Gửi tiết kiệm lãi nhập gốc là gì

Lãi nhập gốc là phương pháp tính lãi khi gửi tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách gửi tiền sao cho hiệu quả và hưởng tiền lãi nhiều nhất. Cùng Finhay đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Hiểu đúng lãi nhập gốc là gì?

Hiểu một cách đơn giản, lãi nhập gốc là một hình thức tính lãi được thực hiện với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn nhưng khác ở chỗ khi đến thời hạn tất toán mà bạn không đến nhận lãi thì toàn bộ số tiền này sẽ tiếp tục gửi tiết kiệm với kì hạn giống với kỳ hạn cũ, lãi suất cũng bằng lãi suất cũ. Bởi vậy lãi nhập gốc còn được gọi là lãi suất kép

Trường hợp khác, hình thức lãi nhập gốc còn được diễn ra trong trường hợp có sự thỏa thuận thống nhất từ phía bạn và ngân hàng.

  • Tiền gửi không kỳ hạn: Việc quản lý tiền gửi và tính lãi nhập gốc sẽ được tính vào thời điểm những ngày cuối của tháng. Tùy vào các đơn vị ngân hàng mà sẽ có quy định về khoảng thời gian này.
  • Tiền gửi có kỳ hạn: Trường hợp khi đến hạn trả lãi nhưng bạn không đến quyết toán sổ tiết kiệm và nhận tiền thì theo như thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do thỏa thuận từ trước thì ngân hàng sẽ tự động thực hiện tính lãi nhập gốc cho bạn. Khi đó, nhân viên ngân hàng sẽ tiếp tục mở một sổ tiết kiệm mới có kỳ hạn mới bằng số kỳ hạn cũ, với lãi suất cũng bằng lãi suất cũ và tiền gốc mới chính là số dư của tiền gốc cũ cộng với tiền lãi nhập gốc.

Công thức tính lãi nhập gốc

Đối với mỗi hình thức gửi tiết kiệm sẽ có công thức tính lãi nhập gốc khác nhau, căn cứ vào số ngày gửi thực tế và lãi suất áp dụng hiện hành. 

Với tiền gửi không kỳ hạn

Số tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng x lãi suất [tháng]/30 ngày

Trong đó: Tổng tích số lãi trong tháng = ∑ [số dư x số ngày trên thực tế mà số dư tồn tại ]

Số gốc mới = Dư gốc [Tính đến ngày lãi nhập gốc] + Số tiền lãi nhập gốc

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Tiền lãi = Số dư tiền gửi x Thời gian gửi x Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi tiền

Gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi

Ví dụ: Bạn đang có số tiền 400 triệu đồng và đang có nhu cầu gửi tiết kiệm. Bạn gửi tiền với kỳ hạn 2 tháng và đáo hạn nhập lãi vào gốc. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 2 tháng 7%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 9%/năm. Sau một năm, số tiền khách hàng nhận được theo cả 2 cách được tính như sau:

  • Bạn gửi kỳ hạn 12 tháng với lãi suất tạm tính là 9%/năm thì bạn được hưởng lãi trong 12 tháng là:

Tiền lãi = 400 triệu x 9%/12 x 12 tháng = 36 triệu

  • Bạn gửi tiền kỳ hạn 2 tháng với lãi suất 7%/năm, tiền lãi trong 2 tháng là:

Tiền lãi = 400 triệu x 7%/12 x 2 = 4,67 triệu đồng
Lần 2: Tiền lãi = [400 triệu đồng + 4,67 triệu đồng] x 7%/12 x 2 = 4,72 triệu đồng
Lần 3: Tiền lãi = [400 + 4,67+ 4,72] x 7%/12 x 2 = 4,78 triệu đồng
Lần 4: Tiền lãi = [400 + 4,67+ 4,72 + 4,78] x 7%/12 x 2 = 4,83 triệu đồng
Lần 5: Tiền lãi = [400 + 4,67+ 4,72 + 4,78 + 4,83] x 7%/12 x 2 = 4,89 triệu đồng
Lần 6: Tiền lãi = [400 triệu đồng + 4,67 triệu đồng] x 7%/12 x 2 = 4,95 triệu đồng
Vậy tổng số tiền lãi gửi 02 tháng lãi nhập gốc sau 12 tháng là 28.84 triệu đồng.

Đời sống ngày càng phát triển, nhiều người bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề gửi tiền tiết kiệm cho tương lai lâu dài. Khi sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, chắc chắn bạn đã từng nghe đến phương pháp lãi nhập gốc. Vậy, phương pháp lãi nhập gốc là gì? Công thức tính lãi nhập gốc ra sao? Hãy để VNCB giúp bạn làm rõ các vấn đề này trong bài viết sau nhé.

Không giống như lãi suất thả nổi, lãi nhập gốc là một hình thức tính lãi được thực hiện với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn nhưng đến thời gian được trả lại tiền mà khách hàng không đến nhận tiền lãi.

Bên cạnh đó, hình thức tính lãi nhập gốc này còn được thực hiện trong trường hợp có sự thỏa thuận với nhau từ trước của khách hàng và đơn vị nhận tiền từ trước.

