Hay tóm tắt và xác định nhân vật chính của một truyện cổ tích

II - CÁCH TÓM TẮT NHÂN VẬT TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH

a] Xác định nhân vật chính của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy có ba nhân vật chính là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy

b] Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương

Ta là vua nước Âu Lạc họ tên là Thục Phán. Ta cho xây thành ở đất Việt Thường nhưng hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Một hôm có cụ già từ phương đông tới nói: Sẽ có sứ Thanh Giang đến giúp vua xây thành.

Hôm sau ta mừng rỡ cho người ra đón mới biết sứ Thanh Giang là một con rùa vàng.

Thành xây nửa tháng thì xong, vững chãi và kiên cố. Trước khi về biển, rùa vàng còn tháo vuốt đưa cho ta làm lẫy nỏ thần chống giặc. Có thành cao, hào sâu lại có nỏ thần, ta rất nhiều lần đã đánh cho quân của Triệu Đà đại bại.

Đà không dám đối chiến, bèn xin hoà và cho con trai là Trọng Thuỷ sang cầu hôn. Ta đồng ý gả con gái Mị Châu, lại cho cả Trọng Thuỷ ở lại Loa Thành làm rể. Có được cơ hội tốt, Trọng Thuỷ bên dụ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi đánh tráo ngay lẫy nỏ.

Quân Triệu Đà phá được nỏ thần bèn ồ ạt tất công. Ta trong khi ấy cậy có nỏ Liên Châu vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ. Loa Thành bị vỡ, ta bèn mang theo con gái chạy xuống phía Nam. Thế nhưng cùng lúc ấy Trọng Thuỷ lại theo dấu lông ngỗng mà Mị Châu rắc ở đường đuổi theo. Cùng đường, lại nghe sứ Thanh Giang nhắc nhở "Giặc ở ngay sau nhà vua đó", ta bèn tuốt kiếm chém Mị Châu rồi cầm rừng tê bảy tấc rẽ nước xuống biển.

c. Tóm tắt truyện theo nhân vật Mị Châu:

Ta là con gái của Vua nước Âu Lạc, An Dương Vương Thục Phán tên Mị Châu. Nhân việc Triệu Đà thua trận xin cầu hoà và muốn được cho con trai sang ở rể, ta được vua cha thuận ý gả cho Trọng Thuỷ.

Ta rất mực yêu chồng lại ngây thơ khờ dại nên đã vô ý đem bí quyết nỏ thần ra nói với người chồng gián điệp. Có được nỏ thần, Trọng Thuỷ muốn xin về, ta lại nói: Sau này, nếu có gặp cảnh biệt li thì cứ theo dấu chiếc áo lông ngỗng của thiếp mà tìm.

Trọng Thuỷ về nhà, rồi cùng cha đem đội quân sang đánh. Loa Thành đại bại, ta theo cha chạy xuống phương Nam nhưng vừa đi ta lại vừa rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thuỷ. Chạy ra bờ biển vua cha nổi giận tuốt gươm ra chém. Trước khi chết, ta còn khấn: Nếu có lòng phải nghịch thì khi chết đi nguyện biến thành cát bụi, bằng không thì xin được biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù. Ta chết, máu ta chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Xác ta được Trọng Thuỷ đem về mai táng ở Loa Thành, Trọng Thuỷ thương nhớ ta, sau đó cũng lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông đem về giếng ấy mà rửa thì ngọc càng thêm sáng.

d] Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính:

- Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.

- Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.

- Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1 [trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 1]

a.

- Bản tóm tắt 1 [truyện thơ Tiễn dặn người yêu] là tóm tắt toàn bộ câu chuyện để người đọc nắm bắt và nhớ được cốt truyện

- Bản tóm tắt 2 [Chuyện Người con gái Nam Xương] được bắt đầu từ “Chàng Trương đi đánh giặc… đến không kịp nữa” nhằm dùng làm dẫn chứng để làm sáng rõ ý kiến.

b.

- Do tùy thuộc vào mục đích mà tóm tắt lại toàn bộ hay chỉ tóm tắt một đoạn. Bản tóm tắt [1] tóm tắt lại toàn bộ câu chuyện, còn bản tóm tắt [2] chỉ tóm tắt lại một đoạn truyện.

Câu 2 [trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 1]

Ta là Trọng Thủy, con trai của Triều Đà. Sau khi cha ta đem quên đem đánh Âu Lạc nhưng thất bại, ông trở về và yêu cầu ta cưới Mị Châu – con gái của An Dương Vương với mục đích tìm hiểu và lấy cắp bảo vật của nước đó.

Sau khi cưới nhau, ta và Mị Châu chung sống hòa thuận, An Dương Vương cũng không nghi ngờ về việc ta có mưu đồ. Một ngày, ta nịnh được Mị Châu cho xem nỏ thần rồi nhân lúc nàng sơ ý, ta đã lấy nỏ rồi quay về phương Bắc.

