Học tập: kho báu bên trong mỗi người

Mơ hồ mục đích

Tháng 9-2016, câu chuyện của một cô gái là học sinh giỏi từ lớp 1 tới lớp 9 tại TP HCM gửi thư thống thiết tới “các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo”, nói rằng em ghét việc học đã gây xôn xao dư luận.

Trong thư có đoạn: “Cháu xin lỗi khi nói ra những điều này, cháu biết việc này sẽ khiến cho những người đi trước khó chịu nhưng cho phép cháu được nói lên nỗi lòng mình: Cháu ghét đi học. Chương trình học hiện tại không cho phép học sinh chúng cháu có quyền sáng tạo. Tất cả bị bó buộc vào những quy luật nhất định và chúng cháu - những người học sinh bắt buộc phải làm theo chứ không được thay đổi. Chính bản thân chúng cháu còn không hiểu mình đang học vì cái gì, vì ai! Học vì kỳ vọng của mọi người xung quanh, học vì điểm số, học để qua được một kì kiểm tra ư? Xong rồi sao nữa?”.

Có thể thấy, câu hỏi “học vì cái gì, vì ai” của nữ sinh lớp 10 trên cũng là câu hỏi chung của các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Theo khảo sát được TS Giáp Văn Dương - người xây dựng trường học trực tuyến GiapSchool đối với các em học sinh từ cấp THCS đến đại học và một số phụ huynh trong năm 2016 với câu hỏi: “Học để làm gì?”, thì câu trả lời rơi vào các nhóm như sau: Không biết học để làm gì. Học vì bố mẹ bảo học. Học vì tất cả mọi người đều như vậy. Học vì không biết làm gì khác. Đây là trường hợp phổ biến với học sinh THCS và THPT, chiếm trên 80% và một phần lớn trong sinh viên, khoảng 50%; Học để có công ăn việc làm. Học để kiếm tiền. Đây là câu trả lời phổ biến của sinh viên đại học, chiếm 40-50% và một phần nhỏ của học sinh THPT, khoảng 20-25%; Học để có thể tự lo cho cuộc sống của mình, kiếm được công việc phù hợp, sau này đỡ khổ và giúp đỡ gia đình. Đây là câu trả lời của phần lớn phụ huynh trong kỳ thi đại học vừa rồi, chiếm 80-90%; Học để mở mang hiểu biết. Đây là câu trả lời chung trong các nhóm khác nhau, chiếm 5-10%, tùy theo nhóm; Học để tự hoàn thiện mình. Đây là câu trả lời của một vài trường hợp cá biệt, tỷ lệ 2-4%, tùy theo nhóm.

Chiếu theo kết quả khảo sát trên, có thể thấy, phần lớn các bậc phụ huynh đặt mục tiêu cho việc học của con để sau này có một công ăn việc làm tốt, kiếm được tiền lo cho bản thân và gia đình. Một số khác ít hơn cho rằng, học để mở mang hiểu biết, có địa vị trong xã hội. Với sinh viên thì mục tiêu học để kiếm tiền, có công ăn việc làm chiếm khoảng một nửa, còn lại là không có bất cứ mục tiêu nào.

Một điều đáng ngạc nhiên là trong số những người được hỏi, có đến hơn 95% cho biết họ chưa từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình. Tất cả đều quay cuồng dạy và học, đua nhau nhồi nhét kiến thức, mà rất ít khi dừng lại tự hỏi: để làm gì?

Nhân bất học bất tri lý

Học để làm gì thật sự là vấn đề trọng tâm của mọi hoạt động giáo dục. Chính vì vậy, Ủy ban Giáo dục của UNESCO đã công bố một báo cáo có tên “Học tập: Kho báu bên trong mỗi người”, trong đó có phần trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?”. Theo UNESCO: Học để biết, học để làm, học để xác lập mình và học để chung sống với người khác [Learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together].

Các cụ xưa có câu “Nhân bất học bất tri lý” - nghĩa là người không có học sẽ không có hiểu biết.

