Gió tiếng Hán là gì

Giáo sư TQ: 'Tiếng Anh có gốc Hán và văn minh châu Âu từ TQ

Nguồn hình ảnh, Thinkstock

Chụp lại hình ảnh,

Từ điển Trung - Anh

Một giáo sư Trung Quốc nêu ra thuyết rằng tiếng Anh chẳng qua là một nhánh của tiếng Trung và văn minh châu Âu đến từ Trung Hoa.

Người Âu lên vũ trụ cũng phải học tiếng Trung

Thần thoại Ấn Độ 'đã có phi cơ và tế bào gốc'

Khái niệm 'Hán tộc' có từ bao giờ và để làm gì?

Quảng cáo

Ông Địch Quế Lâm, chủ tịch Hội Nghiên cứu Văn minh Thế giới ở Trung Quốc đã có buổi nói chuyện được tường thuật trên mạng xã hội Trung Quốc hôm 22/07.

Nhưng gần đây tin này mới được các báo tiếng Anh như Taiwan News đăng tải lại, với sự nghi ngờ nhất định.

BBC News Tiếng Việt đã tìm hiểu bài nói chuyện của ông Địch thì được biết, ông nêu ra một số ví dụ để cho rằng tiếng Anh 'có nguồn gốc từ tiếng Trung'.

Ví dụ màu vàng [yellow], có gốc từ 'lá vàng rơi' trong Hán ngữ 'yeluo' [葉落 - diệp lạc].

Shop có gốc từ 'shangpu' [商铺-thương phổ]- cũng là cửa hiệu buôn bán.

Heart có gốc từ 'hede' [核的 - hạch đích].

Không chỉ dừng ở tiếng Anh, ông Địch còn cho rằng các tiếng Nga, Đức, Pháp...đều trải qua quá trình 'Hán hóa' để có diện mạo như ngày hôm nay.

Cũng từ hội nghiên cứu này, một giáo sư khác là Chu Huyền Thức thì cam đoan rằng văn minh châu Âu "là một nhánh sinh sau của văn minh Trung Hoa".

Ông Chu cho rằng vào thế kỷ 15, người châu Âu vì xấu hổ do thua kém Trung Hoa nên đã bịa ra các chuyện về văn minh Ai Cập, Hy Lạp và La Mã, hoàn toàn "dựa trên lịch sử Trung Quốc".

Nguồn hình ảnh, British Museum

Chụp lại hình ảnh,

Tượng nữ thần Venus của Hy Lạp. Nay một giáo sư TQ cho rằng văn minh Hy Lạp là do người châu Âu bịa ra, dựa trên lịch sử Trung Quốc

Được biết hội này có kế hoạch lập các chi nhánh ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc và cả Madagascar để "phục hồi" sự thực về văn minh nhân loại, phản đối các câu chuyện do người châu Âu "bịa ra" về văn minh cổ đại.

Có liên hệ gì không?

Đây không phải là lần đầu tiên tại Trung Quốc có nhà nghiên cứu nêu ra mối liên hệ họ cho là rất mật thiết giữa Anh ngữ và Hán ngữ.

Hồi 2007, một giáo sư đại học ở tỉnh Hồ Nam, ông Vương Bội Lương đã nêu ra thuyết về quan hệ giữa hai ngôn ngữ này và còn công bố từ điển 'Anh Hán đồng nguyên' với hàng nghìn từ.

Tuy nhiên, các đề xuất mang tính lấy Trung Hoa làm tâm điểm của nghiên cứu văn hóa thế giới nói trên, thường ít được giới khoa học quốc tế để ý.

Ngay tại Trung Quốc, quan điểm chính thống cho rằng tiếng Trung thuộc nhóm ngôn ngữ Hán - Tạng [Sino-Tibetan] ở Đông Á.

Ngôn ngữ này ban đầu chỉ tập trung ở phía Tây Bắc, không có liên hệ gì với cả tiếng Mãn Châu, các tiếng miền Đông Nam và Tây Nam của Trung Quốc.

Chừng 6000 năm trước thì hình thành văn tự tượng hình sơ khai cho Hán ngữ.

Đa số các tiếng châu Âu hiện đại, gồm cả Anh, Đức, Nga, Pháp, Ý...có gốc từ một trong hai nhánh lớn của ngôn ngữ Ấn -Âu [Indo-European languages].

Một nhánh xuất xứ từ vùng Anatolia, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, và một nhánh hình thành ở khu vực Ấn Độ - Iran. Ngoài ra còn có các nhánh nhỏ tạo ra tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Celtic, Đức cổ, Armenian, Tocharian, tiếng Balto-Slavic và Albanian.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tập viết chữ Hán

Giới nghiên cứu cho rằng tiếng Ấn - Âu đã hình thành ít nhất 9500 năm trước.

Không chỉ ở Trung Quốc mới có hiện tượng tự tôn dân tộc qua cách tìm về quá khứ văn hóa, ngôn ngữ của một quốc gia.

Gần đây, ở Ấn Độ còn có phong trào đòi viết lại sách giáo khoa để đưa vào "bằng chứng" nói thần thoại Ấn Độ đã mô tả hết cả các vụ thử nguyên tử, tàu vũ trụ và phẫu thuật hiện đại.

Xem thêm:

'Tôi nghe tiếng Việt vang reo ở xứ Đài'

Video liên quan

Chủ Đề