Chúng ta có thể nhìn nhận cụ thể trong các trường hợp sau:

  • Đối với tiền gửi không kỳ hạn: Ở đây, việc tính toán cũng như quản lý tiền gửi khi tính lãi nhập gốc sẽ được tính vào thời điểm những ngày cuối cùng của tháng. Tùy vào từng ngân hàng sẽ có quy định riêng về khoảng thời gian này.
  • Đối với tiền gửi có kỳ hạn: Khi đã đến hạn trả tiền lãi nhưng khách hàng vẫn không đến nhận tiền và quyết toán sổ tiết kiệm, theo như thỏa thuận từ trước hoặc ngân hàng sẽ tự động thực hiện tính lãi nhập gốc cho khách hàng. Trong trường hợp này, nhân viên ngân hàng sẽ mở một sổ tiết kiệm mới có kỳ hạn mới bằng với số kỳ hạn cũ, lãi suất cũng bằng lãi suất cũ và tiền gốc mới chính là số dư của tiền gốc cũ cộng với tiền lãi nhập gốc.

Đối với những người bận rộn thì phương pháp này mang lại nhiều tiện ích cũng như lợi ích cho họ khi không phải đến ngân hàng để tất toán sổ tiết kiệm.

Công thức tính lãi nhập gốc như thế nào?

Nhiều người Tùy từng loại sổ tiết kiệm mà khách hàng đã mở trước đó sẽ có công thức tính lãi suất gửi tiền kiệm khác nhau. Có hai trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 1:

Công thức tính lãi nhập gốc với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền lãi = Số dư tiền gửi x Thời gian gửi x Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi tiền

Như vậy, ta sẽ có: Gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi

Trường hợp 2:

Công thức tính lãi nhập gốc với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Số tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng x Lãi suất [tháng]/ 30 ngày

Trong đó: Tổng tích số tính lãi trong tháng = ∑  [số dư x số ngày thực tế mà số dư tồn tại].

Số gốc mới = Dư gốc [Tính đến thời gian lãi nhập gốc] + số tiền lãi nhập gốc

Để có thể hình dung rõ hơn, chúng tôi sẽ ví dụ trường hợp khách hàng A. Khách hàng gửi 1 tỷ đồng vào tài khoản tiết kiệm của ngân hàng với kỳ hạn trong vòng 12 tháng. Số tiền lãi khách hàng A sẽ nhận tính theo từng quý sẽ là 20 triệu đồng. Như vậy, vị khách hàng này sẽ nhận được cả gốc lẫn lãi vào quý 2 là 1 tỷ 20 triệu đồng.

Chỉ cần dựa vào công thức ở trên là bạn đã có thể tính được các khoản tiền lãi nhập gốc cho tài khoản tiết kiệm của mình một cách đơn giản và nhanh chóng.

Gửi tiền tiết kiệm như thế nào mới là hiệu quả?

Có thể thấy khách hàng sẽ nhận được số tiền lãi khi gửi tiết kiệm 12 tháng cao hơn khi lựa chọn gửi tiết kiệm chọn hình thức lãi nhập gốc. Nhưng số tiền lãi nhận được sẽ phụ thuộc vào lãi suất mà ngân hàng quy định. Sự chênh lệch của tiền lãi khi gửi tiết kiệm 2 tháng và 12 tháng không quá lớn thì khách hàng chắc chắn có thể nhận một số tiền lãi lớn khi lựa chọn lãi nhập gốc.

Chúng ta cũng không biết khi nào mình cần phải sử dụng tiền gấp nên sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm ngắn hạn lãi nhập gốc sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm mình không rơi vào trường hợp rút tiền trước kỳ hạn sẽ bị nhận lãi suất không kỳ hạn. Một điểm nữa mà bạn cũng nên lưu ý chính là lãi suất tiết kiệm của ngân hàng luôn biến động. Nên khi lựa chọn gửi tiết kiệm ngắn hạn thì khi đáo hạn bạn sẽ được áp dụng mức lãi suất mới.

Những tiện ích đến từ phương thức lãi nhập gốc là gì?

Ngày nay, có rất nhiều ngân hàng nên khách hàng có nhiều sự lựa chọn cho mình khi muốn sử dụng các dịch vụ. Phương pháp lãi nhập gốc là một trong những ưu đãi của ngân hàng dành cho những người sử dụng dịch vụ của mình. Ngoài ra, nó còn là dịch vụ để các ngân hàng cạnh tranh nhau để thu hút khách hàng về cho mình.

Đây được xem là một phương thức thanh toán rất linh hoạt, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và được đảm bảo quyền lợi trong quá trình sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Trong trường hợp khách hàng không thể đến ngân hàng để tất toán sổ tiết kiệm thì số tiền của bạn vẫn được tính và cộng vào tiền gốc. Vào tháng kế tiếp, tổng số tiền lãi bạn nhận được sẽ dựa trên số tiền đã được cộng dồn từ tháng trước. Với những khách hàng quá bận rộn thì họ vẫn có thể hoàn toàn yên tâm về số tiền tiết kiệm mà họ gửi.

Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng đã áp dụng phương pháp tính lãi nhập gốc cho khách hàng lựa chọn như:

  • Ngân hàng Agribank
  • Ngân hàng BIDV
  • Ngân hàng VPBank
  • Ngân hàng Vietcombank
  • Ngân hàng Techcombank
  • Ngân hàng Sacombank

Hy vọng với bài viết này của VNCB sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề lãi nhập gốc là gì. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tự mình áp dụng công thức để tính toán khoản lãi mà mình sẽ nhận được như thế nào. Bạn cũng sẽ biết được cách lựa chọn cách thức gửi tiền tiết kiệm sao cho đem lại hiệu quả cao nhất cho mình.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

  • Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? Và đáo hạn như thế nào?
  • Đáo hạn ngân hàng là gì? Các hình thức đáo hạn
  • Ký quỹ là gì? Các hình thức ký quỹ
  • Nợ xấu là gì? Cách để xóa bỏ nợ xấu
  • CIC là gì? Hướng dẫn cách để kiểm tra CIC nhanh nhất

Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Chủ Đề