Giống lúa st25 bán ở đâu

Xuôi theo Quốc lộ 25 chúng tôi tìm về huyện Phú Thiện - nơi được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất Gia Lai. 

Trước đây, một số giống lúa như LH12, JO2, TBR225, DT6, OM4900… đã cho ra đời những hạt gạo năng suất chất lượng, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao.

Kế thừa những thành tựu của địa phương cùng mong muốn nâng cao chất lượng gạo Phú Thiện, ông Phạm Ngọc Nghĩa - Giám đốc HTX Nông nghiệp Chư A Thai [xã Ia Ake, huyện Phú Thiện] đã trực tiếp vào Sóc Trăng tìm mua giống lúa ST25 về trồng thử nghiệm. Trước đó, HTX Nông nghiệp Chư A Thai cũng là một trong những đơn vị tiên phong tham gia xây dựng thương hiệu gạo Phú Thiện.

Ông Phạm Ngọc Nghĩa-Giám đốc HTX Nông nghiệp Chư A Thai giới thiệu sản phẩm gạo ST24. Ảnh: Trần Hiền

Theo ông Phạm Ngọc Nghĩa - Giám đốc HTX Nông nghiệp Chư A Thai, đơn vị sẽ không chạy đua về số lượng, diện tích lúa mà đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng hạt gạo ST25.

HTX sẽ thu mua lúa, gạo ST25 của người dân với giá cả hợp lý nhất và đảm bảo chất lượng khi bán cho người tiêu dùng.

Trao đổi với phóng viên về quá trình ươm mầm những cây giống ST25 đầu tiên ở vựa lúa lớn nhất Gia Lai, ông Phạm Ngọc Nghĩa cho biết: "Sau khi biết đến giống lúa ST25, bản thân tôi được huyện giao vào Sóc Trăng, đến tận công ty của kỹ sư Hồ Quang Cua mua 1,5 tạ giống về trồng khảo nghiệm trên diện tích 5 sào. Ban đầu vào làm việc, dự định mua giống nguyên chủng nhưng ông Cua không bán, chỉ bán giống xác nhận. Sau thời gian trồng thử nghiệm 5 sào, chúng tôi tiếp tục nhân rộng giống ST25 trên diện tích 2ha. Vụ đông xuân 2021 vừa qua 2ha này thu về 16 tấn, bình quân đạt 8 tấn/ha".

Theo đánh giá của ông Nghĩa, sau 120 ngày sinh trưởng và phát triển, giống lúa ST25 khá phù hợp với khí hậu và thời tiết vì vậy chất lượng hạt gạo đẹp, sáng. 

Song quá trình sản xuất gạo ST25 còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đầu ra, tiếp cận rất chậm, đội giá lên rất cao. 

Bởi thu mua lúa tươi đã 6.500 đồng/kg, khi đưa vào sấy tỉ lệ hao hụt tới 20% [1 tạ còn 80kg], như vậy, sẽ phải bán ra 8.000-9.000 đồng kg/lúa. Còn đối với giá gạo, khi xay xát tỷ lệ khá thấp [1 tạ còn 58kg], giá thành gạo sẽ phải nâng cao. Bởi vậy sức mua của người tiêu dùng còn hạn chế.

Hiện sản phẩm gạo ST25 của HTX đang được bán ở Gia Lai, Đà Nẵng, TP.HCM, Đăk Lăk… với mức giá dao động từ 21.000 - 24.000 đồng/kg. Vừa qua, HTX đã trực tiếp xuất bán 2 tấn gạo ST25 lên TP.Pleiku [Gia Lai] với giá 24.000 đồng/kg.

Không chạy đua số lượng, chú trọng chất lượng

Tương tự ông Nghĩa, ông Đỗ Văn Năm - Giám đốc HTX Nông sản an toàn Phú Thiện thông tin: "Trước đây, gia đình tôi cũng gieo sạ các giống lúa truyền thống như mọi người. Nhưng khi thấy 1 số bạn bè ở Đăk Lăk và Đăk Nông trồng giống lúa ST24 và ST25 cho thu nhập cao nên tôi bắt đầu tìm đến 2 giống lúa này. Theo đó, năm 2020 tôi đã trồng thử nghiệm hơn 2ha giống lúa ST24 và 2 sào giống lúa ST25".

Ông Năm cho hay, theo quan sát, cả 2 giống lúa này đều sinh trưởng và phát triển tốt, cứng cây, đẻ nhánh mạnh, đỡ sâu bệnh và chất lượng gạo ngon. Đặc biệt giống lúa ST25 còn cho năng suất cao, 2 sào vụ mùa trước cho ông thu về 19 tấn.

"Chất lượng gạo ST25 ngon khá mềm, dẻo và thơm, nhưng tỷ lệ hao hụt lớn nên gia đình cũng đang để ăn chứ không bán. Năm nay, tôi đã tăng diện tích giống lúa ST25 lên 5-6 sào. Bên cạnh việc phát triển thêm diện tích, tôi sẽ chú trọng hơn về chất lượng gạo ST25. Bởi lẽ năm nay tôi sẽ bán ra ngoài thị trường và quan trọng hơn sẽ đưa 2 loại gạo ST24 và ST25 tham gia chương trình OCOP" - ông Năm kỳ vọng.

