Hà Tĩnh có bao nhiêu người?

1. Vị trí địa lý


Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 137 km.


2. Điều kiện tự nhiên

Diện tích: 6.055,6 km²

Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển.Đồng bằng có diện tích nhỏ bị chia cắt bởi các dãy núi và sông suối.  Hà Tĩnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Là tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 23,7ºC.

Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đều thuận lợi với quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh. Tỉnh cũng có cửa khẩu Cầu Treo thuận tiện cho việc giao lưu với các nước Lào, Thái Lan. Thành phố Hà Tĩnh cách Hà Nội 341km.

3. Dân cư

Dân số: 1.280.782 người (năm 2015)

Hà Tĩnh là tỉnh có dân số chủ yếu là người Việt (Kinh) chiếm tới 99% dân số. Các dân tộc Thái, Mường, Chứt, Lào chỉ có vài trăm hoặc vài chục, thường sống xen ghép tại một số xã thuộc huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.

4. Lịch sử hình thành và phát triển

Kết quả nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học ở Nghi Xuân, Thạch Hà, Đức Thọ và nhiều cứ liệu về văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ... cho biết, cách đây hàng vạn năm, những người tiền sử đã đến vùng đất này sinh sống và đây có thể từng là một trung tâm lớn của thời tiền văn hoá Đông Sơn.

Suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh nhiều lần thay đổi tổ chức, địa giới hành chính và tên gọi. Thời Hùng Vương, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đổi Cửu Đức thành Đức Châu. Cuối thế kỷ VI, nhà Tuỳ lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu. Năm 607, Đức Châu nhập vào Nhật Nam. Năm 622, nhà Đường đổi quận Nhật Nam thành châu Nam Đức, rồi Đức Châu, đến năm 627 lại đổi thành Hoan Châu. Tên Hoan Châu được giữ nguyên cho đến cuối Bắc thuộc. Thời kỳ Đại Việt cũng có nhiều thay đổi.

Đến năm 1831, vua Minh Mạng trên quy mô cuộc cải cách hành chính toàn quốc, tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành lập tỉnh Hà Tĩnh. Đây là niên đại quan trọng trong tiến trình lịch sử Hà Tĩnh, chứng tỏ vùng đất này đã hội đủ các điều kiện để thành một đơn vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương. Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V (ngày 27-12-1975), đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh.

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (ngày 16-8-1991) đã quyết định chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

5. Văn hóa - Du lịch

Hà Tĩnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc danh nhân. Cảnh quan của tỉnh có thác Vũ Môn, vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, đèo Ngang, chùa Hương Tích, Hòn Bớc, Hòn Lám…Các thắng cảnh phần lớn đều phân bổ dọc đường quốc lộ 1A và quốc lộ 8.

Hà Tĩnh nổi tiếng về "Văn vật Hồng Lam" với các di chỉ khảo cổ rú Dầu, rú Rơm, đồ sắt Vân Chàm, Minh Long, đồ đồng Ðức Lâm, đồ gốm Cảm Trang, đồ mộc Thái Yên, lụa Hạ, vải Hồ. Dãy Hoành Sơn còn lưu giữ lũng cổ đắp ghép từ thế kỷ thứ 4.

Với gần 137 km bờ biển, Hà Tĩnh còn sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con.
            
Hà Tĩnh là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, nhà yêu nước nổi tiếng tiêu biểu như danh y Hải Thượng Lãn Ông, đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Ðức Kế, Huy Cận... Con người Hà Tĩnh nổi tiếng với truyền thống yêu nước, đóng góp nhiều vào công cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc. Đây cũng là cái nôi văn hóa dân gian, sản sinh ra làn điệu Dân ca ví, giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sự giao hòa, đan xen giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học làm cho môi trường văn hóa, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh có sức thu hút du lịch rất lớn.  

Theo hatinh.gov.vn

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

2. Khí hậu:

Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt, một mùa lạnh và một mùa nóng.

Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông từ 18-22oC, trong khi ở mùa hè là từ 25,5 - 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.

Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.

3. Đặc điểm địa hình:

Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Hà Tỉnh có 4 dạng địa hình bao gồm (i) núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh, (ii) núi thấp uốn nếp nâng lên yếu, (iii) thung lũng kiến tạo - xâm thực, (iv) địa hình trung bình trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển. Các loại địa hình này đã tạo cho Hà Tĩnh nhiều cảnh quan du lịch có giá trị.