Có nỏ thần trong tay, cha ta lập tức huy động lực lượng đem quân đi đánh Âu Lạc lần nữa. Quân thần Âu Lạc lúc này vẫn chưa có đề phòng gì, vua An Dương vẫn cậy có nỏ thần nên mặc nhiên ngồi đánh cờ.

Đến khi quân ta tràn vào thì An Dương Vương trở tay không kịp nên đàng bỏ trốn. Nhớ lời Mị Châu dặn sẽ mang theo chiếc áo lông ngỗng và rải trên đường đi, ta cho quần đuổi theo hai cha con họ. Đến sát bờ biển, một con Rùa Vàng nổi lên và nói Mị Châu là giặc, phản bội đất nước nên An Dương Vương đã chém đầu nàng rồi theo Rùa Vàng xuống biển.

Ta mang xác Mị Châu về và vô cùng đau xót, hối hận về việc làm của mình. Nhớ lời nàng nói trước khi chết rằng nếu nàng trong sạch thì xác sẽ hóa thành ngọc thạch, nếu không nàng phải hóa cát bụi. Và, ngay khi về đến nơi, xác Mị Châu liền hóa ngọc thạch, máu của nàng khi chết, loài trai ăn phải thì biến thành ngọc trai. Nhận ra sai lầm của mình, ta đau khổ tự sát bên giếng xưa.

Câu 3 [trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 1]

Tóm tắc truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm.

Ta là Tấm, ta mồ côi mẹ từ nhỏ. Từ khi cha lấy vợ mới, ta phải sống chung với hai mẹ con dì. Khi cha mất, hai mẹ con họ ngày càng trở nên độc ác, luôn bắt ta chịu thiệt muôn phần. Đi bắt tôm tép, Cám đã lừa lấy hết giỏ cá của tôi rồi mang về để được dì thưởng cho quần áo mới. Tôi đã khóc rất nhiều, và lần nào cũng được Bụt giúp đỡ. Họ giết cá bống, không cho tôi đi hội, giết tôi để thay thế Cám vào vào cung với vua. Tôi biến thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi để được gần và bảo vệ vua khỏi tay mẹ con họ. Năm lần bảy lượt bị mẹ con Cám hãm hại nhưng tôi đều vượt qua. Cuối cùng, sau khi biến thành quả thị rồi về chung sống với một bà lão hàng nước. Sau khi bà biết quả ta biến ra từ quả thị, giúp bà làm việc nhà thì bà nhận ta làm con gái. Một ngày, khi vua ghé hàng nước của hai mẹ con ta, chàng đã nhận ra miếng trầu cánh phượng ta têm. Hai vợ chồng gặp lại nhau và ta được trở lại cung. Lần này, ta đã trừng trị mẹ con Cám vì những tội ác họ đã gây ra. Cuối cùng, ta được sống một cuộc sống hạnh phúc bên nhà vua.

Hình minh họa

Truyện cổ tích là một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của mỗi con người đất Việt. Tâm hồn của mỗi người được nuôi dưỡng tốt đẹp hơn nhờ bài học mà những câu chuyện này đem lại. Chính vì thế câu chuyện hay như Sọ Dừa mới được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Vậy bạn đã hiểu rõ ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa là gì chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết sau đây.

Tóm tắt truyện cổ tích Sọ Dừa

Ngày xưa, tại một làng nọ có đôi vợ chồng già đi ở cho nhà phú ông. Họ sống hiền lành, chăm chỉ nhưng mãi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ đi vào rừng hái củi. Hôm đó, trời nắng to bà khát nước thì thấy một cái sọ dừa đựng đầy nước mưa ở bên gốc cây. Khát quá bà bưng lên uống một hơi cho đỡ khát.

Về nhà bà liền có mang và ít lâu sau sinh ra một đứa bé không tay, không chân, tròn như quả dừa trông rất kỳ dị. Bà sợ hãi toan vứt đi thì đứa bé liền ra sức cầu xin nên bà giữ đứa bé lại và đặt tên là Sọ Dừa. Lớn lên Sọ Dừa thương mẹ làm lụng vất vả nên đã xin đến chăn đàn bò cho nhà phú ông. Vào ngày mùa, khi tôi tớ đi làm hết, phú ông liền sai ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa.

Sọ Dừa sinh ra trong hình hài xấu xí và kỳ dị

Trong những lúc mang cơm, hai cô chị vô cùng kiêu kỳ, ác nghiệt lúc nào cũng hắt hủi Sọ Dừa. Còn cô em út hiền lành, thương người nên đối đãi với Sọ Dừa vô cùng tử tế. Một hôm, cô út mang cơm đến thì thấy một chàng trai khôi ngô đang thổi sáo nhưng nghe động thì lại biến thành Sọ Dừa. Nhiều lần như vậy, cô đã đem lòng yêu quý Sọ Dừa.