Song song việc thử nghiệm giống lúa mới là ST25 tại địa phương, ông Năm còn liên kết, trồng mở rộng đối với dòng ST24.

 Hiện ông liên kết với Công ty TNHH Sản xuất thương mại Việt Mỹ [Khánh Hòa] gieo sạ giống ST24 với diện tích khoảng 2ha. 

Theo đó, 2ha này ông Năm sẽ phải áp dụng quy trình canh tác theo hướng bán hữu cơ. Công ty cam kết cung ứng phân bón và bao tiêu sản phẩm với mức giá 7.000 đồng/kg lúa tươi.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Trọng Thành - Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Thiện nhấn mạnh: "Đối với 2 giống lúa là ST24 và ST25, năm 2019 huyện cũng đã đưa giống lúa từ Sóc Trăng về thử nghiệm tại địa phương, thời gian thử nghiệm là 2 năm. Khoảng 2 tuần nữa, chúng tôi sẽ tổng kết và đưa ra đánh giá mô hình thử nghiệm 2 giống lúa trên. Nhận định ban đầu về giống lúa ST25, tuy không thể bằng các dòng lúa thường [bởi các giống lúa thơm năng suất sẽ thấp hơn], hạt khá nhỏ nhưng năng suất cũng đạt loại khá. Đặc biệt giống lúa ST25 rất cứng cây, khá thích hợp với mùa mưa, bão tại địa phương".

Theo ông Thành, hiện các HTX và người dân trồng thử nghiệm giống lúa ST25 khá nhiều, khoảng vài chục ha. Đối với dòng ST25, khi người dân bán sản phẩm gạo sẽ đem lại giá trị cao hơn. Ngược lại, người dân chỉ dừng ở khâu bán lúa tươi sẽ không có lời nhiều. 

Nhằm nâng cao giá trị đối với gạo ST25, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh trong việc xây dựng thương hiệu gạo ở địa phương, các HTX đã chuyển giao, hướng dẫn người dân hoàn thiện sản phẩm gạo ST25 và thu mua sản phẩm gạo cho người dân. Như vậy, lợi nhuận mang lại cho người dân sẽ cao hơn, chất lượng gạo ngon hơn. 

Hà Nội trồng thử nghiệm lúa ST25

Mối đây, Hội Nông dân huyện Đan Phượng [Hà Nội] đã đưa vào trồng khảo nghiệm giống lúa ST25 ở vụ xuân năm 2021. Cụ thể, vụ xuân năm 2021, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã phối hợp với Công ty Hoàng Giang, Công ty Phân bón lá A2 xây dựng mô hình trình diễn giống lúa chất lượng cao ST25 tại xã Thọ An, với diện tích 1.800m2. Mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ; sử dụng chế phẩm sinh học hữu cơ để sản xuất.

Hà Nội trồng thử nghiệm lúa ST25.

PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa cho biết, KS Hồ Quang Cua khi nghiên cứu ra giống lúa ST18 [là dòng lúa ST đầu tiên] đã cùng thảo luận với PGS.TS Nguyễn Văn Hoan về những đặc tính của dòng lúa này để phát triển chuyên sâu. Theo đó, dòng lúa ST ra đời để thích hợp với điều kiện với vùng nuôi tôm ở Sóc Trăng. Khi đó, sau khi thu hoạch tôm thì sẽ trồng lúa. Đất này đã đầy đủ dinh dưỡng, quá trình trồng lúa không sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu và phân bón hóa học này. Các dòng lúa ST24 và ST25 sau này cũng phát triển từ dòng ST18. Càng ở các thế hệ sau này thì lúa ST càng có khả năng chịu mặn cao hơn, đó cũng là đặc điểm của đất lúa tôm.

Tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của giống lúa tốt, năng suất trung bình từ 60 - 70 tạ/ha. Một trong những ưu điểm nhất của giống lúa này là hạt gạo dài trắng trong, cơm ăn ngon, đậm và mềm. Tuy nhiên, khi trồng ở miền Bắc, giống lúa ST25 sẽ cho chất lượng không cao như trồng ở Sóc Trăng, năng suất cũng sẽ kém hơn và chất lượng hạt gạo cũng thấp hơn.

“Giống lúa này canh tác trong điều kiện ở miền Bắc thì có thể tỷ lệ hạt gạo gãy cao hơn, do đó, giá thành gạo cũng sẽ thấp hơn. Người trồng lúa phải lưu ý những đặc điểm này để không kỳ vọng quá cao khi canh tác. Việc trồng ở miền Bắc không có hại gì, nhưng sẽ không ngon như lúa trồng ở Sóc Trăng”, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cho biết thêm.