4. Dân số:

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, dân số tại Hà Tĩnh năm 2007 là 1.290.000 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh chiếm khoảng 46,95% dân số. Với diện tích là 6026,5 km2, mật độ dân số của tỉnh Hà Tĩnh là 214 người/km2.Trên địa bàn toàn tỉnh có 5 thành phần dân tộc chính, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm gần 99%. Các dân tộc thiểu số gồm dân tộc Lào hơn 600 người, dân tộc Mường khoảng hơn 400 người và dân tộc Chứt có hơn 100 người.

5. Tài nguyên thiên nhiên:

5.1 Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của Hà Tĩnh khá đa dạng, bao gồm 9 nhóm đất: đất cát, đất mặn, đất phèn mặn, đất phù sa, đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất dốc tụ, và nhóm đất mòn trơ sỏi đá. Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất phù sa (chiếm tương ứng 51,6% và 17,73% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đất đỏ vàng được hình thành trên đá phiến sét, có màu đỏ vàng điển hình. Loại đất này có tầng dày thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây dài ngày và là loại rất có tiềm năng của tỉnh. 

5.2 Tài nguyên nước

Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m3, gần 300 trạm bơm có tổng lưu lượng 338.000m3/s, 15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m3/s với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã phục vụ tưới được 47.737 ha/vụ. Tuy lượng nước sông khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị khô cạn vùng thượng và nhiễm mặn ở hạ lưu.

Đặc biệt, Hà Tĩnh có mỏ nước khoáng ở Sơn Kim huyện Hương Sơn có chất lượng tốt, vị trí thuận lợi cạnh đường Quốc lộ 8 và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo rất có điều kiện để phát triển thành một khu du lịch dưỡng bệnh.

5.3 Tài nguyên rừng

Hà Tĩnh có bao nhiêu người?

Vườn Quốc gia Vũ Quang

Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng, là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của cả nước, trong đó rừng tự nhiên 199.847 ha, trữ lượng 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156 ha, trữ lượng 2,01 triệu m3, độ che phủ của rừng đạt 45 %.

Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên 18.000 ha trong đó có trên 7.000 ha có khả năng khai thác. Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác.

Đặc biệt Vườn Quốc gia Vũ Quang ở huyện Vũ Quang và Hương Khê, là khu rừng nguyên sinh quý hiếm còn có ở Việt Nam, có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm. Rừng Vũ Quang có địa hình núi cao hiểm trở, tách biệt với xung quanh, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho các loại động, thực vật phát triển.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị cao, theo số liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.

Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu...

Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu...

5.4 Tài nguyên khoáng sản

Hà Tĩnh có bao nhiêu người?

Mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà

Khoáng sản Hà Tĩnh nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản trong đó:

- Nhóm kim loại: có quặng sắt nằm tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc. Đặc biệt là có mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà có trữ lượng ước tính 544 triệu tấn, đang xúc tiến đầu tư khai thác; có mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng của cả nước). Đây là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng.

- Nhóm phi kim: như nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh có trữ lượng khá lớn nằm rải rác ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc, Đức Thọ.

- Nhóm nhiên liệu: có than nâu, than đá ở Hương Khê, than bùn ở Đức Thọ có chất lượng cao nhưng trữ lượng hạn chế.

- Nguyên vật liệu xây dựng: các loại đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong tỉnh.

5.5 Tài nguyên biển

Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông lớn, là những ngư trường lớn để khai thác hải sản. Theo kết quả nghiên cứu, biển Hà Tĩnh có trên 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm, nhiều loài nhuyễn thể như sò, mực...

Tiềm năng hải sản ở Hà Tĩnh rất lớn, trữ lượng cá ước tính 86.000 tấn, trữ lượng cá đáy 45.000 tấn, cá nổi 41.000 tấn. Trong đó có khả năng cho phép đánh bắt 54.000 tấn /năm. Trữ lượng tôm vùng lộng khoảng 500 - 600 tấn, trữ lượng mực vùng lộng 3.000- 3.500 tấn.

Bờ biển Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản như cát quặng và nhiều vị trí có thể xây dựng cảng (hiện đã có 2 cảng vận tải, 2 cảng cá). Nhiều bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Đèo Con, đã được khai thác phục vụ nghỉ dưỡng và du lịch./.

1. Danh lam thắng cảnh:

Du lịch văn hóa - lịch sử

Chùa Hương Tích:

Hà Tĩnh có bao nhiêu người?

Đường lên chùa Hương tích

Chùa Hương Tích nằm trên ngọn Hương Tích trong dãy Hồng Lĩnh, thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Những vết tích còn lại và tài liệu cho hay chùa được khởi dựng từ thời Trần (thế kỷ XIII - XIV), được tu sửa nhiều lần. Hiện nay các công trình kiến trúc chính (đền, am, chùa) vẫn giữ được gần nguyên vẹn dáng vẻ ban đầu thế kỷ XX.

Hội chùa Hương Tích vào ngày 18/2 âm lịch hàng năm, ngày Diệu Thiện hoá Phật. "Tháng giêng Đô Đài, tháng hai Hương Tích", Hội chùa Hương Tích thu hút khách thập phương trong nam ngoài bắc về hội đông đúc, nhưng cứ 3 năm mới có hội chính một lần, kéo dài suốt hàng tháng. Dọc đường từ chân núi đến cửa chùa, lều quán san sát, người đi dự hội tấp nập, ban đêm đèn đuốc sáng rực một vùng.

Ngã ba Đồng Lộc

Hà Tĩnh có bao nhiêu người?

Ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc là một trọng điểm của tuyến đường Hồ Chí Minh. Từ ngã ba Nghèn lịch sử - nơi đặt tượng đài Xô - Viết Nghệ Tĩnh, đi theo tỉnh lộ 6 chừng 12km về hướng Trường Sơn, là tới ngã ba Đồng Lộc. Tại đây, người Mỹ đã ném xuống 42.900 quả bom phá, 12.000 bom từ trường, 96 bom bi mẹ các loại, 94 quả rốc két. Quân và dân ta đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ, đảm bảo giao thông thông suốt trong 8 năm liền (1964 - 1972), góp phần quan trọng để chi viện cho chiến trường miền Nam. Cũng tại đây hàng trăm chiến sỹ bộ đội, thanh niên xung phong đã hy sinh anh dũng. Sự hy sinh của 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một biểu tượng đẹp, một kỳ tích anh hùng và là bản hùng ca chiến đấu và chiến thắng của tuổi trẻ Việt Nam.

Hồ Kẻ Gỗ

Hà Tĩnh có bao nhiêu người?

Hồ Kẻ Gỗ

Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên. Kẻ Gỗ nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái (còn gọi là sông Ngàn Mọ), là dòng sông hội tụ của hàng trăm khe suối từ dãy Trường Sơn đổ về. Mùa nắng thì Rào Cái khô hạn, mùa mưa thì chảy quá nhanh, quá mạnh, trở thành tai ương cho cả vùng phía Nam Hà Tĩnh.

Ngày 26/3/1976, khi đất nước đã thống nhất, công trình hồ Kẻ Gỗ mới được khởi công xây dựng. Hồ Kẻ Gỗ có chiều dài 29 km, có diện tích lòng hồ hơn 30 km2, chứa 345 triệu m3 nước. Hồ Kẻ Gỗ ra đời góp phần quan trọng cải tạo môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên của cả một vùng rộng lớn, trở thành một khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị, một điểm du lịch sinh thái lý thú. Bao quanh hồ là rừng núi, rừng ở đây có trên 40 họ, 300 loài thân gỗ và nhiều động vật quý hiếm như trĩ sao, vượn đen, voi, gà lôi hồng tía, đặc biệt là gà lôi lam mào đen.

Đền Chiêu Trưng

Hà Tĩnh có bao nhiêu người?

Đền Chiêu Trưng

Đền Chiêu Trưng còn gọi là đền Võ Mục, thuộc xã Kim Đôi nay là xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà. Đền xây dựng trên núi Long Ngâm ngọn núi cuối cùng của dãy Nam Giới, từ đất liền uốn lượn ra biển làm bức bình phong án ngữ phía đông cửa Sót. Ngọn Long Ngâm hình núi như trán con rồng chúi xuống biển sâu. Đền Chiêu Trưng gồm 3 toà được xây dựng năm Đinh Mão (1477), thờ ông Lê Khôi, con ông Lê Trừ anh thứ hai của Lê Lợi.

Hàng năm vào ngày 1, 2, 3 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ và hội đền Chiêu Trưng, trước ngày chính giỗ thường có trận mưa rào chiều hoặc tối mồng 1. Nhân dân trong vùng nói rằng đó là trận mưa “ tắm tượng” “ rửa đền” đón khách thập phương về tế lễ. Sau tế lễ có rước kiệu đua thuyền trên sông từ Mai Phụ đến Cửa Sót.

Du lịch sinh thái

Biển Thiên Cầm

Hà Tĩnh có bao nhiêu người?