Trong cuốn sách “Tôi tự học” của cố học giả Thu Giang - Nguyễn Duy Cần [1907-1998] trả lời cho câu hỏi: Học để làm gì? Ông viết: “Theo tôi, hạnh phúc là được làm chủ hành động ta, tư tưởng ta, tình cảm ta... và mỗi ngày mỗi làm cho “cái người” của ta thêm sáng suốt hơn, thêm tự do hơn, thêm to rộng hơn... nghĩa là thêm mới mẻ hơn. “Cấu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân”. Mỗi ngày một mới và ngày càng mới mãi... Đấy là lời khắc trên bồn tắm của vua Thành Thang ngày xưa. Và cũng chính là lý tưởng của Pastuer: “Cao lên, cao hơn lên và cao lên mãi...”. Như thế, ta thấy rõ mục đích của sự học là gì rồi. Học, là để mưu hạnh phúc, nghĩa là để làm cho mình càng ngày càng mới, càng ngày càng cao, càng ngày càng rộng...”.

Xung quanh việc học có trăm ngàn ý kiến khác nhau nhưng có lẽ tựu chung lại một mục đích là mưu cầu hạnh phúc. Cho dù là học để biết, để có nhiều tri thức làm cho cuộc sống của mình phong phú hơn, rộng lớn hơn và có ý nghĩa hơn. Hay học để làm việc thì cũng là phục vụ cho cuộc sống của mình rồi mới đến xã hội. Như vậy, việc học cho dù với động cơ nào thì cũng nhằm làm đẹp hơn lên cho cuộc sống. Lễ Ký có nói: “Ngọc bất trác, bất thành khí; nhân bất học, bất tri lý”. [Ngọc chẳng mài, chẳng ra chi. Người mà chẳng học, trí tri đâu tường... học để biết đúng sai, điều hơn lẽ phải trong cuộc sống. Học để làm người, một người có ích cho xã hội].

Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, triết lý giáo dục của Việt Nam trước tiên nằm ở triết lý chúng ta xây dựng đất nước, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đấy cũng là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức - trí - thể - mỹ và có trách nhiệm quốc tế.

“Tôi nhớ rằng, ngay trong đề án phê duyệt chương trình sách giáo khoa mới, ở phần mục tiêu cũng đã nói tương đối đầy đủ về các yếu tố cấu thành của triết lý giáo dục Việt Nam. Đó là nhằm vào mục tiêu như UNESCO đã nói: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để chung sống”. Đó là nhằm mục đích khuyến khích, sáng tạo, phát huy tài năng của học sinh và giáo viên. Có nghĩa chúng ta có triết lý giáo dục, nhưng tất cả vấn đề nêu ra phần nhiều nằm ở khâu thực hiện chưa được tốt”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Để đổi mới giáo dục, Việt Nam hoàn toàn có thể học kinh nghiệm trong việc phát triển nền giáo dục từ Nhật Bản, quốc gia có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã đưa ra 5 mục tiêu để cải cách giáo dục là: “Loại trừ chủ nghĩa quân phiệt”; “Giáo dục tư duy khoa học”; “Làm sâu sắc văn hóa quốc dân”; “Xây dựng quốc gia hòa bình” và “Đóng góp vào sự tiến bộ của thế giới ”. Với ba mục tiêu sau là dài hạn, còn hai mục tiêu đầu chính là thể hiện cái mục tiêu rất cụ thể mà giáo dục Nhật Bản phải tập trung vào trong giai đoạn này, để hoàn thành triết lý chung đã được xác định cụ thể và chính nhờ quyết liệt tập trung vào mà Nhật Bản đã nhanh chóng vượt lên trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, hiện nay chúng ta đã có mục tiêu cụ thể về giáo dục con người Việt Nam là: “đức - trí - thể - mỹ và có trách nhiệm quốc tế”. Tuy nhiên, việc hành động ra sao, như thế nào để có một nền giáo dục tốt hơn để không còn những bức thư của học sinh về sự chán ghét việc học, thật sự là một bài toán nan giải.

Phóng to
TS Giáp Văn Dương tại hội thảo bàn về triết lý giáo dục - Ảnh: Đoàn Xuân Trường

Con người là một động vật kỳ lạ khi phải dành đến hàng chục năm để đi học mới có thể lo cho cuộc sống của mình ở mức trung bình. Điều này hoàn toàn khác với các động vật khác khi hầu hết đều có thể tự lo cho cuộc sống của mình gần như ngay khi mới ra đời.

