và chúng ta có quyền tuyên bố độc lập. Nhân dân Việt Nam đã đoàn kết cùng nhau đứng dậy đấu

trang kháng chiến và giành lại đất nước từ phát xít Nhật cho nên chúng ta có quyền làm chủ đất nước mình. Các nước trong phe đồng minh đã công nhận độc lập các nước trong phe đồng minh, vì vậy không thể không công nhận độc lập của Việt Nam đã từng đứng về phe đồng minh chống phát xít. Tất cả những cơ sở lí luận và thực tế ở trên cho thấy sự xuất hiện của nước Việt Nam là một điều tất yếu phù hợp với đạo lí quốc tế và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Kết luận của bản tuyên ngôn, sự ra đời của nước Việt Nam là tất yếu và thay mặt nhân dân Việt Nam chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam cùng quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy. b. Tác phẩm được gọi là tác phẩm văn học khi tác phẩm ấy sử dụng ngôn ngữ văn học như chọn lọc giàu hình ảnh giàu cảm xúc và xây dựng được những hình tượng nghệ thuật có tính chất điển hình. Hiểu theo nghĩa như vậy “Tuyên ngôn độc lập” là một tác phẩm văn học bởi lẽ trong đó tác giả đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, cô đọng, xúc tích và tạo nên bức chân dung về người cộng sản Hồ Chí Minh đại nhân, đại dũng, đại trí. Trong bản tuyên ngôn xuyên suốt là những luận điểm chính trị nhưng người ta vẫn nhận ra tình cảm nhân ái của Bác. Đó là Người xúc động đau đớn khi nhắc đến nỗi đau của nhân dân, nhắc đến hai triệu người chết đói 1945, tới hình ảnh các cuộc

khởi nghĩa của chúng ta bị dìm trong biển máu, Người cũng xúc động khi sử dụng những từ như “nhân dân ta”, “đồng bào ta”, “các nhà tư sản của ta”. Đặc biệt là giữa chừng bản tuyên ngôn Người dừng lại rồi hỏi “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” đó là bằng chứng đại nhân. Trong bản tuyên ngôn Người cực lực lên án nhiều tội ác của bọn thực dân, phát xít đối với các dân tộc trên tất cả các mặt kinh tế văn hoá xã hội, Người khẳng định rằng sự ra đời của nước Việt Nam là tất yếu, thay mặt nhân dân Việt Nam Người khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc. Phẩm chất ấy của Người cũng là dũng khí của dân tộc Việt Nam. Trong tuyên ngôn Người đã chọn lọc và trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của thế giới là tuyên ngôn độc lập của Mỹ và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp. Từ nội dung hạn hẹp của bản tuyên ngôn Người đã phát triển rộng thành ý nghĩa rộng lớn hơn. Chỉ có thể là một người có kiến thức uyên bác mới có cách lập luận bố cục chặt chẽ, có đủ lí luận và thực tế như bản tuyên ngôn. Đặc biệt là sự hiểu biết và thâm thuý đã khiến Bác sử dụng có hiểu quả nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, khi trích lại tuyên ngôn của Pháp và Mỹ muốn ngầm cảnh báo rằng nếu Pháp và Mỹ xâm lược Việt Nam chúng đã đi ngược lại những điều được cả thế giới công nhận đồng thời chúng đã tự chà đạp lên chính lời dạy của tổ tiên chúng.

Cách sử dụng từ ngữ chọn lọc giàu hình ảnh, trong tuyên ngôn người ta thấy khi quy nạp vấn đề Bác thường sử dụng những cụm từ như “sự thật là”, suy rônggj ra là”, khi cần khái quát Bác thường sử dụng những từ giàu hình ảnh như “tắm các cuộc khởi nghĩa trong biển máu”, “làm cho các nhà tư sản của ta không ngốc đầu dậy”. Trong bản tuyên ngôn từ ngữ được Người sử dụng hết sức cô đọng, có khi chỉ cần câu văn gồm chín chữ nhưng có thể bao quát cả trăm năm lịch sử, những kiện lớn của dân tộc, nói được niềm tự hào dân tộc như “Pháp chạy Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị”. 3. Nếu coi bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt như là bản tuyên ngôn đầu tiên thì từ đó đến nay để có bản tuyên ngôn này dân tộc Việt Nam đổ bao xương máu mới có được. Đây là bản tuyên ngôn được viết bằng máu và được tạo nên bằng khí phách của dân tộc.

