Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây

Những hiện tượng tự nhiên diễn ra là hiện tượng hóa học, vật lý, sinh học,...cần được giải thích như thế nào? Sau đây là gợi ý của Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

Ngày đăng: 25-10-2020

4,510 lượt xem

Hiện tượng tự nhiên nào xảy ra sau đây là hiện tượng hóa học?

  a. Mưa đá

  b. Gỉ sắt

  c. Mưa axit

  d. Cầu vồng

  e. Nước chảy đá mòn

  f. Thạch nhủ trong hang động

  g. Cháy rừng

  h. Sấm sét

  k. Quả xanh thành quả chín

Gợi ý:

 a. Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra.  [Hiện tượng vật lí]

 b. Gỉ sắt là hiện tượng kim loại sắt bị ăn mòn dưới tác dụng của không khí ẩm [CO2, H2O và O2]     

   4Fe + 3O2 + 6H2O → 4Fe[OH]3 [Hiện tượng Hóa học]

 c. Mưa axit: Do khói bụi ở các khu công nghiệp thải ra nhiều khí SO2 và NOx. Các khí này khi tiếp xúc với nước mưa tạo thành các axit H2SO3, HNO3 có trong nước mưa.

        SO2 + H2O → H2SO3

        2NOx + H2O + O2 → 2HNO3 [Hiện tượng Hóa học]

 d. Cầu vồng: là hiện tượng quang học thiên nhiên do sự tán sắc ánh sáng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. [Hiện tượng vật lí]

 e. Nước chảy đá mòn: Trong nước sông, suối có chứa một lượng đáng kể CO2 mà trong đá có chứa nhiều CaCO3.

Vì vậy, CO2 và H2O góp phần làm mòn đá

  CaCO3 + CO2 + H2O → Ca[HCO3]2 [Hiện tượng Hóa học]

 f. Thạch nhủ trong hang động:

 - Trong nước khe suối có chứa Ca[HCO3]2 khi chảy vào các hang động dòng nước chậm rãi và Ca[HCO3]2 là chất kém bền dễ dàng bị phân hủy

  Ca[HCO3]2 → CaCO3 + CO2 + H2O

CaCO3 bám vào thành hang động và quá trình này diễn ra hàng triệu năm tạo thành cột thạch nhủ. [Hiện tượng Hóa học]

 g. Cháy rừng: Cây cối có thành phần chính là xenlulozơ khi bị cháy trong oxi không khí tạo thành CO2 và H2O

  [C6H10O5]n +  6nO2 → 6nCO2 +  5nH2O [Hiện tượng Hóa học]

 h. Sấm sét: là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi [cát]. [Hiện tượng vật lí]

 k. Quả xanh thành quả chín: Quả xanh có chứa thành phần chính là tinh bột, theo thời gian cùng với một số chất xúc tác hoặc enzim biến đổi thành quả chín là glucozơ.

[C6H10O5]n + nH2O → nC6H12O6 [Hiện tượng Hóa học]

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email:

: Hiện tượng nào là hiện tượng hoá học trong các hiện tương thiên nhiên sau đây ?A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường.

D. Khi mưa giông thường có sấm sét.

Các câu hỏi tương tự

Cho các hiện tượng sau: 1Sáng sớm khi mặt trời mọc sương đọng trên lá tan dần 2 hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa 3 nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường 4 thủy tinh nóng chảy thổi thành cái ly 5 cái xẻng bằng sắt để lâu trong không khí bị gỉ 6 dây tóc bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua 7 lưu huỳnh cháy tạo thành khí lưu huỳnh đioxit 8 rượu etylic cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước Hiện tượng nào là hiện tượng vật lý trong các hiện tượng sau đây: A 1,3,4, 6. B 1, 2,5,6. C 1,2, 7,8 . D 1,2 ,4 ,6 . E 1, 3 ,5 ,7 Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau đây: A 3, 4,7,8 .B 1, 2, 7,6 .C 1,2, 5, 6 .D 1, 3, 5, 7 .E 3, 5, 7, 8

: Hiện tượng nào là hiện tượng hoá học trong các hiện tương thiên nhiên sau đây ?
A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.
B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.
C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường.
D. Khi mưa giông thường có sấm sét.

Câu 1: Hiện tượng nào là hiện tượng hoá học trong các hiện tương thiên nhiên sau đây ? A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường D. Khi mưa giông thường có sấm sét Câu 2: Trong các thí nghiệm sau đây với một chất, thí nghiêm nào có sự biến đổi hoá học? A. Hoà tan một ít chất rắn màu trắng vào nước lọc để loại bỏ các chất bẩn không tan được dung dịch B. Đun nóng dung dịch, nước chuyển thành hơI, thu được chất rắn ở dạng hạt màu trắng C. Mang các hạt chất rắn nghiền được bột màu trắng D. Nung bột màu trắng này, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí có thể làm đục nước vôi trong Câu 3: Lái xe sau khi uống rượu thường gây tai nạn nghiêm trọng. Cảnh sát giao thông có thể phát hiện sự vi phạm này bằng một dụng cụ phân tích hơi thở. Theo em thì dụng cụ phân tích hơi thở được đo là do: A. rượu làm hơi thở nóng nên máy đo được B. rượu làm hơi thở gây biến đổi hoá học nên máy ghi nhận được C. rượu làm hơi thở khô hơn nên máy máy ghi độ ẩm thay đổi D. rượu gây tiết nhiều nước bọt nên máy biết được Câu 4: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra? A. Có chất kết tủa[ chất không tan] B. Có chất khí thoát ra[ sủi bọt] C. Có sự thay đổi màu sắc D. Một trong số các dấu hiệu trên Câu 5: Trong phản ứng hoá học, hạt vi mô nào được bảo toàn? A. Hạt phân tử B. Hạt nguyên tử C. Cả hai loại hạt trên D. Không loại hạt nào được Câu 6: Hiện tượng nào sau đâychứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra? A. Từ màu này chuyển sang màu khác B. Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng C. Từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi D. Từ trạng rắn chuyển sang trạng thái hơi Câu 7: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Không thể biết Câu 8: Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và chất tạo thành phảI chứa cùng: A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố B. Số nguyên tử trong mỗi chất C. Số phân tử trong mỗi chất D. Số nguyên tố tạo ra chất Câu 9: Hiđro và oxi tác dụng với nhau tạo thành nước. Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng? A. 2H + O -> H2O B. H2 + O -> H2O C. H2 + O2 -> 2H2O D. 2H2 + O2 -> 2H2O Câu 10: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac[NH3]. Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng? A. N + 3H -> NH3 B. N2 + H2 -> NH3 C. N2 + H2 ->2NH3 D. N2 + 3H2 ->2NH3

Video liên quan

Chủ Đề