Suốt đời đi thi

"Con người tự do phải là đích đến của giáo dục"

Việc học không chỉ ngày nay mới có mà có truyền thống lâu đời từ rất xa xưa. Với VN, việc học trở thành một hoạt động chính quy của xã hội xuất hiện ít nhất đã gần 1.000 năm, nếu lấy mốc là khi Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng.

Vậy với người xưa: Học để làm gì?

Nhìn vào cách thức tổ chức học tập và thi cử có thể thấy rằng ngày xưa học là để làm quan. Mục đích chính của việc học là để ra ứng thí, nếu đỗ đạt thành ông nghè ông cử sẽ được bổ nhiệm làm quan. Nếu thi rớt chờ khóa sau thi lại. Chính vì thế mới có người suốt đời đi thi, hoặc cả bố cả con đều thi cùng một khóa.

Vì sao vậy? Vì đó là cách thức tiến thân và khẳng định mình nhanh nhất và duy nhất trong xã hội phong kiến với thứ bậc “sĩ, nông, công, thương” được phân định rõ ràng. Đó là một đầu tư lớn, một khát vọng đổi đời cháy bỏng, nhiều khi vượt qua cả các nhu cầu sinh lý thông thường. Vì thế mới có chuyện “chàng chưa thi đỗ thì chưa động phòng”, “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”, “võng anh đi trước võng nàng theo sau”...

Chính mục đích học để làm quan này đã chi phối toàn bộ nội dung học tập, thi cử và phương pháp học tập đi kèm. Đơn cử có thể thấy do học để làm quan nên nội dung học chỉ để đi thi. Ngay cả với những người “sôi kinh nấu sử” trong suốt hàng chục năm thì nội dung cũng không vượt quá khỏi bộ Tứ thư, Ngũ kinh và một số kỹ năng thơ phú điển hình. Lý do thật đơn giản: đề thi chỉ xoay quanh các tài liệu và kỹ năng này.

Nếu để ý kỹ hơn sẽ thấy trọng tâm xuyên suốt của việc học thời đó là học ứng xử, tất nhiên là giữa người với người, sao cho phù hợp với trật tự xã hội phong kiến. Chính vì thế mới có khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ ở đây hiển nhiên là về phép tắc ứng xử, nhưng còn văn? Văn ở đây, tức phần nội dung, cũng phần nhiều là nội dung của ứng xử trong các tình huống cụ thể.

Khẩu hiệu này hiện vẫn còn phổ biến trong các trường học. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội, đặc biệt trong ứng xử giữa người và người, lại càng làm cho khẩu hiệu này có thêm lý do tồn tại.

Không biết học để làm gì

Tính trung bình, một người trưởng thành có thể phải dành 10-20 năm để đi học và có thể việc này còn kéo dài đến hết cuộc đời. Đây hiển nhiên là một khoảng thời gian dài khổng lồ và là một đầu tư rất lớn, so với các sinh vật khác. Nhưng kỳ lạ thay, rất hiếm người tự hỏi “học để làm gì?” và tìm cách trả lời một cách đơn giản, rõ ràng câu hỏi quan trọng này.

Tháng 6 đến 8-2013, tôi có dịp khảo sát bằng cách hỏi trực tiếp các em học sinh từ cấp trung học cơ sở [khoảng 80 em] đến sinh viên đại học [khoảng 100 em], và một số phụ huynh nhân dịp con em họ thi đại học [100 phụ huynh], với câu hỏi “Học để làm gì?”, thì câu trả lời rơi vào các nhóm như sau:

* Không biết học để làm gì. Học vì bố mẹ bảo học. Học vì tất cả mọi người đều như vậy. Học vì không biết làm gì khác. Đây là trường hợp phổ biến với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, chiếm trên 80%, và một phần lớn trong sinh viên, khoảng 50%.

* Học để có công ăn việc làm. Học để kiếm tiền. Đây là câu trả lời phổ biến của sinh viên đại học, chiếm 40-50%, và một phần nhỏ của học sinh phổ thông trung học, khoảng 20-25%.

* Học để có thể tự lo cho cuộc sống của mình, kiếm được công việc phù hợp, sau này đỡ khổ và giúp đỡ gia đình. Đây là câu trả lời của phần lớn phụ huynh trong kỳ thi đại học vừa rồi, chiếm 80-90%.