Trồng thử nghiệm vụ Xuân là sai lầm

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, giống lúa ST thường chỉ trồng 1 vụ, dù thời gian sinh trưởng ngắn. Nếu đưa giống lúa này ra trồng ở miền Bắc thì nên chọn trồng vào vụ mùa thay vì vụ xuân. “Khi đưa giống lúa này ra miền Bắc, mà lại trồng vào vụ xuân thì gạo sẽ không đạt chất lượng cao. Lý do là ở vụ xuân, biên độ nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm không lớn nên không tạo ra được chất lượng gạo ngon. Không chỉ gạo ST mà tất cả các giống lúa khác đều như vậy. Ví dụ như giống gạo nếp Tú Lệ ở [Yên Bái] chỉ cho chất lượng cao khi được trồng ở vụ mùa. Đó là thời điểm chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất cao, khiến gạo có chất lượng cao. Hay giống chuối tiêu ở miền Bắc ăn vào mùa đông rất ngon, nhưng mùa hè lại rất chua, nhão dù quả rất to đẹp cũng là vì lý do thời tiết như vậy.

“Do đó, việc Hà Nội trồng thử nghiệm giống lúa ST25 ở vụ Xuân tôi cho là chưa hợp lý, khó tạo ra sản phẩm gạo thơm ngon, chất lượng cao. Gạo ngon hơn cả là được trồng ở vụ mùa. Tuy nhiên, loại gạo này hiện được thị trường rất ưa chuộng, nên có thể chỉ cần là giống gạo này thôi đã có thể dễ dàng tiêu thụ. Việc canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học… cũng là một tiêu chí tạo ra gạo chất lượng cao”, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cho hay.

Lúa ST25. [Nguồn: baocamau.com.vn]

Mối đây, Hội Nông dân huyện Đan Phượng [Hà Nội] đã đưa vào trồng khảo nghiệm giống lúa ST25 - giống lúa liên tiếp đạt các giải nhất, nhì trong cuộc thi "Gạo ngon thế giới" các năm 2019, 2020 tại Philippines và Mỹ, ở vụ Xuân năm 2021 bước đầu cho thấy giống lúa này phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật thâm canh của nông dân trên địa bàn huyện. 

Cụ thể, vụ Xuân năm 2021, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã phối hợp với Công ty Hoàng Giang, Công ty Phân bón lá A2 xây dựng mô hình trình diễn giống lúa chất lượng cao ST25 tại xã Thọ An, với diện tích 1.800m2.

Mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ; sử dụng chế phẩm sinh học hữu cơ để sản xuất. Ngoài ra, hội nông dân huyện còn xây dựng quy trình, sổ nhật ký để hướng dẫn nông dân chăm sóc cho cây lúa từ khâu ngâm ủ giống, gieo trồng đến khi thu hoạch.

Ông Trần Văn Chính, hội viên Hội Nông dân xã Thọ An, hộ tham gia trồng khảo nghiệm giống lúa ST25 cho biết, giống lúa này rất phù hợp với điều kiện địa thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương.

[Câu chuyện thương hiệu gạo ST25 và bài học cho các start-up Việt Nam]

Tỷ lệ nảy mầm cao đạt trên 94,3%; giai đoạn mạ cây con đanh rảnh, sạch bệnh và chịu rét tốt; lúa phát triển khỏe và đẻ nhánh tập trung; giai đoạn phân hoá đòng có lá đòng đứng, long mo và sạch bệnh.

Giống có kiểu hình gọn, góc lá đòng đứng, bản lá to trung bình, trỗ thoát, nòng mo nhỏ, bộ lá đòng xanh cho đến khi thu hoạch ST25 hạt nhỏ, thon dài. Số bông hữu hiệu/khóm cao, năng suất cao.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, giống lúa ST25 có thời gian sinh trưởng ngắn ngày hơn các giống lúa đối chứng như J01, Bắc thơm 7, 9 và Khang dân 18.

Tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh khá; giống lúa này có tiềm năng, năng suất trung bình từ 60-70 tạ/ha. Một trong những ưu điểm nhất của giống lúa này là hạt gạo dài trắng trong, cơm ăn ngon, đậm và mềm.

Hiện giá gạo ST25 cũng cao gấp đôi so với các giống gạo truyền thống ở địa phương và thị trường rất tiềm năng. 

Với những kết quả đạt được qua quá trình trồng khảo nghiệm giống lúa ST25 nêu trên, Hội Nông dân huyện Đan Phượng cũng đề nghị chính quyền hỗ trợ bà con nông dân trên địa bàn sản xuất trên diện rộng để tăng hiệu quả canh tác.

Với định hướng phát triển nông nghiệp tại địa phương theo hướng bền vững, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, an toàn theo chuỗi giá trị.

Hiện nay, Hội Nông dân huyện Đan Phượng cũng hướng nông dân sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ, có như vậy sản phẩm sản xuất ra mới có giá trị cao và dễ tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. 

Ông Thiều Văn Son, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng, cho biết để giúp bà con nông dân tiếp cận với những giống lúa mới, giống cao sản có tiềm năng năng suất cao, hội nông dân huyện thường xuyên phối hợp các ngành chức năng, các vụ, viện, công ty, trung tâm thuộc lĩnh vực nông nghiệp có chương trình hợp tác với những đơn vị cung ứng giống nhằm tìm ra giống lúa thích nghi với điều kiện địa phương, cho năng suất, chất lượng tốt để phục vụ cho nhu cầu của thị trường hiện nay./.

[TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề