Hà Nội lên thành phố năm bao nhiêu?

Nhân dịp này, phóng viên [PV] Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã có cuộc trao đổi với đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội. 

Tầm nhìn chiến lược của Đảng

PV: Là người tham gia quá trình điều chỉnh này ở cả hai cương vị [Trung ương và Hà Nội], cũng là người trực tiếp lãnh đạo Thành phố Hà Nội sau mở rộng, đồng chí có thể cho biết bối cảnh Hà Nội thời điểm đó như thế nào để Trung ương đi đến quyết định chiến lược mở rộng địa giới hành chính?

Đồng chí Phạm Quang Nghị: Đòi hỏi đầu tiên là Hà Nội đang rất cần một không gian đủ lớn để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại. Diện tích Hà Nội trước khi mở rộng rất hẹp, chỉ 921,8km2, dân số khoảng 4,6 triệu người, chưa kể không thường trú. Nội thành Hà Nội có diện tích 84,3km2, chiếm 9% diện tích toàn thành phố. Quận Hoàn Kiếm có diện tích chưa tới 5km2, nhưng phải “gánh” một lượng dân cư hơn 22 vạn người. Trước yêu cầu phát triển lâu dài về mọi mặt thì diện tích của Hà Nội đã bị quá tải. Việc phải mở rộng Hà Nội là đòi hỏi cấp bách, mang tính tất yếu khách quan. Quốc hội ban hành Nghị quyết 15 là một sự kiện quan trọng, mang tính bước ngoặt, thể hiện tầm nhìn chiến lược và yêu cầu thực tiễn của việc xây dựng, phát triển Thủ đô của một đất nước có quy mô dân số 100 triệu dân.   

Khó khăn nhiều, quyết tâm, trách nhiệm càng lớn

PV: Như vậy, khối lượng công việc phải giải quyết khi đó rất lớn, thưa đồng chí?  

Đồng chí Phạm Quang Nghị: Như tôi vẫn nói với anh em khi đó, công việc của Thành phố nhiều như nước sông Hồng, cùng với đó là vô vàn khó khăn, thách thức cả về quy mô lẫn tính chất của công việc.

Ngay trong quá trình thảo luận, để đi đến thống nhất với chủ trương của Chính phủ, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về vấn đề này, không ít ý kiến bày tỏ băn khoăn, lo ngại: Sau khi mở rộng, năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của Thành phố Hà Nội liệu có đảm đương được khối lượng công việc mới mẻ, to lớn, với một địa bàn đông dân cư, diện tích lớn, đa dạng về văn hóa hay không? Rồi công tác tổ chức cán bộ sau khi hợp nhất, việc đoàn kết, thống nhất, chung tay thực hiện nhiệm vụ đặt ra liệu có đáp ứng được yêu cầu? Việc bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa của các địa phương hợp nhất với Hà Nội sẽ diễn ra như thế nào? Hay có ý kiến lo ngại đời sống, mức sống Hà Nội khi đó chưa phải đã là khá giả, nay lại phải “gánh” thêm một vùng nông thôn rộng lớn với nhiều xã, huyện của địa phương khác… thì việc chăm lo đời sống cho người dân sẽ ra sao?

Hà Nội mong muốn phát triển Thủ đô ngang tầm khu vực và thế giới. Ảnh: Trọng Hải 

Trong rất nhiều khó khăn như vậy, nổi lên là lo lắng về công tác tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp cán bộ. Đây không đơn thuần là một con số cộng cơ học, hai bộ máy, hai cơ quan nhập lại thành một mà liên quan đến vấn đề con người, tư tưởng, tâm lý, quyền lợi của từng cán bộ. Một loạt câu hỏi được đặt ra: Hai cơ quan sáp nhập, vậy bố trí ai đứng đầu? Nhiều cấp phó như vậy cần giải quyết như thế nào, sắp xếp anh em đi đâu? Những phòng, ban trực thuộc các sở, ngành thu gọn ra sao?... Cả vấn đề phong cách, lề lối, thói quen làm việc sẽ phải thay đổi, điều chỉnh ra sao?...   

PV: Vậy Hà Nội đã giải quyết những vấn đề đó như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Phạm Quang Nghị: Những lo ngại đó cũng có phần khách quan, chính đáng. Cá nhân tôi và tập thể ban lãnh đạo của Hà Nội đã lắng nghe, lĩnh hội tất cả những băn khoăn, lo lắng của dư luận. Khi đó, điều chúng tôi trăn trở nhất là làm sao sau khi hợp nhất phải giữ được sự ổn định, không để ra những xáo trộn, “đứt gãy”, làm sao để việc thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội đạt được kết quả như mong muốn.

Nhờ những giải pháp sáng tạo, hợp lý, hợp tình, chỉ trong một thời gian ngắn, Thành phố đã sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy và cán bộ, nhanh chóng bắt tay vào công việc, khắc phục có hiệu quả những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. Thành phố đã tập trung sức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy mạnh cải cách hành chính; chấn chỉnh trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực xây dựng và quản lý đô thị; đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa; tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao chất lượng công tác tiếp dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Đồng thời, thực hiện tốt hai khâu đột phá về công tác cán bộ và cải cách hành chính.

