Giá trị trung bình phương sai độ lệch chuẩn

Bài viết này đã được cùng viết bởi . Grace Imson là giáo viên toán với hơn 40 năm kinh nghiệm giảng dạy. Grace hiện tại là giáo viên dạy toán của Đại học Thành phố San Francisco và trước đây làm việc ở khoa toán của Đại học Saint Louis. Bà đã dạy toán ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học. Bà có bằng thạc sĩ về giáo dục của Đại học Saint Louis, chuyên ngành quản lý và giám sát trong giáo dục.

Bài viết này đã được xem 170.819 lần.

Độ lệch chuẩn cho biết độ phân tán của các giá trị trong bộ số liệu. Để xác định được giá trị của độ lệch chuẩn, trước tiên bạn cần phải tính được một vài thông số khác như giá trị trung bình và phương sai của bộ số liệu. Phương sai biểu thị sự phân bố của các số liệu so với giá trị trung bình. Độ lệch chuẩn được tính bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai. Dưới đây là các bước giúp bạn tìm được giá trị trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của một bộ số liệu.

  1. Dù ẩn số bạn cần tìm chỉ là những giá trị đơn giản như giá trị trung bình hay giá trị trung tâm thì việc xem xét các số liệu vẫn là một bước quan trọng trong tính toán thống kê mà bạn cần thực hiện.
    • Xác định số lượng các giá trị [hay cỡ] của bộ số liệu.
    • Những giá trị này có biến đổi trên diện rộng không? Hay chỉ có một sự khác biệt nhỏ giữa các giá trị, khoảng vài phần trăm hay phần nghìn chẳng hạn.
    • Xác định loại số liệu mà bạn đang xem xét. Những số liệu này đại diện cho tính chất nào của bộ số liệu, ví dụ như nhịp tim, chiều cao, cân nặng, điểm số, v.v.
    • Ví dụ: Có một tập hợp các điểm kiểm tra như sau: 10, 8, 10, 8, 8, và 4.
  2. Để xác định giá trị trung bình, bạn cần tất cả các giá trị trong bộ số liệu.
    • Giá trị trung bình là trung bình cộng giá trị của tất cả các số liệu trong tập hợp.
    • Giá trị trung bình được tính bằng cách cộng tất cả các số trong bộ số liệu, lấy kết quả thu được đem chia cho tổng số các giá trị trong bộ số liệu [thường được ký hiệu bằng n.]
    • Có 6 số liệu trong tập hợp các điểm kiểm tra [10, 8, 10, 8, 8, 4], do đó n = 6.
  3. Bước đầu tiên để tính giá trị trung bình là cộng dồn tất cả các giá trị bạn có trong bộ số liệu.
    • Ví dụ đối với tập hợp điểm kiểm tra đang xem xét: 10, 8, 10, 8, 8 và 4.
    • 10 + 8 + 10 + 8 + 8 + 4 = 48 là tổng tất cả các số trong bộ số liệu.
    • Cộng lại một lần nữa để khẳng định kết quả phép tính này.
  4. Kết quả của phép chia này chính là giá trị trung bình của bộ số liệu.
    • Có 6 số liệu trong tập hợp các điểm kiểm tra [10, 8, 10, 8, 8, 4], do đó n = 6.
    • Tổng các điểm kiểm tra trong tập hợp này là 48, để tính giá trị trung bình của bộ số liệu, ta lấy 48 chia cho n.
    • 48 / 6 = 8
    • Vậy giá trị trung bình của bộ số liệu là 8. Quảng cáo
  1. Phương sai là một giá trị đại diện cho độ phân tán của các số liệu so với giá trị trung bình.
    • Phương sai cung cấp thông tin về độ phân tán của các giá trị trong bộ số liệu.
    • Bộ số liệu có giá trị phương sai nhỏ là bộ số liệu có các giá trị gần với giá trị trung bình.
    • Ngược lại, phương sai lớn đặc trưng cho tập hợp gồm các số liệu có giá trị lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhiều so với giá trị trung bình.
    • Phương sai thường được sử dụng để so sánh độ phân tán của hai bộ số liệu.
  2. Kết quả thu được cho biết khoảng cách giữa từng giá trị so với giá trị trung bình.
    • Ví dụ, đối với tập hợp gồm các điểm kiểm tra [10, 8, 10, 8, 8, và 4], giá trị trung bình là 8.
    • 10 - 8 = 2; 8 - 8 = 0, 10 - 8 = 2, 8 - 8 = 0, 8 - 8 = 0, and 4 - 8 = -4.
    • Thực hiện lại các phép tính trên để khẳng định kết quả. Các kết quả này sẽ được dùng cho bước tiếp theo, do đó bạn cần tính chính xác các phép tính này để có thể xác định chính xác giá trị của độ lệch chuẩn.
  3. * Chúng ta đã lấy giá trị trung bình [8] và trừ đi từng giá trị của bộ số liệu [10, 8, 10, 8, 8, và 4], ta được các giá trị 2, 0, 2, 0, 0 và -4.
    • Để tính phương sai, hãy bình phương các giá trị ở bước trên, ta có 22, 02, 22, 02, 02, and [-4]2 = 4, 0, 4, 0, 0, và 16.
    • Kiểm tra lại kết quả một lần nữa.
  4. Cộng tổng các giá trị sau khi đã bình phương ở trên, giá trị này còn được gọi là tổng bình phương.
    • Với tập hợp số liệu chúng ta đang lấy làm ví dụ, bình phương sai lệch là: 4, 0, 4, 0, 0, và 16.
    • Trong ví dụ này, chúng ta đã bắt đầu bằng việc lấy giá trị trung bình trừ đi từng giá trị đơn và bình phương kết quả thu được: [10-8]^2 + [8-8]^2 + [10-2]^2 + [8-8]^2 + [8-8]^2 + [4-8]^2
    • 4 + 0 + 4 + 0 + 0 + 16 = 24.
    • Tổng bình phương là 24.
  5. Bằng cách lấy tổng bình phương chia cho [n-1], ta được phương sai. Việc sử dụng [n-1] là để có được giá trị phương sai không lệch của bộ số liệu cũng như của tổng thể.
    • Trong ví dụ với tập hợp các điểm kiểm tra [10, 8, 10, 8, 8 và 4], có 6 số liệu, do đó, n = 6.
    • n – 1 = 5.
    • Tổng bình phương của bộ số liệu này là 24.
    • 24 / 5 = 4,8
    • Vậy, phương sai của bộ số liệu này là 4,8. Quảng cáo
  • Phương sai của bộ số liệu là giá trị cần có để tính độ lệch chuẩn.
  • Phương sai là giá trị thể hiện độ phân tán của các số liệu so với giá trị trung bình.
  • Độ lệch chuẩn là cũng là một giá trị thể hiện độ phân tán của các số liệu.
  • Phương sai của bộ số liệu trong ví dụ về điểm kiểm tra là 4,8.
  • * Thông thường sẽ có ít nhất 68% các giá trị trong bộ số liệu nằm trong khoảng tương đương một lần độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình.
  • Với ví dụ nêu trong bài này, phương sai có giá trị là 4,8.
  • √4,8 = 2,19. Do đó, độ lệch chuẩn của bộ số liệu đang xem xét là 2,19.
  • 5 trong số 6 [tương đương 83%] số liệu trong tập hợp các điểm kiểm tra [10, 8, 10, 8, 8, và 4] nằm trong khoảng một lần độ lệch chuẩn [2,19] so với giá trị trung bình [8].