Bãi biển Thiên Cầm

Bãi biển Thiên Cầm dài gần 3km, bắt đầu từ núi Thiên Cầm ở phía Bắc đến cửa Nhượng ở phía Nam. Núi Thiên Cầm có nghĩa là đàn trời. Nước biển Thiên Cầm quanh năm trong xanh. Bãi biển dài và thoải, cát trắng mịn màng, rừng phi lao chạy dọc theo biển quanh năm xanh mát và vi vu cùng sóng biển, gió biển. Hệ thống dịch vụ ở đây khá hoàn hảo. Các nhà hàng khách sạn luôn tận tình phục vụ du khách. Đến đây, bạn không chỉ tắm mình trong không gian đất trời - biển cả mà còn được thưởng thức các đặc sản biển như tôm, cua, mực, ốc.

Biển Thạch Hải

Đến Thạch Hải, du khách sẽ được ngắm nhìn bãi biển phẳng lỳ, nước trong vắt, cát trắng tinh khôi, sóng vỗ nhẹ nhàng hòa vào tiếng vi vu của rừng phi lao xanh ngắt rộng 60 - 70 m, chạy dài trên 10 km. Từ bãi tắm, du khách có thể tản bộ dọc theo bãi biển, dạo chơi trong rừng phi lao hoặc sử dụng các phương tiện cơ giới theo đường nhựa để đến với những điểm du lịch hấp dẫn trong quần thể khu du lịch. Đi ngược về phía bắc, du khách sẽ đến điểm du lịch sinh thái Quỳnh Viên với nhiều khe suối, hang động đẹp như: khe Mưa Dông, ao Tăm, hang ông Duông, hang Lòn, hang Hớp, đền thờ vọng Lê Khôi.

Biển Xuân Thành

Cách cửa Hội khoảng 5km về phía Nam là bãi biển Xuân Thành (huyện Nghi Xuân). Bãi biển Xuân Thành kéo dài hơn 5km. Nước biển ở đây có độ mặn vừa phải, bãi rất thoải, có thể lội bộ ra xa ngót trăm mét. Có lẽ chẳng ở đâu như Xuân Thành này: dọc bãi biển là con sông nước ngọt Mỹ Dương từ núi Hồng Lĩnh chảy về. Sông không sâu nhưng nước không bao giờ cạn. Vượt cầu tre qua sông là dải rừng rộng 50m, qua dải rừng là biển. Suốt một chiều dài mấy cây số, biển cứ vờn cát trắng, sông cứ chạy theo rừng, tạo nên một không gian thật thơ mộng.

2. Lễ hội truyền thống:

Hà Tĩnh có rất nhiều lễ hội truyền thống, lên đến gần 30 lễ hội, được tổ chức trong suốt bốn mùa. Nổi bật là các lễ hội Đền Chiêu Trưng, lễ hội đền Tam Lang, lễ hội chùa Hương Tích, lễ Cầu Ngư và Hội đua thuyền ở làng Nhượng Bạn.      

Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú.Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng. Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đã để lại nhiều thơ văn và trước tác.

3. Đặc sản - sản phẩm nổi tiếng:

Hà Tĩnh có bao nhiêu người?

Vùng đất Hà Tĩnh tuy khô cằn nhưng không thiếu những đặc sản làm du khách không quên khi đã đến thăm nơi đây. Đó là bưởi Phúc Trạch, kẹo cu đơ, con moi, cam Bù Hương Sơn, nhung hươu, hồng vuông Thạch Đài, nước mắm Cẩm Nhượng, nước chè xanh hay rượu nếp Can Lộc.

Hà Tĩnh có bao nhiêu người?

Bưởi Phúc Trạch

Nổi bật trong nhóm các sản phẩm của Hà Tĩnh là bưởi Phúc Trạch, có nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện tại giống bưởi này được trồng ở hầu khắp 28 xã trong huyện và các vùng lân cận. Bưởi Phúc Trạch được nhiều người xếp vào hàng một trong những giống bưởi ngon nhất nước ta hiện nay.Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ (Nghệ An) thì trong hơn 100 giống bưởi ở nước ta, bưởi Phúc Trạch được đánh giá là ngon nhất và có giá trị kinh tế cao.

Hà Tĩnh có bao nhiêu người?

Nhung  hươu

Tiếp đến là con moi, vùng biển Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cho một loài hải sản quý, đó là con moi. Có nhiều nơi gọi con này là con tép biển, con khuyết, con ruốc. Người dân nơi đây đã dùng con moi chế biến ra nhiều loại thức ăn, nước chấm rất ngon./.

Bản đồ hành chính:

Hà Tĩnh có bao nhiêu người?

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh

Các đơn vị hành chính:

Tỉnh Hà Tĩnh có Thị xã Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 9 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 261 xã, phường, thị trấn (241 xã, 8 phường, 12 thị trấn)./.