Giải sbt toán 8 diện tích hình thang năm 2024

  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Với giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 3: Hình thang cân chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát nội dung sách bài tập Toán 8 Tập 1 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 8.

Mục lục Giải SBT Toán 8 Bài 3: Hình thang cân

Bài 22 trang 82 SBT Toán 8 Tập 1: Hình thang cân ABCD có AB // CD, AB < CD. Kẻ các đường cao AH, BK. Chứng minh rằng: DH = CK.

Lời giải:

Xét hai tam giác vuông AHD và BKC:

AHD^ = BKC^ = 90o

AD = BC [tính chất hình thang cân]

C^ = D^ [tính chất hình thang cân]

Do đó, ΔAHD = ΔBKC [cạnh huyền - góc nhọn]

⇒ HD = KC [điều phải chứng minh].

Bài 23 trang 82 SBT Toán 8 Tập 1: Hình thang cân ABCD có AB // CD, O là giao điểm của hai đường chéo. Chứng minh rằng OA = OB, OC = OD.

Lời giải:

Xét ΔADC và ΔBCD, ta có:

AD = BC [tính chất hình thang cân]

ADC^ = BCD^ [hai góc kề một đáy]

DC chung

Do đó: ΔADC = ΔBCD [c.g.c]

⇒ C1^ = D1^

Trong ΔOCD ta có: C1^ = D1^

⇒ ΔOCD cân tại O

⇒ OC = OD [1]

Mà AC = BD [tính chất hình thang cân]

Do đó: AO + OC = BO + OD [2]

Từ [1] và [2] suy ra: AO = BO [điều phải chứng minh].

Bài 24 trang 83 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB, AC lấy các điểm M, N sao cho BM = CN.

  1. Tứ giác BMNC là hình gì? Vì sao?
  1. Tính các góc của tứ giác BMNC biết rằng góc A^ = 40o

Lời giải:

  1. ΔABC cân tại A

⇒ B^ = C^ [tính chất tam giác cân]

Mà A^ +​ B^ +​C^ =1800 nên B^ = C^ = 1800− A^2 [1]

Vì AB = AC [giả thiết]

⇒ AM + BM = AN + CN

Mà BM = CN [giả thiết]

⇒ AM = AN

⇒ ΔAMN cân tại A.

⇒ M1^=N1^ = 1800− A^2 [tính chất tam giác cân] [2]

Từ [1] và [2] suy ra: M1^ = B^

⇒ MN // BC [vì có cặp góc đồng vị bằng nhau].

Tứ giác BCNM là hình thang có B^ = C^

Vậy BCNM là hình thang cân.

  1. B^ = C^ = 1800− A^2

\=1800− 4002 = 700

Mà M2^ + B^ = 180o [hai góc trong cùng phía nên bù nhau]

Suy ra: M2^ = 180o - B^

\= 180o – 70o = 110o

N2^ = M2^ = 110o [tính chất hình thang cân].

Bài 25 trang 83 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A, các đường phân giác BE, CF. Chứng minh rằng BFEC là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên.

Lời giải:

+] Do BE và CF lần lượt là tia phân giác của góc B và góc C nên ta có:

ABE^ = 12B^; ACF^ = 12C^

Mà tam giác ABC cân tại A nên B^ = C^

Suy ra: ABE^ = ACF^

Xét hai tam giác AEB và AFC

Có AB = AC [ΔABC cân tại A]

ABE^ = ACF^ [chứng minh trên]

A^ là góc chung

⇒ ΔAEB = ΔAFC [g.c.g]

⇒ AE = AF ⇒ ΔAEF cân tại A

⇒ A​FE^ = 1800− A^2

Vì tam giác ABC cân tại A nên B^ = 1800− A^2 [tính chất].

⇒ AFE^= B^

⇒ FE // BC [có hai góc ở vị trí đồng vị bằng nhau].

⇒ Tứ giác BFEC là hình thang.

Lại có: B^=C^[tính chất tam giác cân]

Do đó hình thang BFEC là hình thang cân

Vì FE // BC nên ta có: FEB^ = EBC^ [so le trong]

Lại có: FBE^ = EBC^ [ vì BE là tia phân giác của góc B]

⇒ FBE^ = FEB^

⇒ ΔFBE cân ở F ⇒ FB = FE

⇒ Hình thang BFEC là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên [đpcm].

Bài 26 trang 83 SBT Toán 8 Tập 1: Chứng minh hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Lời giải:

Giả sử ta có hình thang ABCD, AB // CD và AC = BD. Ta đi chứng min ABCD là hình thang cân

Từ B kẻ đường thẳng song song với AC cắt đường thẳng DC tại K.

Ta có hình thang ABKC có hai cạnh bên BK // AC nên AC = BK

Mà AC = BD [giả thiết]

Suy ra: BD = BK do đó ΔBDK cân tại B

⇒ D1^ = K^ [tính chất hai tam giác cân]

Ta lại có: C1^ = K^[hai góc đồng vị]

Suy ra: D1^ = C1^

Xét ΔACD và ΔBDC:

AC = BD [giả thiết]

C1^ = D1^ [chứng minh trên]

CD chung

Do đó ΔACD = ΔBDC [c.g.c]

⇒ADC^ = BCD^ [hai góc tương ứng]

Hình thang ABCD có ADC^ = BCD^ nên là hình thang cân.

Bài 27 trang 83 SBT Toán 8 Tập 1: Tính các góc của hình thang cân, biết một góc bằng 50o

Lời giải:

Giả sử hình thang ABCD có AB // CD và D^ = 50o

Vì C^ = D^ [tính chất hình thang cân]

⇒C^ = 50o

Lại có: A^ +​ D^ = 180o [hai góc trong cùng phía]

⇒A^ = 180o - D^

\= 180o – 50o = 130o

Mà B^ = A^ [tính chất hình thang cân]

Suy ra: B^ = 130o.

Bài 28 trang 83 SBT Toán 8 Tập 1: Hình thang cân ABCD có đáy nhỏ AB bằng cạnh bên AD. Chứng minh rằng CA là tia phân giác của góc C.

Lời giải:

Ta có:

AB = AD [giả thiết]

AD = BC [tính chất hình thang cân]

⇒ AB = BC do đó ΔABC cân tại B

⇒ BAC^ = BCA^ [tính chất tam giác cân] [*]

Vì ABCD là hình thang có đáy là AB nên AB // CD

BAC^ = DCA^ [hai góc so le trong] [**]

Từ [*] và [**] suy ra: BCA^ = DCA^ [cùng bằng ]

Vậy CA là tia phân giác của BCD^

Bài 29 trang 83 SBT Toán 8 Tập 1: Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại O. Biết rằng OA = OC, OB = OD. Tứ giác ABCD là hình gì ? Vì sao

Lời giải:

Ta có: OA = OC [giả thiết]

⇒ ΔOAC cân tại O

⇒ A1^ = 1800− AOC^2 [tính chất tam giác cân] [1]

OB = OD [giả thiết]

⇒ ΔOBD cân tại O.

⇒ B1^ = 1800− BOD^2 [tính chất tam giác cân] [2]

Mà AOC^ = BOD^ [đối đỉnh] [3]

Từ [1], [2], [3] suy ra: A^ =B1^

⇒ AC // BD [vì có cặp góc ở vị trí so le trong bằng nhau]

Suy ra: Tứ giác ACBD là hình thang.

Ta có: AB = OA + OB

Và CD = OC + OD

Mà OA = OC, OB = OD

Suy ra: AB = CD.

Vậy hình thang ABCD là hình thang cân.

Bài 30 trang 83 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm D trên cạnh AB, điểm E trên cạnh AC sao cho AD = AE.

