Giải bài tập vật lý lớp 11 chương 1

Bài tập vật lý 11 chương 1 có lời giải là tài liệu tổng hợp các dạng bài tập khá phổ biến của vật lý lớp 11. Tài liệu dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về công thức, cách làm cũng như một số dạng bài tập đặc trưng nhất của chuyên đề. Các em có thể tải tài liệu và in ra dưới đây để tiện làm bài tập hơn nhé. Chúc các em học tốt!

TẢI XUỐNG PDF ↓

  • Có hai loại điện tích: điện tích dương [+] và điện tích âm [-].
  • Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
  • Đơn vị điện tích là culông [C].
  • Điện tích điểm: Một vật nhiễm điện có kích thước nhỏ so với khoảng cách tác dụng được gọi là điện tích điểm.

Cách nhiễm điện

Có 3 cách nhiễm điện một vật: Cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng.

  • Nhiễm điện do cọ xát: Hai vật không nhiễm điện khi cọ xát với nhau thì có thể làm chúng nhiễm điện trái dấu nhau.
  • Nhiễm điện do tiếp xúc: Cho thanh kim loại không nhiễm điện chạm vào quả cầu đã nhiễm điện thì thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với điện tích của quả cầu. Đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì thanh kim loại

    vẫn còn nhiễm điện.

  • Nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa thanh kim loại không nhiễm điện đến gần quả cầu nhiễm điện nhưng không chạm vào quả cầu, thì hai đầu thanh kim loại sẽ nhiễm điện. Đầu gần quả cầu hơn nhiễm điện trái dấu với điện tích của quả cầu, đầu xa hơn nhiễm điện cùng dấu với điện tích của quả cầu. Đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì thanh kim loại trở về trạng thái không nhiễm điện như lúc đầu. Trong nhiễm điện do hưởng ứng, chỉ có sự phân bố lại điện tích trên vật, tổng đại số điện tích của vật không đổi.

Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện – Điện tích nguyên tố

a. Cấu tạo hạt nhân

Hạt nhân được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn gọi là nuclon. Có hai loại nuclon:

  • Proton [p]: mang điện tích nguyên tố dương [+e].
  • Neutron [n]: không mang điện.

b. Cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử có đường kính khoảng 10^-10[m] gồm một hạt nhân ở giữa, xung quanh có các electron chuyển động theo những quỹ đạo khác nhau tạo thành lớp vỏ. Số proton bên trong hạt nhân bằng số electron quay xung quanh hạt nhân nên độ lớn của điện tích dương của các

proton bằng độ lớn điện tích âm của các electron, do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

c. Điện tích nguyên tố

– Vật chất đựơc cấu tạo từ những hạt nhỏ bé, riêng biệt được gọi là nguyên tử, phân tử hay gọi chung là các hạt sơ cấp. – Điện tích mà các hạt sơ cấp mang được gọi là điện tích nhỏ nhất tồn tại trong tự nhiên gọi là điện tích nguyên tố, có độ lớn q = 1,6.10-19[C]. ▪ Electron: là hạt sơ cấp mang điện tích nguyên tố âm. + Điện tích của electron: qe = -1,6.10-19C. + Khối lượng của electron: me = 9,1.10-31kg. ▪ Proton: là hạt sơ cấp mang điện tích nguyên tố dương. + Điện tích của proton: qp = +1,6.10-19C. + Khối lượng của proton: mp = 1,67.10-27kg. ▪ Neutron: là hạt sơ cấp không mang điện.

+ Khối lượng của nơtron xấp xỉ bằng khối lượng của proton.

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong khá nhiều bài tập vật lý 11 chương 1 có lời giải. Tài liệu dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về chương I vật lý lớp 11 cũng như một số dạng bài tập đặc trưng nhất trong chuyên đề. Để học giỏi vật lý lớp 11 các em cần nắm chắc kiến thức ngay từ chương 1 này. Các em nên tải tài liệu và in ra bên trên để tiện học hơn nhé.

  • Bài I.1, I.2, I.3, I.4 trang 15 SBT Vật Lí 11

    Giải bài I.1, I.2, I.3, I.4 trang 15 SBT Vật Lí 11. Chỉ ra công thức đúng của định luật Cu-lông trong chân không.

    Xem lời giải

  • Bài I.5, I.6, I.7, I.8 trang 16 SBT Vật Lí 11

    Giải bài I.5, I.6, I.7, I.8 trang 16 SBT Vật Lí 11. Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?

    Xem lời giải

  • Quảng cáo

  • Bài I.9, I.10 trang 17 SBT Vật Lí 11

    Giải bài I.9, I.10 trang 17 SBT Vật Lí 11. Di chuyển một điện tích q từ điểm M đến điểm N trong một điện trường.

    Xem lời giải

  • Bài I.11 trang 17 SBT Vật Lí 11

    Giải bài I.11 trang 17 SBT Vật Lí 11 Có một hệ ba điện tích điểm: q1 = 2q, đặt tại điểm A; q2 = q đặt tại điểm B, với q dương; và

    Xem lời giải

  • Bài I.12 trang 17 SBT Vật Lí 11

    Giải bài I.12 trang 17 SBT Vật Lí 11. Cho rằng một trong hai electron của nguyên tử heli chuyển động tròn đều

    Xem lời giải

  • Bài I.13 trang 17, 18 SBT Vật Lí 11

    Giải bài I.13 trang 17, 18 SBT Vật Lí 11. Một điện tích điểm q1 = +9.10-8 C nằm tại điểm A trong chân không.

    Xem lời giải

  • Bài I.14 trang 18 SBT Vật Lí 11

    Giải bài I.14 trang 18 SBT Vật Lí 11. Electron trong đèn hình vô tuyến phải có động năng vào cỡ 40.10-20

    Xem lời giải

  • Bài I.15 trang 18 SBT Vật Lí 11

    Giải bài I.15 trang 18 SBT Vật Lí 11. Để ion hoá nguyên tử hiđrô, người ta phải tốn một năng lượng 13,53 êlectron vôn [eV].

    Xem lời giải

Video liên quan

Chủ Đề