Một ngày, Sọ Dừa giục mẹ đến nhà phú ông hỏi cưới vợ. Trong khi hai chị gái thì dè bỉu còn cô em út lại nguyện ý lấy Sọ Dừa làm chồng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa biến thành hình dạng của một chàng trai khôi ngô khiến hai cô chị vô cùng ghen tức. Sau đó, Sọ Dừa lên kinh dự thi đỗ trạng nguyên và nhà vua cử đi xứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, hai quả trứng và một con dao để phòng tai họa.

Đúng như dự đoán của chàng, hai cô chị ở nhà đã tìm cách hãm hại và đẩy cô út xuống biển. Nhưng nhờ các vật dụng của chàng đưa cho mà cô út đã thoát chết. Cuối cùng, nàng đã được chồng cứu trên đường đi xứ về và hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị sau khi làm việc xấu hổ đã bỏ nhà đi biệt tích.

Ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa

Truyện cổ tích Sọ Dừa với những tình tiết hấp dẫn mang đến rất nhiều ý nghĩa và bài học còn nguyên giá trị đến nay. Những bài học đó như lời răn dạy thế hệ sau cần phải biết quý trọng con người, đừng vì vẻ bề ngoài mà dè bỉu người xung quanh…. Một vài ý nghĩa từ câu chuyện được điểm qua như sau:

Ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người

Khi nói đến ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa thì ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người là ý nghĩa quan trọng nhất. Khi Sọ Dừa sinh ra đã có vẻ bề ngoài kỳ dị khi không có chân tay và lăn lông lốc cả ngày. Nhưng chàng lại là người có hiếu khi biết mẹ vất vả và muốn đi làm công cho nhà phú ông.

Ngoài ra, Sọ Dừa còn là người có tài khi chăn bò rất giỏi, thổi sáo hay. Đàn bò anh chăn lúc nào cũng no cỏ và mập mạp. Những bài sáo do anh thổi khiến lòng người lay động, cỏ cây nghiêng mình. Điều này cũng mang tới ý nghĩa sâu xa rằng ông trời sẽ không lấy đi của ai hoàn toàn, họ mất cái này rồi sẽ được cái kia.

Truyện Sọ Dừa ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người

Đặc biệt, Sọ Dừa là người tự biết được giá trị của bản thân mặc dù có vẻ ngoài xấu xí. Chàng luôn tự tin với khả năng của mình khi chăn bò cho phú ông và hỏi cưới cô út mặc dù không có chân tay.

Ngoài ra, nhân vật cô út cũng nói lên được ý nghĩa này khi cô không xét đoán vẻ ngoài của Sọ Dừa mà luôn đối xử tử tế. Từ câu chuyện này, chúng ta còn rút ra được bài học là khi đánh giá con người phải xem xét toàn diện chứ không chỉ chăm chăm nhìn vào vẻ bề ngoài. Bởi lẽ, bề ngoài chẳng phải là yếu tố tạo lên một con người nhân cách, hiếu nghĩa và tài giỏi.

Quy luật nhân quả của cuộc đời

Ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa còn thể hiện rõ quy luật nhân quả của cuộc đời đó là ở hiền gặp lành và ác giả ác báo. Nhân vật hai cô con gái đầu của phú ông luôn tỏ ra khinh thường những người khó khăn, có vẻ ngoài xấu xí. Trong khi đó, cô em út lại luôn sống nhân hậu, đối xử tử tế với tất cả mọi người.

Truyện cổ tích Sọ Dừa thể hiện quy luật nhân quả của cuộc đời

Chính vì thế, cô út đã được cưới một người khôi ngô và dễ dàng thoát được đại nạn. Còn hai cô chị “gieo gió gặt bão” sau bao nhiêu chuyện xấu đã làm phải bỏ đi biệt xứ. Từ ý nghĩa này, người xưa luôn mong muốn một cuộc sống có sự công bằng, người nhân ái sẽ có được hạnh phúc.

Họ cũng mong rằng qua đây con người cần sống thiện lương hơn, tích đức để được giúp đỡ vượt qua mọi kiếp nạn. 

Thể hiện ước mơ đổi đời của những thân phận thấp kém thời xưa

Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng kì dị khi không có chân tay. Tuy nhiên, cuối cùng chàng đã trút bỏ được vẻ ngoài xấu xí, thi đỗ trạng nguyên và sống hạnh phúc bên người vợ hiền lành, tốt bụng. Điều đó cho chúng ta thấy người xưa muốn thể hiện ước mơ về sự đổi đời của những người có xuất thân thấp kém trong xã hội. Đồng thời, họ còn muốn thể hiện ước mơ về sự công bằng khi người thông minh, có ý chí sẽ được hưởng hạnh phúc trọn đời.

Trên đây là tóm tắt nội dung cũng như ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa. Một câu chuyện có từ rất lâu những vẫn còn nguyên giá trị và những bài học đắt giá cho đến ngày nay. Câu chuyện là bài học về lòng nhân ái, về những giá trị con người được đánh giá từ sâu bên trong chứ không phải vẻ bề ngoài hiện hữu.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Video liên quan

Chủ Đề