Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn của btc

Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 70/2019/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Quy định về chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Các xã sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định tại Thông tư này.

- Đối với các chứng từ bắt buộc [ký hiệu là BB] trong quá trình thực hiện, các xã không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ đã quy định.

- Đối với các chứng từ hướng dẫn [ký hiệu là HD] trong quá trình thực hiện, các xã được phép sửa đổi, bổ sung biểu mẫu chứng từ phù hợp với nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

Danh mục, mẫu và giải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán quy định tại Phụ lục số 01 “Hệ thống chứng từ kế toán” kèm theo Thông tư này. Đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa có chứng từ kế toán quy định tại phụ lục 01, các xã lập chứng từ kế toán đảm bảo đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán.

Quy định về tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống về tình hình tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở các xã.

Phân loại hệ thống tài khoản kế toán:

- Các tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép [hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản]. Hệ thống Tài khoản kế toán trong bảng phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế, bao gồm 26 tài khoản cấp 1, trong đó một số tài khoản cấp 1 được chi tiết theo tài khoản cấp 2 phù hợp với yêu cầu quản lý.

- Tài khoản ngoài bảng được hạch toán đơn [không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản]. Các tài khoản ngoài bảng gồm 02 tài khoản: TK 005- Dụng cụ lâu bền đang sử dụng và TK 008- Dự toán chi ngân sách. TK 008 liên quan đến ngân sách nhà nước được phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước và theo niên độ ngân sách [năm trước, năm nay].

Vận dụng hệ thống tài khoản: Các xã căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để vận dụng tài khoản kế toán áp dụng phù hợp với hoạt động của xã. Các xã được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau:

- Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán [Phụ lục số 02] kèm theo Thông tư này để phục vụ yêu cầu quản lý của xã.

- Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán [Phụ lục số 02] kèm theo Thông tư này.

Danh mục hệ thống tài khoản kế toán, giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán của xã quy định tại Phụ lục số 02 “Hệ thống tài khoản kế toán” kèm theo Thông tư này.

Ngày 05/7//2023, Bộ Tài chính có Văn bản số 6950/BTC-QLKT về việc hướng dẫn chế độ kế toán và chứng từ thu Quỹ phòng, chống thiên tai.

1. Về chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh:

Căn cứ Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai quy định:

-Tại khoản 1 Điều 3: “Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”.

- Tại khoản 4 Điều 3: “ Quỹ phòng, chống thiên tai hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.

Căn cứ Thông tư số 90/2021/TT-BTC ngày 13/10/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách quy định:

-Tại Điều 1: “Thông tư này hướng dẫn về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán cho các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách”.

-Tại khoản 1 Điều 2: “Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng cho các Quỹ là đơn vị kế toán”.

Căn cứ các quy định nêu trên, Quỹ phòng, chống thiên tai thuộc đối tượng áp dụng chế độ kế toán tại Thông tư số 90/2021/TT-BTC.

Theo đó, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Quỹ phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 90/2021/TT-BTC. Về chứng từ kế toán, Quỹ phòng, chống thiên tai thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số Thông tư số 90/2021/TT-BTC “Quỹ được chủ động thiết kế, xây dựng hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của Quỹ nhưng phải đáp ứng các quy định của Luật Kế toán 2015 và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.”.

2. Về chứng từ kế toán liên quan đến UBND cấp xã tổ chức thu hộ Quỹ phòng, chống thiên tai của các đối tượng lao động khác trên địa bàn.

- Đối với các UBND xã, phường, thị trấn không thực hiện mô hình chính quyền đô thị: Áp dụng chế kế toán theo quy định tại Thông tư số 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính.

- Đối với các UBND phường tại địa phương thực hiện mô hình chính quyền đô thị: Áp dụng chế kế toán theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn là gì?

- Chứng từ hướng dẫn: Là loại chứng từ kế toán được sử dụng nhiều trong nội bộ của đơn vị. Chứng từ hướng dẫn được nhà nước hướng dẫn một số nội dung, hay các chỉ tiêu đặc trưng làm cơ sở cho các đơn vị, doanh nghiệp dựa trên đó mà vận dụng vào từng tình huống phù hợp. Ví dụ như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,...

Lưu trữ chứng từ kế toán bao nhiêu năm?

Căn cứ theo quy định tại điều 13 của Nghị định 174/2016/NĐ-CP tất cả tài liệu chứng từ kế toán sau sẽ có thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm.

Có bao nhiêu loại chứng từ?

Căn cứ vào chức năng, các chứng từ được chia thành các loại: Chứng từ hàng hóa, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, chứng từ kho hàng và chứng từ hải quan.

Lập chứng từ là gì?

Việc lập chứng từ là để ghi nhận quá trình thu, chi, giá trị gia tăng của doanh nghiệp, phục vụ cho việc quyết toán, khấu trừ, hoàn thuế với cơ quan thuế.

Chủ Đề