Hợp thức hóa nhà đất và hoàn công là gì

HOÀN CÔNG XÂY DỰNG LÀ GÌ?

Hoàn công hay hoàn công xây dựng hay hoàn thành công trình là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Hoàn công có ý nghĩa là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.

Hợp thức hóa nhà đất và hoàn công là gì

VÌ SAO CẦN PHẢI HOÀN CÔNG?

Theo khái niệm hoàn công là gì có nêu rõ nó là một thủ tục hành chính và phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Là công đoạn rất quan trọng nhằm hoàn thiện tính pháp lý cho căn nhà đó. Bởi vậy hoàn công là bước cuối cùng và là điều kiện cần để cấp phát, đổi sổ hồng.

Bên cạnh đó, hoàn công thể hiện những sửa đổi, thay đổi về thực trạng đất, công trình nhà cửa đó sau quá trình thi công. Đây chính là thủ tục bắt buộc mà sớm hay muộn chủ sở hữu đất hoặc nhà ở phải làm. Tuy nhiên, bạn nên sớm hoàn thiện để thuận tiện và tránh phiền hà sau này.

Hơn nữa để tránh rắc rối sau này phát sinh trong việc sửa chữa, làm mới hay bán nhượng lại. Chủ đất, hay nhà ở đó phải thực hiện hoàn công để hợp thức hóa mảnh đất, căn nhà đó về mặt pháp lý. Từ đó giúp cho việc trao đổi mua bán, sang nhượng đất đai, nhà ở dễ dàng nhất.

Hợp thức hóa nhà đất và hoàn công là gì

CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN HOÀN CÔNG?

Theo quy định trong Luật xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/ NĐ-CP có quy định rõ với các công trình xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng khác ở đô thị thì tất cả đều phải thực hiện thủ tục hoàn công. Trừ các công trình nhà cửa riêng lẻ ở nông thôn mà không thi công xây dựng ở khu bảo tồn, di tích lịch sử, văn hóa thì không phải tiến hành thủ tục hoàn công.

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC HOÀN CÔNG

Hợp thức hóa nhà đất và hoàn công là gì

Tại quy định pháp luật là Thông tư 05/2015/TT-BXD, để hoàn công cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cụ thể như sau:

  • Giấy phép xây dựng: Là xác nhận cho phép thực hiện việc xây dựng công trình, nhà cửa,… trong phạm vi được cấp phép đối với mỗi cá nhân, tổ chức.
  • HĐ xây dựng ký kết giữa các bên (nếu có): Chủ sở hữu, chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, giám sát, thi công. Hợp đồng này thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ của mình trong dự án công trình xây dựng đó. Nó được soạn thảo ra giấy làm nhiều bản và có ký kết, lưu giữ lại.
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: Có form sẵn, chỉ cần điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào.
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản thẩm định bản vẽ thiết kế xây dựng công trình.
  • Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng: Chỉ áp dụng khi thi công công trình có sai hoặc khác so với bản vẽ thiết kế ban đầu.
  • Các báo cáo về kết quả kiểm định, thử nghiệm (nếu có).
  • Giấy tờ, hồ sơ xác nhận về an toàn PCCC, vận hành thang máy của các đơn vị, cơ quan Nhà nước đối với công trình xây dựng đó (nếu có).

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HOÀN CÔNG

Hợp thức hóa nhà đất và hoàn công là gì

Bước 1: Nộp toàn bộ hồ sơ hoàn công mà chúng tôi đã nêu ở trên đến Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố nơi có công trình xây dựng.

Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan và đo đạc thực tế xem số liệu đã chính xác chưa. Mất khoảng 7 ngày.

Bước 3: Sau khi kiểm tra, xem xét, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã ký văn bản quyết định và thông báo lại cho người yêu cầu để hoàn thiện. Giai đoạn này mất khoảng 3 tuần, tùy cơ địa có thể nhanh hơn.

Bước 4: Hồ sơ hoàn công được gửi đến cơ quan thuế để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Người nộp thuế thông báo ngày nộp thuế trong vòng 10-15 ngày. Sau khi đã nhận được biên lai thuế, bạn nộp lại cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố nơi nộp hồ sơ và chờ kết quả. Như vậy có thể thấy rằng thủ tục hoàn thiện hồ sơ mất khoảng 1,5 – 2 tháng.

Tóm lại, bài viết trên đã giải thích cho bạn hiểu khái niệm hoàn công là gì? Vì sao phải hoàn công? Trường hợp nào phải làm hoàn công và không phải làm thủ tục ấy? Quy trình, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xử lý hoàn công. Tất cả những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng hữu ích với các bạn. Trong thời gian sớm nhất, bạn nên làm thủ tục hoàn công cho ngôi nhà hay công trình xây dựng khác của mình nhé!