Hãy tính lại giá trị trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn để chắc rằng bạn không nhầm lẫn trong quá trình tính toán.

Độ lệch chuẩn lớp 10 là gì?

Trong bài học về phương sai và độ lệch chuẩn toán lớp 10, độ lệch chuẩn được định nghĩa như sau: Căn bậc hai của phương sai của một bảng số liệu chính là độ lệch chuẩn của bảng đó. Ký hiệu độ lệch chuẩn là Sx [dấu hiệu là x].

Độ lệch chuẩn đo lường rủi ro gì?

Độ lệch chuẩn là một trong những biện pháp đo lường rủi ro cơ bản chính mà các nhà phân tích, quản lý danh mục đầu tư, cố vấn tài chính sử dụng. Một độ chênh lệch lớn cho thấy mức lợi nhuận của một quỹ đang chênh lệch nhiều so với mức lợi nhuận dự kiến.

Độ lệch chuẩn thấp thể hiện điều gì?

Độ lệch chuẩn cho ta biết được độ phân tán của giá trị thống kê so với giá trị trung bình, ở từng thời điểm khác nhau. Nếu độ lệch chuẩn thấp thì tính biến động không đáng kể và ngược lại. Độ lệch chuẩn bằng căn bậc 2 của phương sai - một đại lượng mô tả sự chênh lệch của một giá trị so với giá trị trung bình.

Độ lệch chuẩn STD là gì?

Độ lệch chuẩn, hay độ lệch tiêu chuẩn [Tiếng Anh: standard deviation] là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số. Có thể tính ra độ lệch chuẩn bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai.

Chủ Đề