* Học để mở mang hiểu biết. Đây là câu trả lời chung trong các nhóm khác nhau, chiếm 5-10%, tùy theo nhóm.

* Học để tự hoàn thiện mình. Đây là câu trả lời của một vài trường hợp cá biệt, tỉ lệ 2-4%, tùy theo nhóm.

Như vậy có thể thấy phần lớn các bậc phụ huynh đặt mục tiêu cho việc học của con để sau này có một công ăn việc làm tốt, kiếm được tiền lo cho bản thân và gia đình. Một số khác ít hơn cho rằng học để mở mang hiểu biết, có địa vị trong xã hội.

Với sinh viên thì mục tiêu học để kiếm tiền, có công ăn việc làm chiếm khoảng một nửa, còn lại là không có bất cứ mục tiêu nào.

Điều ngạc nhiên là trong số những người được hỏi, có đến hơn 95% cho biết họ chưa từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình.

Xét về logic thì đây là một sự bất hợp lý: vì một đầu tư lớn như vậy về thời gian và tiền bạc mà mục đích lại không rõ ràng. Đấy là với phạm vi của cá nhân và gia đình. Với hệ thống giáo dục liên hệ đến hàng chục triệu người, thì tính hướng đích của hệ thống cũng rất mờ nhạt. Tất cả đều quay cuồng dạy và học, đua nhau nhồi nhét kiến thức, mà rất ít khi dừng lại tự hỏi: để làm gì?

Làm chủ cuộc đời

Học để làm gì thật sự là vấn đề trọng tâm của mọi hoạt động giáo dục. Chính vì vậy, khi chuẩn bị bước sang thiên niên kỷ mới, Ủy ban Giáo dục của UNESCO đã công bố một báo cáo có tên “Học tập: kho báu bên trong mỗi người”, trong đó có phần trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?”. Theo UNESCO: học để biết, học để làm, học để xác lập mình và học để chung sống với người khác [Learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together].

Như vậy, UNESCO đã xây dựng bốn trụ cột cho việc học, và lấy đó làm định hướng cho giáo dục của thiên niên kỷ mới. Cái học để ứng xử của người xưa nay chỉ còn là một phần trong quan niệm của UNESCO: học để chung sống với người khác. Còn quan niệm học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm phổ biến trong phụ huynh và sinh viên đại học hiện nay thì cũng chỉ nằm ở một góc khác: học để làm.

Hai trụ cột khác rất quan trọng: học để biết và để xác lập bản thân mình thì hiện ra rất mờ nhạt trong hệ thống giáo dục. Thậm chí, cái học để biết đã biến dạng thành học để thi, để chạy theo thành tích cho đẹp báo cáo lên cấp trên. Điều này dẫn đến một thực tế rất bi hài, nhưng lại là gam màu chủ đạo trong giáo dục hiện thời: học không biết để làm gì, hoặc học để thi nhưng thi rồi cũng không biết để làm gì. Tất cả quay cuồng trong một cơn học và dạy không mục đích, không khai sáng.

Trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?” của UNESCO là một câu trả lời hay, nhưng không phải duy nhất. Trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục và trực tiếp trải nghiệm nhiều nền giáo dục khác nhau [VN, Hàn Quốc, Áo, Anh, Singapore], tôi rút ra một điều rằng: học để phát triển được hết năng lực của mỗi cá nhân, và thông qua đó giúp họ làm chủ cuộc đời mình, tìm được ý nghĩa của đời sống mình mới là mục đích của việc học. Khi đã phát triển tốt nhất năng lực của bản thân mình, tìm thấy được ý nghĩa của đời sống mình thì tự động họ sẽ đóng góp cho xã hội như một hệ quả.

__________

Tin bài liên quan:

Chương trình đại học cần bớt trừu tượngPhải nâng tầm quản lý giáo dụcGiáo viên phải biết xây dựng bài giảngCon người tự do hay con người công cụ?Tìm cách “gỡ” từ gốcCải cách để có một nền giáo dục trung thựcXóa bỏ bao cấp - quan liêu

GIÁP VĂN DƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề