Giảm thuế trước bạ ô tô 2023

Từ hôm nay [1/6/2022], chính sách hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ đối với các dòng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước của Chính phủ đã hết hiệu lực. Với việc người dùng không còn ôm tâm lý sốt ruột mua xe để chạy thuế trước bạ và các sản phẩm nhập khẩu có thể tự tin cạnh tranh với xe nội địa mà không còn phải “gồng mình” với các chương trình khuyến mãi, thị trường ô tô Việt Nam sẽ ra sao?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước ở tháng 5 vừa qua tăng 13,2% so với tháng 4 trước đó, đạt 44.500 xe còn ô tô nhập khẩu có 19.000 chiếc được thông quan, tổng cộng khoảng 63.500 ô tô mới xuất xưởng. Số lượng này chắc chắn sẽ không thể tiêu thụ hết trong tháng 5/2022 và sẽ dư ra cho tháng 6 này.

Tất nhiên ở thời điểm hiện tại, các hãng xe chưa công bố doanh số của tháng 5/2022 nên chưa rõ tổng lượng xe thị trường tiêu thụ là bao nhiêu nhưng chúng ta có thể nhìn vào tháng 4 trước đó để tham chiếu. Theo Hiệp hội Các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam [VAMA] thống kê, ở tháng 4 vừa qua các thành viên bán được 42.359, phối hợp với VinFast, TC Motor và một số hãng khác không công bố kết quả bán hàng, ước tính vào khoảng 50.000 xe hơi được bán ra trong tháng 4/2022.

Dự đoán tổng lượng xe bán ra trong tháng 5/2022 sẽ không chênh lệch nhiều so với con số trên hoặc thậm chí còn ít hơn. Nguyên nhân là bởi dù tháng 5 vừa qua là tháng cuối các dòng xe lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, nhưng thị trường bốn bánh nước ta ở những ngày cuối tháng 5 lại khá im ắng. Cụ thể, theo số liệu được báo haiquanonline đưa ra, trong ngày 30/5/2022 chỉ có 544 xe ô tô được đăng ký mới trên toàn quốc.

Những dấu hiệu này cho thấy thị trường ô tô Việt Nam bước sang tháng 6 sẽ bắt đầu giảm nhiệt khi lượng xe xuất xưởng ở tháng trước đó vẫn còn dư khá nhiều và đồng thời nhu cầu mua xe của người dùng sẽ giảm khi không còn ưu đãi lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, tình trạng “bia kèm lạc” của nhiều mẫu xe “hot” trên thị trường sẽ không thể chấm dứt ngay bởi hiện tại nhiều hãng xe vẫn đang gặp vấn đề ở chuỗi cung ứng linh phụ kiện và chip bán dẫn, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất xe mới, không chỉ tại Việt Nam mà cả ở trên thế giới.

Hiện tại, nhiều mẫu ô tô “hot” vẫn đang bị bán chênh giá tại đại lý từ vài chục triệu đồng [có thể kể đến như Toyota Raize, Hyundai Creta, Ford Ranger] cho đến cả trăm hoặc vài trăm triệu đồng [ví dụ: Hyundai Santa Fe, Hyundai Tucson, Toyota Camry, Ford Explorer] thậm chí lên tới cả tỷ đồng như Toyota Land Cruiser [ghi nhận ở tháng 5 trước đó giá “lạc” lên tới 1,6 tỷ đồng]. Tình hình thiếu hụt linh phụ kiện không chỉ khiến nhiều mẫu xe gặp phải tình trạng “bia kèm lạc” mà còn khiến nhiều mẫu xe khác trên thị trường phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ đề xuất do giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Ví dụ như Ford Việt Nam điều chỉnh tăng giá bán Ranger và Everest từ đầu năm 2022 còn trong tháng 5 vừa qua có tới 9 mẫu xe của Toyota Việt Nam được điều chỉnh tăng từ 5 – 40 triệu đồng, một số dòng xe Lexus tăng từ 40 – 70 triệu đồng, vài mẫu xe Kia cũng tăng từ 5 – 20 triệu đồng và đáng kể nhất là Mercedes-Benz điều chỉnh giá của 7 dòng xe, trong đó mẫu tăng nhiều nhất tới 170 triệu đồng.

[PLO]- Chính phủ ban hành Nghị định 32/2022 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Ngày 21-5, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2022 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Theo đó, Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2022 đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước.