[Nguồn: //tailieu.vn/doc/neu-gia-tri-lich-su-va-gia-tri-nghe-thuat-cua-tuyen-ngon-doc-lap-1483342.html]

Top những bài viết hay nhất 3

Văn mẫu lớp 12: Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập3 Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 12 hay nhất

Giới thiệu Tải về

 7 Đánh giá

Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập để thấy được những lập luận sắc bén, dẫn chứng chân thực giàu sức thuyết phục, cùng với đó là giọng điệu, ngôn ngữ biến đổi linh hoạt, Hồ Chí Minh đã mang đến bản tuyên ngôn bừng bừng khí thế dân tộc.

Tuyên ngôn độc lập được mệnh danh là “áng văn chính luân mẫu mực” của mọi thời đại bởi những giá trị to lớn trong nghệ thuật lập luận của Hồ Chủ tịch. Vậy sau đây là dàn ý chi tiết kèm theo 12 bài văn mẫu, mời các bạn lớp 12 cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập

Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận

Dàn ý chi tiết số 1

Dàn ý chi tiết số 2

Dàn ý số 3

Phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 1

Phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 2

Phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 3

Phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 4

Phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 5

Phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 6

Xem thêm

Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận

Dàn ý chi tiết số 1

I. Mở bài

– Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Hồ Chí Minh: Cuộc đời, sự nghiệp sáng cách mạng và sáng tác.

– Nêu khái quát chung về bản “Tuyên ngôn độc lập”: hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật [lập luận chặt chẽ, sắc sảo, là áng văn chính luận mẫu mực].

II. Thân bài

1. Cấu trúc lập luận của bản Tuyên ngôn độc lập

– Bản tuyên ngôn có cấu trúc lập luận logic, chặt chẽ với ba vấn đề chính:

Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn: quyền con người, quyền dân tộc [quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…]

Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn: Vạch trần bản chất độc ác, xảo trá của thực dân Pháp; công cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của nhân dân ta.

Lời tuyên bố độc lập: khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vững nền độc lập ấy.

2. Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập

– Hồ Chí Minh đã dùng lời trong Tuyên ngôn độc lập của Mĩ [“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng … ”] và Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của Pháp [“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng …”] làm cơ sở pháp lý.

– Ý nghĩa:

Lí lẽ thuyết phục hơn bởi đây là hai tuyên ngôn được nhân dân thế giới công nhận, Mỹ và Pháp cũng là hai cường quốc có tiếng nói. Đó cũng là chân lý đúng đắn về quyền con người, không ai có thể bác bỏ.

Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” để đánh vào bộ mặt thực dân Pháp và ngăn chặn việc bọn thực dân, đế quốc tái xâm lược nước ta.

Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mỹ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

Dùng phương pháp suy luận trực tiếp: “Suy rộng ra” từ quyền tự do của mỗi con người đến quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc. “Đó là những chân lý không thể chối cãi được”.

– Nhận xét: cách lập luận khéo léo, sáng tạo, rõ ràng, chặt chẽ đầy tính thuyết phục.

3. Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn

– Hồ Chí Minh lập luận bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp về công cuộc “khai hóa” và “bảo hộ” của chúng bằng cách nêu những dẫn chứng cụ thể:

Thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa – xã hội, giáo dục và kinh tế.

Hai lần bán nước ta cho Nhật [vào năm 1940, 1945], khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, “Không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh…”.

– Hồ Chí Minh khẳng định giá trị các cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta:

Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật.

Kết quả: cùng lúc phá tan ba xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta [Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị], thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.

– Khẳng định quyền được tự do, độc lập của Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn và để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận điều đó.

– Nhận xét: cách lập luận theo quan hệ nhân quả hợp lý và logic, dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu tính biểu cảm làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.

4. Lời tuyên bố độc lập

– Khẳng định việc giành được tự do độc lập của dân tộc ta là điều tất yếu: “dân tộc đó phải được độc lập, dân tộc đó phải được tự do”

– Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do… ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nên độc lập, tự do của dân tộc.

