Giải thích vì sao cần phải bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

Chương 3 BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN


BÀI 40 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN,
CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN


I.Mục tiêu
1Kiến thức:
Trình bày được mục đích và ý nghĩa của công tác bào quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
Từ các đặc điểm của nông, lâm, thủy sản, giải thích được vì sao phải bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản.
2.Kĩ năng:
Rèn luyện được kĩ năng tư duy logic qua việc rút ra mục đích và ý nghĩa của công tác bảo quản và chế biến các sản phẩm trên từ đặc điểm cùa các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
3.Thái độ:
Đánh giá được giá trị của công tác bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản đối với nền kinh tế và đối với đời sống, sức khỏe của con người.
Có ý thức tôn trọng và tuân thủ các hướng dẫn về bảo quản các loại thực phẩm hoặc đồ dùng gia đình có nguồn gốc từ nông, lâm, thủy sản.
II:Chuẩn bị:
a/Giáo viên
Tham khảo SGK, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp về tên gọi kho silô
b/Học sinh
Xem trước nội dung bài ở nhà
III.Phương pháp
- Đàm thọai, thuyết trình
IV.Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức:Điểm danh, kiểm tra tác phong và vệ sinh lớp của HS
2.Kiểm tra 15 phút:
Câu 1: Kể tên các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?3đ
Các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là
- Biên pháp kỹ thuật
- Biên pháp sinh học
- Biên pháp sử dụng giống cây trồng chống chiu sâu, bệnh
- Biên pháp hóa học
- Biên pháp cơ giới, vật lý
- Biên pháp điều hòa
Câu 2: Tại sao phải phối hợp các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?3đ
Phải sử dụng phối họp các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng vì
Mỗi biện pháp điều có ưu điểm và nhược điểm riêng nên phải sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để phát huy ưu điểm của từng biện pháp và khắc phục nhược điểm của từng biên pháp.
Câu 3: Trình bày các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường và quần thể sinh vật?4đ
*Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường và quần thể sinh vật
- Chỉ dùng thuốc hóa học khi dịch hại tới ngưỡng gây hạikhi coù ñaïi dòch.
- Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao, phân hủy nhan trong môi trường
- Sử dụng đúng thuốc, đúng thời giang, đúng nồng độ và liều lượng
=>cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng thuốc hóa học bvtv để hạn chế tác hại của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường, chống BĐkh
3. Bài mới
Hoạt động của GV -HS
Nội dung bài dạy
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm bảo quản, chế biến nông sản
Sau khi đã thu hoạch, công việc tiếp theo rất quan trọng đó là bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản. Vì sao công tác này lại có vai trò quab trọng như vậy, nội dung bài học hôm nay sẽ giải đáp câu hỏi trên.
Gv: thế nào là nông ,lâm, thủy sản.
-thế nào là chế biến bào quản nông lâm thủy sản?
-Vì sao phải bảo quản và chế biến sản phẩm nông ,lâm, thủy sản.
-Gv yêu cầu HS quan sát H. 40.3.
-Hỏi: những sản nào được gọi là nông sản , lâm sản, thủy sản? hãy kể 1 số nông lâm thủy sản khác mà em biết.
-Hs trả lời .
-Gv tổng kết xếp nông sản thành 2 nhóm thực phẩm và không phải là thực phẩm.Xếp lâm sản thành 2 nhóm: gỗ và ngoài gỗ. Sau đó kết luận.

-Gv thuyết trình về việc bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản.
-yêu cầu hs quan sát H. 40.1.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm thủy sản
-Gv để tránh bị hư nông, lâm, thủy sản người ta thường làm thế nào?
-Hs trả lời
-Gv tổng kết như nội dung sgk.
-Gv chia nhóm mỗi bàn 1 nhóm.
-Gv phát mẫu vật về các loại lương thực, thực phẩm bị hỏng cho học sinh.
-Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
-Mẫu vật trên bị hỏng như thế nào, do nguyên nhân gì gây ra?[thối rữa, bị mốc, bị mọt do vi sinh vật, do côn trùng hoặc do vận chuyển
-mời đại diện nhóm trả lời.
-Gv bổ sung cho hoàn chỉnh.
-Gv yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Thực phẩm chế biến sẳn có ưu, nhược điểm gì so với nguyên liệu tươi sống? Vì sao người ta lại chế biến các nguyên liệu là nông, lâm, thủy sản thành các sản phẩm như vậy?
-Hs trả lời câu hỏi gv mời nhóm khác bổ sung.
- Gv tổng kết: thực phẩm chế biến đã khắc phục được nhược điểm của nguyên liệu tươi sống; hs trả lời được câu hỏi vì sao chính là nội dung mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến thực phẩm[như cột nội dung].
I.Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm nghiệp, thủy sản
1.Mục đích, ý nghĩa công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản
-Duy trì các đặc tính ban đầu và chất lượng của nông, lâm, thủy sản.
-Hạn chế tổn thất, hao hụt về số lượng.