Ô tô sản xuất trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đến hết ngày 20-11, cụ thể như sau:

Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6 năm 2022 chậm nhất là ngày 20-11.

Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 7 năm 2022 chậm nhất là ngày 20-11.

Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 8 năm 2022 chậm nhất là ngày 20-11.

Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 9 năm 2022 chậm nhất là ngày 20-11.

Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.

Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa phải nộp số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh trên tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đã kê khai trong thời gian được gia hạn.

Trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế tiêu thụ đặc biệt riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp ô tô thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31-12. Sau thời gian gia hạn theo Nghị định này, việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành.

Lộ thông tin mới nhất về mẫu xe điện Hyundai Ioniq5

[PLO]- Hyundai và Kia đều chuẩn bị ra mắt các mẫu xe điện hàng đầu của họ trong vòng vài tháng tới, trong đó mẫu xe Hyundai Ioniq5 có thể lắp ráp tại thị trường Ấn Độ.

THY NHUNG

[SHTT] - Tiếp tục giảm thuế phí trước bạ ô tô trong nước là một trong những đề xuất của nhóm nghiên cứu Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng một số chuyên gia khi thiết kế gói kích thích kinh tế.

Nhóm nghiên cứu Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng một số chuyên gia vừa đưa đề xuất đáng chú ý liên quan đến gói hỗ trợ phục hồi tổng thể nền kinh tế.

Ông Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, đại diện nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế và các chuyên gia, cũng đưa ra những đề xuất về chương trình phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023, với trị giá thực tế khoảng 5,48% GDP, tương tương 445.760 tỉ đồng.

Về chính sách tài khóa, tiền tệ trong thời gian tới, ông Lực cho rằng, cần tác động cả tổng cung và tổng cầu. Đồng thời mang tính khả thi và triển khai nhanh, gọn, hiệu quả. Nâng cao năng lực y tế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận tài chính, vốn và an sinh xã hội. Thời gian 2 năm 2022-2023, đối tượng là lao động và người sử dụng lao động.

Cụ thể, đề xuất Chính phủ giảm thuế VAT với 2 phương án hỗ trợ 1% hoặc 2%, tương đương 32.370 tỉ đồng hoặc 60.200 tỉ đồng; giảm phí bảo hiểm xã hội 5% hoặc 10% tương đương 26.170 tỉ đồng và 52.340 tỉ đồng.

Đáng chú ý, gói này cũng đề xuất giảm 30% phí bảo vệ môi trường 2022 trị giá 18.924 tỉ đồng. Phí trước bạ ôtô trong nước cũng được đề xuất giảm 50% trong 6 tháng năm 2023, tương đương khoảng 4.000 tỉ đồng.

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất bảo lãnh khoản vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức 80.000 tỉ đồng, kèm theo một gói hỗ trợ lãi suất 25.000 tỉ đồng; và tăng đầu tư cơ sở hạ tầng trong 2 năm 2022 - 2023 với 150.000 tỉ đồng.

Xe mới nối nhau ngày đầu giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước [Ảnh: Quân Đỗ].

Lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất lắp ráp trong nước được giảm 50% từ ngày 1.12 năm nay là một trong những giải pháp của Chính phủ nhằm hỗ trợ ngành sản xuất ôtô vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Theo VAMA, doanh số ôtô trong quý III đạt 34.467 chiếc [giảm 50,7% so với cùng kỳ] do các nhà phân phối/đại lý đã phải đóng cửa các cửa hàng để thực hiện giãn cách xã hội. Đặc biệt, doanh số bán ôtô trong tháng 8 chỉ đạt 8.884 chiếc - thấp nhất kể từ năm 2015.

Trước đó, ngày 15/10, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về việc giảm 50% thuế trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước và lắp ráp từ ngày 15/11/2021 đến hết ngày 30/05/2022.

VnDirect cho rằng nhu cầu bị dồn nén và chính sách ưu đãi từ Chính phủ sẽ hỗ trợ cho doanh số ô tô phục hồi trở lại kể từ quý IV.

Cũng theo VnDirect, Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề lên kết quả kinh doanh trong quý III của các công ty ô tô niêm yết. Hầu hết các công ty đều ghi nhận lỗ ròng.

Quang Duy

Chủ Đề