hiệu lực hồi tố được quy định như thế nào trong bộ luật dân sự năm 2015?

Trong đời sống nói chung và với dân luật nói riêng, đôi khi chúng ta nghe thấy cụm từ “hồi tố” hay khách hàng có thể hỏi về hiệu của văn bản sau khi ban hành nhưng lại trước thời gian ban hành văn bản đó. Dù không có chế định nào cụ thể nhưng khái niệm hồi tố vẫn được sử dụng. Vậy hồi tố là gì?

Hồi tố là gì?

Hồi tố được hiểu là hiệu lực trở về trước của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự đối với hành vi được pháp luật hình sự quy định là tội phạm so với quy phạm pháp luật hình sự tại thời điểm có hiệu lực thi hành. Điều này thường áp dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật, và đặc biệt luật hình sự thì thường gặp nhiều hơn.

Ví dụ: Công văn số 80/TANDTC-PC hướng dẫn tội đánh bạc được áp dụng trước thời điểm luật hình sự 2015 có hiệu lực 01/01/2017

Hồi tố là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được coi là tính bắt buộc thi hành của văn bản trong một giai đoạn nhất định, trên một không gian nhất định và với những chủ thể pháp luật nhất định.

Luật hình sự Việt Nam không có hiệu lực hồi tố và cũng không có một văn bản cụ thể nào xác định khái niệm hay đặc điểm của hồi tố. Đơn giản tội được quy định trong các văn bản pháp luật tức không có tội nếu không có luật. Theo nguyên tắc này đạo luật hình sự chỉ có hiệu lực thi hành đối với tội phạm xảy ra khi đạo luật đó có hiệu lực thi hành và trước khi khi đạo luật đó mất hiệu lực. Nếu hành vi đã được thực hiện trước khi có luật thì không thể áp dụng điều luật đó để buộc họ chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, vì những lý do nhân đạo khi những quy định của luật mới khoan hồng hơn so với luật cũ và sự cần thiết bảo vệ lợi ích Nhà nước của xã hội và lợi ích của công dân thì việc áp dụng hiệu lực hồi tố là cần thiết. Song việc áp dụng hiệu lực hồi tố cũng bó hẹp trong một vài trường hợp.

Không áp dụng hồi tố khi nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 không quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:– Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;– Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

– Và đặc biệt văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.

Trong pháp luật hình sự hiện hành, không quy định hiệu lực hồi tố đối với điều luật mới không có lợi cho người phạm tội. Riêng đối với điều luật mới có lợi cho người phạm tội thì áp dụng hiệu lực hồi tố. Cụ thể tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự quy định như sau:

Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Như vậy, việc quy đinh và áp dụng hiệu lực hồi tố là nguyên tắc thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta. Nhiều trường hợp nếu luật sư nắm vững về hồi tố có thể rất có lợi cho thân chủ

Bài viết liên quan

Trong đời sống, đôi khi chúng ta nghe thấy cụm từ “hồi tố” . Hồi tố là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được coi là tính bắt buộc thi hành của văn bản trong một giai đoạn nhất định, trên một không gian nhất định và với những chủ thể pháp luật nhất định. Vậy Việt Nam có áp dụng hiệu lực hồi tố không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé

Căn cứ pháp lý

Việt Nam có áp dụng hiệu lực hồi tố không?

Thông thường, hành vi pháp lý diễn ra trong thời gian nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực tại thời gian đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì văn bản được quy định hiệu lực trở về trước. Hiệu lực này gọi là hiệu lực hồi tố. Nói dễ hiểu hơn, hiệu lực hồi tố là hiệu lực trở về trước của pháp luật.

Việt Nam có áp dụng hiệu lực hồi tố không? Cho ví dụ

Về nguyên tắc pháp luật Việt Nam không có hiệu lực hồi tố. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo nên trong một số trường hợp sẽ áp dụng hiệu lực hồi tố theo hướng có lợi cho người phạm tội.

Ví dụ như

Hồi tố trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Khoản 1 Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:

Điều 152. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật

1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.

Theo quy định trên, hồi tố chỉ áp dụng trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong Luật, Nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương.

Hồi tố trong luật hình sự

Hiệu lực hồi tố thường xuyên được áp dụng trong lĩnh vực hình sự.

Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian

2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Các quy định này chủ yếu theo hướng có lợi cho người phạm tội, tạo điều kiện cho người phạm tội cải tạo và hoàn lương.

Ví dụ:

Những người có hành vi phạm tội theo Điều 167 Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế thuộc Bộ Luật hình sự 1999 có hiệu lực tới ngày 31/12/2017. Bộ Luật hình sự 2015 mới đã được ban hành từ 09/12/2015 đã bãi bỏ tội phạm này; nhưng mãi đến 01/01/2018 mới có hiệu lực. Tuy vậy, khi áp dụng hiệu lực hồi tố; nếu hành vi phạm tội diễn ra sau khi Bộ Luật hình sự mới được ban hành; thì sẽ được áp dụng luật mới. Đồng nghĩa với việc sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.

Hồi tố trong tố tụng dân sự

Các trường hợp hồi tố trong lĩnh vực dân sự như sau:

  • Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại; lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01/7/2016; nhưng kể từ ngày 01/7/2016 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng các quy định của BLTTDS để giải quyết;
  • Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại; lao động đã được Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01/7/2016; nhưng kể từ ngày 01/7/2016 mới giải quyết theo thủ tục phúc thẩm thì áp dụng các quy định của BLTTDS để giải quyết;
  • Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại; lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01/7/2016 nhưng kể từ ngày 01/7/2016 mới giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng các quy định của BLTTDS để giải quyết;
  • Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01/7/2016 mà kể từ ngày 01/7/2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị giải quyết theo thủ tục của BLTTDS;
  • Đối với những vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý giải quyết trước ngày 01/7/2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết;

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Việt Nam có áp dụng hiệu lực hồi tố không?

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu đơn xin giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

câu hỏi thường gặp

Hồi tố được hiểu là gì?

Hồi tố được hiểu là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật, về nguyên tắc thì những hành vi, những quan hệ xã diễn ra trong thời gian nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực tại thời gian đó.

Trường hợp nào được áp dụng hiệu lực hồi tố?

Theo Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.
Như vậy, không phải trường hợp nào cũng được áp dụng hiệu lực hồi tố. Chỉ những trường hợp thật sự cần thiết mới được quy định hiệu lực trở về trước.

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề