Giải bài tập toán lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải Toán lớp 6 trang 73 sách Chân trời sáng tạo - Tập 2

Giải Toán 6 Bài 1: Điểm. Đường thẳng giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi Hoạt động, Thực hành, cũng như 5 bài tập trong SGK Toán 6 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo trang 70, 71, 72, 73.

Toàn bộ lời giải được trình bày khoa học, chi tiết, giúp các em rèn kỹ năng giải Toán, rồi so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Nhờ đó, sẽ ôn tập tốt Bài 1 Chương 8: Hình học phẳng - Các hình hình học cơ bản. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình nhé:

Giải Toán 6 bài 1: Điểm. Đường thẳng

Quan sát bản đồ ở hình sau, chúng ta thấy:

Mỗi dấu chấm đỏ trên bản đồ du lịch biểu diễn một địa điểm tham quan.

Chỉ ra các chấm biểu diễn các địa điểm du lịch Bà Nà, Hội An, Cù Lao Chàm.

Gợi ý đáp án:

Học sinh tự thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động 2

Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A, B nói trên?

Gợi ý đáp án:

Cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B:

  • Vẽ hai điểm A và B trên giấy.
  • Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B.
  • Kẻ đường thẳng dọc theo cạnh thước [kéo dài về phía hai đầu điểm A và B], ta được đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

Vậy có một đường thẳng đi qua hai điểm A, B nói trên.

Hoạt động 3

Quan sát hai bức tranh sau và mô tả hình ảnh của các quả bóng:

Gợi ý đáp án:

Ta xem quả bóng là một điểm, vạch sơn là đường thẳng.

Hình a] quả bóng chạm vạch sơn, cho ta hình ảnh điểm nằm trên đường thẳng hay điểm thuộc đường thẳng.

Hình b] quả bóng không chạm vạch sơn, cho ta hình ảnh điểm không nằm trên đường thẳng hay điểm không thuộc đường thẳng.

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Thực hành

Thực hành 1

- Em hãy đọc tên các điểm có trên hình bên.

- Em hãy vẽ ba điểm vào vở và đặt tên cho ba điểm đó.

Gợi ý đáp án:

- Các điểm có trong hình là: điểm G, điểm K, điểm H.

- Vẽ ba điểm và đặt tên cho ba điểm đó:

  • Chấm vào vở ba điểm bất kỳ [ba điểm này không trùng nhau].
  • Đặt tên cho ba điểm đó, tên các điểm được đặt bằng chữ cái in hoa. Chẳng hạn: đặt tên ba điểm đó là C, D, E.

- Ta có hình vẽ:

Thực hành 2

a] Kể tên các đường thẳng có trong Hình 4a.

b] Vẽ vào vở ba điểm như Hình 4b. Vẽ các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đó.

c] Từ một tờ giấy A4, em hãy nêu một số cách gấp để tạo ra hình ảnh của điểm và đường thẳng.

Gợi ý đáp án:

a] Các đường thẳng có trong Hình 4a là : đường thẳng a, đường thẳng b và đường thẳng c .

b] Vẽ các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm M, N, P cho cho trước, ta làm như sau:

Bước 1: Vẽ vào vở ba điểm như Hình 4b [như hình vẽ].

Bước 2: Chọn hai trong ba điểm M, N, P. Dùng thước nối hai điểm đó lại với nhau và kéo dài về hai phía của hai điểm.

Chẳng hạn: Chọn hai điểm M và N. Dùng thước nối hai điểm M và N với nhau và kéo dài về hai phía của hai điểm M và N [như hình vẽ].

Bước 3: Tiếp tục nối các điểm N với P và M với P. Ta được các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đó [như hình vẽ].

c]

* Cách gấp để tạo hình ảnh đường thẳng:

  • Gấp tờ giấy A4 làm hai phần, khi mở tờ giấy ra thì xuất hiện nếp gấp.
  • Nếp gấp đó cho ta hình ảnh của đường thẳng.

* Cách gấp để tạo hình ảnh điểm:

  • Gấp đôi tờ giấy A4 lần thứ nhất rồi tiếp tục đôi tờ giấy đó lần thứ hai vuông góc với đường thẳng ban đầu.
  • Sau khi mở tờ giấy A4 ra thì sẽ có nếp gấp tạo thành hai đường thẳng vuông góc. Giao của hai đường thẳng này cho ta hình ảnh của điểm.

[Ta có thể gấp đôi tờ giấy lần thứ hai không vuông góc với đường thẳng ban đầu. Đường thứ hai này là đường gấp khúc cũng cắt đường thẳng ban đầu cho ta hình ảnh của điểm].

Thực hành 3

Từ các điểm M, N, P, Q phân biệt như Hình 6, có thể tạo thành bao nhiêu đường thẳng? Em hãy vẽ các điểm M, N, P, Q vào vở rồi dùng thước và bút để vẽ các đường thẳng đó.

Gợi ý đáp án:

Chọn hai trong 4 điểm M, N, P, Q cho trước, ta có 6 lựa chọn gồm các điểm: M và N; M và P; M và Q; N và P; N và Q; P và Q.

Từ các cặp điểm vừa chọn, vẽ các đường thẳng đi qua các điểm đó. Ta có 6 đường thẳng: MN, MP, MQ, NP, NQ, PQ [như hình vẽ].

Vậy từ các điểm M, N, P, Q phân biệt như Hình 6 ta có thể tạo thành 6 đường thẳng: MN, MP, MQ, NP, NQ, PQ.

Thực hành 4

Điểm A thuộc và không thuộc đường thẳng nào trong hình bên? Dùng các kí hiệu và để mô tả điều đó.

Gợi ý đáp án:

- Nếu điểm thuộc đường thẳng, ta dùng kí hiệu: ∈

- Nếu điểm không thuộc đường thẳng, ta dùng kí hiệu: ∉

Trong hình trên:

- Điểm A thuộc đường thẳng a, ký hiệu A∈a.

- Điểm A không thuộc đường thẳng b, ký hiệu A∉b.

Vậy điểm A thuộc đường thẳng a và không thuộc đường thẳng b. Ký hiệu: A∈a, A∉b.

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 73 tập 2

Bài 1

a] Hãy đặt tên cho các điểm và đường thẳng trong hình dưới đây.

b] Hãy nêu ba cách gọi tên đường thẳng trong hình dưới đây.

Gợi ý đáp án:

a]

b] Có thể gọi tên đường thẳng là: AB, BC, CD....

Bài 2

Dùng kí hiệu để biểu thị các mối quan hệ dưới đây và vẽ các hình tương ứng.

a] Các điểm A, B thuộc đường thẳng p.

b] Các điểm C, D không thuộc đường thẳng p.

Gợi ý đáp án:

a] A, B ∈ p

b] C, D ∉ p

Vẽ hình:

Bài 3

a] Điểm B thuộc những đường thẳng nào?

b] Điểm A không thuộc những đường thẳng nào?

c] Đường thẳng nào không chứa điểm C?

Sử dụng kí hiệu để mô tả các quan hệ trên.

Gợi ý đáp án:

a] Điểm B thuộc đường thẳng j, n, i hay: B ∈ j, B ∈ n, B ∈ i

b] Điểm A không thuộc đường thẳng j và n hay: A ∉ j, A ∉ n

c] Đường thẳng i và n không chứa điểm C hay C ∉ i, C ∉ n

Bài 4

Vẽ hình cho mỗi trường hợp sau:

a] Điểm M thuộc đường thẳng a.

b] Điểm M thuộc hai đường thẳng a và b nhưng không thuộc đường thẳng c.

c] Điểm M nằm trên cả ba đường thẳng a, b, c.

Gợi ý đáp án:

Bài 5

Hãy nêu một số hình ảnh của đường thẳng và điểm thuộc [không thuộc] đường thẳng trong thực tế.

Cập nhật: 17/02/2022

Loạt bài giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Toán 6.

Mục lục Giải bài tập Toán 6 - Chân trời sáng tạo

Tài liệu để học tốt Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay khác:

Giải Sách Bài tập Toán lớp 6 – CHÂN TRỜI sáng tạo

=== MỤC LỤC ====

  • Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 5: Thứ tự thực hiện các phép tính – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 6: Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 9: Ước và bội – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 12: Ước chung. Ước chung lớn nhất – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 13: Bội chung. Bội chung nhỏ nhất – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài tập cuối Chương 1 – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 1: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 4: Phép nhân và phép chia hai số nguyên – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài tập cuối Chương 2 – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 1: Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 2: Hình chữ nhật – Hình thoi – Hình bình hành – Hình thang cân – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 3: Chu vi và diện tích của một số hình trong thực tiễn – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài tập cuối Chương 3 – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 2: Biểu diễn dữ liệu trên bảng – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 3: Biểu đồ tranh – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 4: Biểu đồ cột – Biểu đồ cột kép – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài tập cuối Chương 4 – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 1: Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 2: Tính chất cơ bản của phân số – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 3: So sánh phân số – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 4: Phép cộng và phép trừ phân số – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 5: Phép nhân và phép chia phân số – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 6: Giá trị phân số của một số – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 7: Hỗn số – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài tập cuối chương 5 – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 1: Số thập phân – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 2: Các phép tính với số thập phân – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 4: Tỉ số và tỉ số phần trăm – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 5: Bài toán về tỉ số phần trăm – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài tập cuối Chương 6 – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 1: Hình có trục đối xứng – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 2: Hình có tâm đối xứng – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 3: Vai trò của tính đối xứng trong thế giới tự nhiên – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài tập cuối Chương 7 – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 1: Điểm. Đường thẳng – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 5: Trung điểm của đoạn thẳng – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 6: Góc – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài tập cuối Chương 8 – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 1: Phép thử nghiệm – Sự kiện – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài 2: Xác suất thực nghiệm – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Bài tập cuối Chương 9 – Giải SBT Toán 6 – Sách Chân trời
  • Giải Sách Bài tập Toán lớp 6 – CHÂN TRỜI

Video liên quan

Chủ Đề