  1. Tứ giác BDEC là hình gì? Vì sao
  1. Các điểm D, E ở vị trí nào thì BD = DE = EC?

Lời giải:

  1. Vì AD = AE

⇒ ΔADE cân tại A nên ADE^= 1800− A^2 [tính chất tam giác cân]

ΔABC cân tại A

⇒ ABC^= 1800− A^2 [tính chất tam giác cân]

Suy ra: ADE^ = ABC^ mà hai góc này ở vị trí đồng vị

⇒ DE // BC [có cặp góc đồng vị bằng nhau]

Do đó, tứ giác BDEC là hình thang.

Lại có: ABC^ = ACB^ [tính chất tam giác cân] hay DBC^ = ECB^

Vậy BDEC là hình thang cân.

  1. Ta có: BD = DE

⇒ ΔBDE cân tại D

Suy ra: B1 = E1

Mà E1 = B2 [so le trong]

⇒ B1 = B2

DE = EC ⇒ ΔDEC cân tại E

⇒ CDE = C1

CDE = C2[so le trong]

⇒ C1 = C2

Vậy khi BE là tia phân giác của ABC^ , CD là tia phân giác của ACB^thì BD = DE = EC.

Bài 31 trang 83 SBT Toán 8 Tập 1: Hình thang cân ABCD có O là giao điểm của hai đường thẳng chứa cạnh bên AD, BC và E là giao điểm của hai đường chéo. Chứng minh rằng OE là đường trung trực của hai đáy.

Lời giải:

Ta có: ADC^ = BCD^ [do ABCD là hình thang cân]

⇒ ODC^ = OCD^

⇒ΔOCD cân tại O

Suy ra: OC = OD

Hay OB + BC = OA + AD

Mà AD = BC [tính chất hình thang cân]

⇒ OA = OB

Xét ΔADC và ΔBCD:

AD = BC [tính chất hình thang cân ]

AC = BD [tính chất hình thang cân]

CD chung

Do đó ΔADC = ΔBCD [c.c.c]

⇒ D1^= C1^

⇒ΔEDC cân tại E

⇒ EC = ED nên E thuộc đường trung trực CD

OC = OD nên O thuộc đường trung trực CD

Mà E ≠ O nên OE là đường trung trực của CD.

Ta có: BD= AC [tính chất hình thang cân]

⇒ EB + ED = EA + EC mà ED = EC

⇒ EB = EA nên E thuộc đường trung trực AB

OA = OB [chứng minh trên ] nên O thuộc đường trung trực của AB

Mà E ≠ O nên OE là đường trung trực của AB.

Bài 32 trang 83 SBT Toán 8 Tập 1:

  1. Hình thang ABCD có đáy nhỏ AB = b , đáy lớn CD = a, đường cao AH. Chứng minh rằng HD​ = a−b2 ;​ HC​= a+​ b2[a, b có cùng đơn vị đo].
  1. Tính đường cao của hình thang cân có hai đáy 10cm, 26cm và cạnh bên 17cm.

Lời giải:

  1. Kẻ đường cao BK

Xét hai tam giác vuông AHD và BKC, ta có:

AHD^ = BKC^ = 90o

AD = BC [tính chất hình thang cân]

D^ = C^ [ABCD là hình thang cân]

Do đó: ΔAHD = ΔBKC [cạnh huyền, góc nhọn]

⇒ HD = KC.

Hình thang ABKH có hai cạnh bên song song nên AB = HK

a – b = DC – AB = DC – HK

\= HD + KC = 2HD

Suy ra: HD​ = a−b2

HC= DC− HD

​ = a− a−b2= a+b2 [ điều phải chứng minh].

  1. Áp dụng kết quả ý a:

Ta có:

HD ​= CD​ − AB2 = 26−102= 8cm

Trong tam giác vuông AHD có AHD^ = 90o

AD2 = AH2 + HD2 [định lý Py-ta-go]

⇒ AH2 = AD2 - HD2

AH2 = l72 - 82= 289 – 64 = 225

AH = 15 [cm].

Bài 33 trang 83 SBT Toán 8 Tập 1: Hình thang cân ABCD có đường chéo BD vuông góc với cạnh bên BC, BD là tia phân giác của góc D. Tính chu vi của hình thang, biết BC = 3cm.

Chủ Đề