2.Mục đích, ý nghĩa công tác chế biến nông, lâm, thủy sản
-Bảo quản nông, lâm, thủy sản.
-Nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản.
-Tạo sự đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của con người.

*Hoạt động 3 : Tìm hiểu về đặc điểm của nông, lâm, thủy sản
-Gv yêu cầu hs đọc mục III sgk.
-Gọi hs cho biết: nông lâm thủy sản đều có những đặc điểm gì về thành phần dinh dưỡng?
-Hs trả lời gv tổng kết bổ sung
-Gv do nông sản chứa hàm lượng nước lớn và các chất dinh dưỡng dẫn đến đặc điểm gì?
-Hs trả lời Gv nhận xét bổ sung và tổng kết.
-Gỗ có đặc điểm gì?
-Hs trả lời.
-Vì sao trong công tác chế biến nông, lâm, thủy sản, cần phải tìm hiểu đặc điểm của các sản phẩm này?
-Hs trả lời câu hỏi.
-GV sữa sai ,bổ sung và tổng kết.
II.Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản
1.Đặc điểm của nông sản và thủy sản
-Đa số nông sản và thủy sản có
hàm lượng nước lớn
-Có các chất dinh dưỡng protein, chất béo, chất bột, đường,chất xơ,
vitaminvới hàm lượng cao.
-Dễ bị các loại vi sinh vật xâm
nhiễm và gây thối, hỏng.
2. Đặc điểm của lâm sản
- Chứa hàm lượng nước nhất định.
- Chủ yếu chứa chất xơ.
- Dễ bị mốc, bị cong vênh và mối mọt xâm nhập.
- Lâm sản có nhiều chất sơ nên chủ yếu được dùng trong các ngành công nghiệp chế biến.
*Hoạt động 4 : Tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường đến nông, lâm, thủy sản
-Gv những yếu tố nào của môi trường có thể ảnh hưởng đến nông lâm thủy sản?
-Hs dựa vào kiến thức đã biết để trả lời
[Gv chú ý 3 yếu tố là độ ẩm , nhiệt độ và các sinh vật gây hại.3 yếu tố đó ảnh hưởng đến nông, lâm, thủy sản].
Tích hợp gd ứng phó với biến đổi khí hậu
Nhiệt độ tăng cao -> rau quả mau hỏng hơn. Khi nhiệt độ trái đất tăng lên, công tác bảo quản trở nên khó khăn hơn, tốn kém hơn.
-sự tác động của các yếu trên để lại những hậu quả gì?
-Trong công tác bảo quản nông , lâm, thủy sản cần chú ý điều gì?
III.Ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến nông lâm thủy sản trong quá trình chế biến
-Độ ẩm làm cho nông lâm thủy sản bị ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật, côn trùng phát triển phá hại.
-Nhiệt độ tăng cao làm tăng sự hoạt động của vi sinh vật, làm thúc đẩy các phản ứng hóa sinh, làm cho chất lượng nông, lâm, thủy sản giảm
- Các sinh vật gây hại khác: vi sinh vật, côn trùng gây hại, động vậtxâm nhập khi chúng gặp điều kiện thích hợp, gây hỏng và hao hụt số nông, lâm, thủy sản.
3.Củng cố:
-Nông lâm thủy sản có những đặc điểm gì?
-Vì sao phải bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản?
4.Hướng dẫn tự học ở nhà:
-Về xem lại nội dung bài học.
-Trả lời câu hỏi cuối bài.
-Xem trước bài 41.
V.Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Video liên quan

Chủ Đề