Công tác cán bộ được tiến hành bài bản, dân chủ, công khai, minh bạch. Cấp trưởng của hai đơn vị được đưa ra để tập thể phân tích, xem xét, căn cứ trình độ, năng lực từng người và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể để đánh giá ai xứng đáng hơn. Tập thể lãnh đạo cùng ngồi lại, cùng bàn bạc, thảo luận dân chủ và tiến hành bỏ phiếu. Quá trình đó phải chấp nhận có những bước đi quá độ, giải quyết hài hòa từng bước. Nếu áp dụng máy móc, rập khuôn theo mệnh lệnh hành chính thì anh em vẫn chấp hành, nhưng tư tưởng không thông, dẫn đến khó làm việc, khó phối hợp trong công việc sau này. Quá trình sắp xếp bám sát nguyên tắc chung của Đảng, đồng thời phát huy được tinh thần trách nhiệm, dân chủ trong chỉ đạo, điều hành. Nhờ vậy, mọi người làm việc đoàn kết, thống nhất, bộ máy được vận hành nhịp nhàng, hiệu quả ngay từ đầu.

Liên hoan nghệ thuật múa Rồng - Hà Nội năm 2020 chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: THANH TÙNG 

PV: Là người “đứng mũi chịu sào”, đồng chí có cảm thấy bị áp lực?

Đồng chí Phạm Quang Nghị: Rất áp lực. Tất nhiên trách nhiệm lớn ấy còn đặt lên vai nhiều người khác nữa. Nhưng với trách nhiệm của người đứng đầu, tôi phải lo nghĩ nhiều hơn. Trừ lúc ngủ, khi thức dậy là suy nghĩ làm sao cùng các anh trong Ban Thường vụ lãnh đạo, chỉ đạo cho đúng, vừa được việc chung mà cũng hài hòa quyền lợi của mọi người. Lúc đó tôi đã nghĩ khi hợp nhất hai cơ quan sẽ có những vướng mắc nhất định do đặc điểm, cách thức, phương pháp quản lý, điều hành của hai bộ máy, hai tập thể trước đó không hoàn toàn giống nhau. Phải có thời gian mới tạo nên sự hài hòa, đồng bộ, ăn khớp được, có những việc không thể đốt cháy giai đoạn được. Điều đáng mừng là quá trình đó diễn ra theo chiều hướng thuận, tốt dần lên.

Vươn mình bứt phá

PV: Nhìn lại 15 năm qua từ khi mở rộng, những đổi thay nào của Hà Nội khiến đồng chí ấn tượng nhất?

Đồng chí Phạm Quang Nghị: Về mặt trực quan mọi người đều có thể cảm nhận được sự phát triển đi lên về nhiều mặt của Hà Nội, không chỉ giữ vững tốc độ tăng trưởng cao, là đầu tàu, động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của cả nước.

Sau khi mở rộng, Thủ đô của chúng ta có những khu đô thị hiện đại, những dự án quy mô, những cây cầu mới, những trục đường lớn kết nối với các địa phương... Chúng ta có quỹ đất rộng lớn hơn để di dời các trụ sở, xí nghiệp, trường học, bệnh viện… Tuy việc di dời này chưa thực hiện được một cách hoàn hảo như mục tiêu mong muốn, nhưng quá trình đó đang diễn ra, và tôi tin chúng ta sẽ tiếp tục làm tốt việc đó.

Xin nêu một vài con số để so sánh. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.500 USD; năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng, khoảng 5.950 USD, gấp 1,45 lần cả nước [khoảng 4.110 USD] và gấp 3,5-3,8 lần so với năm 2008. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hơn 58 tỷ USD [gấp 1,93 lần so với năm 2008]. Điều này đồng nghĩa với việc đời sống người dân được cải thiện, nâng cao.

An ninh, trật tự cũng là điều được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Thật tự hào khi Thủ đô của chúng ta liên tục được thế giới đánh giá là điểm đến an toàn, hấp dẫn. Ngay cả nguyên thủ của những quốc gia có yêu cầu rất cao về an ninh, trong những chuyến thăm Việt Nam vẫn thoải mái đi dạo, thưởng thức ẩm thực của Hà Nội. Không có nhiều Thủ đô trên thế giới có được môi trường an ninh, bình yên như thế.  