– Nhận xét: Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần yêu nước nhân dân cả nước.

III. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.

– Đánh giá chung về giá trị nội dung của bản tuyên ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta, là bản án đanh thép chống lại mọi cường quyền.

Dàn ý chi tiết số 2

1. Giới thiệu chung:

– Hồ Chí Minh [1890 – 1969] là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam.

Người viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực.

– “Tuyên ngôn độc lập” viết năm 1945, tại số nhà 48 phố Hàng Ngang, ngay sau khi người từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Bản Tuyên ngôn đã được đọc sáng ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước toàn thể quốc dân đồng bào để khẳng định với quốc tế và nhân dân trong nước thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, tuyên bố nền độc lập, chủ quyền của nước ta và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Tác phẩm thể hiện nghệ thuật lập luận vô cùng chặt chẽ, sắc sảo của Người, xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực của thời đại.

2. Phân tích:

Để đạt được những mục đích đặt ra trong bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã xây dựng cấu trúc bản Tuyên ngôn với các vấn đề lớn là:

– Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn: quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do của con người, của dân tộc.

– Cơ sở thực tiễn: là bản án chung thẩm kết tội chủ nghĩa Thực dân Pháp; khẳng định vai trò chính trị của nhân dân Việt Nam và mặt trận Việt Minh.

– Cuối cùng là lời tuyên bố độc lập: khẳng định nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do ấy.

a/ Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn:

– Hồ Chí Minh đã đưa ra những cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam:

Lời văn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng…”

Lời văn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”

– Hai lời trích dẫn nhấn mạnh vấn đề nhân quyền, vấn đề quyền cá nhân- đó là những chân lý lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ được. Hơn nữa đây là lời tuyên ngôn của chính hai nước lớn cho nên lời trích có hiệu quả cao: chặn đứng âm mưu tái chiếm nước ta của đối phương bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông”, bọn Thực dân và Đế quốc không thể vi phạm, không thể phản bội lời thề của tổ tiên họ, đồng thời cũng khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc khi đặt ba cuộc Cách mạng, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau.

– Từ việc trích tuyên ngôn của nước Mĩ, Bác đã dùng phương pháp suy luận trực tiếp “suy rộng ra” để khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền hưởng tự do, bình đẳng như tất cả mọi dân tộc khác. Sau lời khẳng định đó, Người trích dẫn thêm bản tuyên ngôn của Pháp để nhấn mạnh, khẳng định dân tộc Việt Nam có đủ tư cách hưởng độc lập, tự do, bình đẳng. Từ những luận cứ như thế sẽ dẫn đến kết luận tất yếu “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

=> Đoạn mở đầu lập luận chặt chẽ, thể hiện tính chất khéo léo, kiên quyết và đầy sáng tạo.

b/ Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn:

Hồ Chí Minh đã lập luận bác bỏ những luận điệu “khai hóa”, “bảo hộ” Việt Nam của bọn thực dân Pháp:

– Để bác bỏ luận điệu Pháp có công khai hóa nước Việt Nam, Bác dùng những dẫn chứng trên hai phương diện: chính trị và kinh tế

Pháp rêu rao “khai hóa tự do” cho Việt Nam nhưng “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”

Pháp rêu rao “khai hóa bình đẳng” cho Việt Nam nhưng“lập ra ba chế độ khác nhau ở Bắc, Trung, Nam để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”.

Pháp rêu rao “khai hóa bác ái” cho Việt Nam nhưng“chúng thi hành những luật pháp dã man”.

– Để bác bỏ luận điệu Pháp có công bảo hộ, Tuyên ngôn dùng sự thật lịch sử để thuyết phục:

“Năm 1940, Nhật đến Đông Dương, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”.

Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp “Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng”

Khẳng định “Trong 5 năm Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.

– Để bác bỏ luận điệu Pháp ủng hộ Đồng minh, Bác đưa ra sự so sánh bằng sự thật lịch sử:

Pháp hai lần bán nước ta cho Nhật.

Việt Minh kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật thì Pháp lại“thẳng tay khủng bố Việt Minh”.

– Những lập luận về lập trường chính nghĩa của nhân dân ta:

Nhân dân ta đã đứng về phe Đồng Minh chống Phát xít.

Nhân dân ta đã làm nên cuộc cách mạng dân tộc dân chủ: tiên phong chống Nhật, giành lấy đất nước từ tay Nhật, để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị”.

Quyền độc lập của dân tộc Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân chủ, bình đẳng của Đồng Minh ở hội nghị Tê- hê- răng và Cựu Kim Sơn.

=> Đoạn này, với sự lập luận chặt chẽ, logic theo quan hệ nhân quả, dẫn chứng xác thực và đầy sức thuyết phục để làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn.

c/ Lời tuyên ngôn:

– Khẳng định “Nước Việt Nam có quyền” và “Sự thật đã trở thành một nước độc lập”. Đây là lời khẳng định và là lời tuyên bố công khai.

– Bày tỏ quyết tâm “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, thể hiện quyết tâm, kêu gọi đồng bào cả nước chung sức giữ gìn độc lập, tự do vừa giành được.

=> Lời tuyên ngôn với những lời lẽ thuyết phục dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn của bản Tuyên ngôn.

3/ Đánh giá:

– Tóm lại, “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh không những là văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực, tiếp nối những áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ. Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay chính là sự phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự do đã được khẳng định từ trong bản Tuyên ngôn ấy.

– Với những phẩm chất tiêu biểu của áng văn chính luận nêu trên, “Tuyên ngôn độc lập” là bản án đanh thép chống bạo tàn, có giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc khi đề cập đến quyền con người, quyền dân tộc, đấu tranh vì quyền con người, quyền dân tộc.

Dàn ý số 3

I. Mở bài

Giới thiệu về Hồ Chí Minh, bản Tuyên ngôn độc lập: Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với vai trò là một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Mà còn là một nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm có giá trị. Trong đó, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được coi là “áng văn chính luận mẫu mực” nhất của mọi thời đại.

II. Thân bài

1. Cấu trúc lập luận

– Bản tuyên ngôn có ba luận điểm chính: cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế và lời tuyên bố độc lập.

– Nội dung của từng phần cụ thể:

Trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ để khẳng định những quyền con người, quyền dân tộc [quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…] của dân tộc Việt Nam.

Vạch trần tội ác của thực dân Pháp cùng với công cuộc đấu tranh của nhân dân ta và khẳng định tinh thần nhân đạo của Việt Minh – hay của chính dân tộc Việt Nam và tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đồng minh.

Lời tuyên bố độc lập, khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vững nền độc lập ấy.

2. Nghệ thuật lập luận của từng phần

a. Cơ sở pháp lý

Không nói về trang sử vẻ vang của dân tộc mà trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp, Mĩ làm cơ sở thực tế cho bản tuyên ngôn.

Sử dụng thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”, dùng chính luận điệu của kẻ thù để buộc chúng phải công nhận nền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Trích dẫn một cách sáng tạo: “Suy rộng ra…” – thể hiện tầm tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh.

b. Cơ sở thực tế

Bác bỏ công lao khai hóa, bảo hộ của thực dân Pháp bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động.

Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp cấu trúc… góp phần thể hiện tội ác của kẻ thù.

Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam, nêu cao tinh thần nhân nghĩa của dân tộc.

Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.

Tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đồng minh bằng cách đặt đồng minh vào thế khó: “Chúng tôi tin rằng…”

c. Lời tuyên bố độc lập

Lời lẽ đanh thép, hùng hồn khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.

Mang dáng dấp của bài thơ thần trong lịch sử dân tộc.

III. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập: Tóm lại, nghệ luật lập luận trong bản tuyên ngôn đã thể hiện tài năng kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Tuyên ngôn độc lập” nói riêng, văn chính luận của người nói chung là những tác phẩm có giá trị lớn đối với nền văn học của dân tộc Việt Nam.

[Nguồn: //download.vn/phan-tich-nghe-thuat-lap-luan-trong-tuyen-ngon-doc-lap-40802]

[Nguồn: //hoctot.net.vn/soan-bai-tuyen-ngon-doc-lap]

Video liên quan

Chủ Đề