Một đoạn đường ở xã nông thôn mới kiểu mẫu Song Phượng [Đan Phượng, Hà Nội]. Ảnh: TRỌNG TÙNG  

Hay diện mạo khu vực đô thị và nông thôn cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực, sạch đẹp, văn minh, hiện đại hơn. Nhiều không gian đô thị xanh, văn minh, hiện đại đã và đang hình thành. Trong nhiều năm, nhờ sự đầu tư lớn cả về chính sách và nguồn lực cho khu vực nông thôn, Hà Nội đã giải được nhiều bài toán khó về mất cân đối trong phát triển, chênh lệch về mức sống, thu nhập của vùng nông thôn, miền núi so với ngày đầu mở rộng. Đặc biệt, ở những khu vực này đời sống nhân dân khấm khá hơn, các giá trị văn hóa truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy. Tôi được biết, đến nay 100% các xã, 15/18 huyện, thị xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Công tác đối ngoại và hợp tác phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của Hà Nội cũng được mở rộng. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thủ đô, thành phố, vùng địa phương trên thế giới. Hàng năm, lãnh đạo Thành phố đã tiếp xúc, làm việc với trên 200 đoàn khách, đối tác quốc tế; duy trì hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn các cấp. Đối ngoại nhân dân được tăng cường; nhiều di sản văn hóa, danh hiệu cao quý được UNESCO vinh danh, đặc biệt sau kỷ niệm 20 năm “Thành phố vì hòa bình”, năm 2019, Hà Nội là địa phương đầu tiên của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là thành viên của “Mạng lưới thành phố sáng tạo”. Hà Nội cũng đang hướng đến xây dựng “thành phố thông minh”....

Vẫn còn nhiều việc phải làm

PV: Bên cạnh những thành tựu đạt được đó, Hà Nội cần lưu ý những vấn đề gì để phát huy thế mạnh sau khi mở rộng, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại?

Đồng chí Phạm Quang Nghị: Hà Nội còn rất nhiều tiềm năng, lợi thế về con người, tri thức, khoa học-công nghệ, điều kiện tự nhiên, khả năng thu hút đầu tư… vẫn cần tiếp tục được khơi dậy, phát huy tốt hơn nữa.

Những tiến bộ trong lĩnh vực văn hóa-xã hội chưa đồng bộ, tương xứng với sự phát triển về kinh tế. Mức sống được nâng lên, nhưng văn hóa ứng xử cũng đang đặt ra những vấn đề cần phải lưu tâm. Việc quản lý trật tự xây dựng, quy hoạch đang còn nhiều bất cập; mất cân đối trong phát triển đô thị, hạ tầng xã hội không theo kịp sự phát triển của nhà ở và dân cư. Vẫn còn một số nơi thiếu trường học, nhiều khu chung cư cũ đã xuống cấp, thành phố muốn cải tạo, xây mới mà chưa làm được, rồi vấn đề môi trường bị ô nhiễm…

Toàn cảnh trung tâm hành chính huyện Mê Linh.

Kỳ vọng thì rất nhiều, ai cũng muốn Hà Nội làm nhanh hơn, làm tốt hơn. Thủ đô lại đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nên những bất cập nảy sinh cũng là điều khó tránh khỏi. Để giải quyết được thì bên cạnh trách nhiệm trực tiếp của thành phố, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các bộ, ngành Trung ương, như phải khẩn trương hơn việc di dời trụ sở các bộ, ngành, trường học, bệnh viện ra khỏi nội đô… Đặc biệt, Trung ương cần phân cấp mạnh mẽ, trao cho Hà Nội những cơ chế, chính sách, quyền hạn đặc thù, vượt trội phù hợp với vị trí, vai trò của Thủ đô. Cùng với việc bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách, khuyến khích cán bộ, nhất là người đứng đầu phát huy tinh thần trách nhiệm, có tầm nhìn và tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì sự nghiệp phát triển của Thủ đô.

PV: Trong cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội tháng 7 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Cần xây dựng Thủ đô xứng đáng là Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch. Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người”, đồng chí có suy nghĩ thế nào về điều này?

Đồng chí Phạm Quang Nghị: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người am hiểu rất sâu sắc về truyền thống lịch sử, văn hóa, cũng như tiềm năng, thế mạnh, yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô. Cá nhân tôi cho rằng những mỹ từ ấy rất xứng đáng với Thủ đô của chúng ta. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa là sự ghi nhận, vừa là yêu cầu đối với Hà Nội. Đó vừa là cái vốn để Hà Nội tiếp tục đi tới, đồng thời cũng là những yêu cầu, đòi hỏi phải xứng đáng với truyền thống ấy.

Hà Nội tồn tại bao nhiêu năm?

Với tuổi đời hơn 1000 năm, Hà Nội chính là thủ đô lâu đời nhất trong 11 thủ đô của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Hà Nội có từ khi nào?

Hà Nội: Sách Lịch sử Thủ đô Hà Nội viết: "Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội" [Trần Huy Liệu [chủ biên].

Hà Nội ngày xưa rộng bao nhiêu?

Hà Nội trước khi mở rộng có diện tích 921,8km2, dân số hơn 3.145.300 người. Nội thành Hà Nội có diện tích 84,3km2 chiếm 9% diện tích toàn thành phố, bao gồm 9 quận [Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên] với 125 phường.

Hà Nội dài bao nhiêu?

Hà Nội Nội có diện tích tự nhiên 920,97 km2, kéo dài theo chiều Bắc - Nam 53 km và thay đổi theo chiều Đông Tây từ gần 10km [phía Bắc huyện Sóc Sơn] đến trên 30km [từ xã Tây Tựu, Từ Liêm đến xã Lệ Chi, Gia Lâm].

Chủ Đề