Hướng dẫn cách sử dụng cần câu máy

Máy câu đứng là loại máy câu được những tay câu mới vào làng nghề giải trí “câu cá” này chuộng dùng bởi vì nó dễ sử dụng hơn máy câu “ ngang”. Để câu cá hiệu quả thì đòi hỏi người câu phải biết “bỏ túi” một số kỹ thuật sau: thao tát sử dụng đúng, kỹ thuật quấn dây sao cho dây không bị xoắn, kỹ thuật hãm dây, kỹ thuật đặt mồi đúng vị trí cần thiết,…

Học cách sử dụng máy câu đứng được xem là cần thiết trước khi bạn muốn học câu cá và dự định sở hữu một chiếc máy câu loại này.

Bạn đang xem: Hướng dẫn sử dụng cần câu máy

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số thao tác sử dụng đơn giản, dễ hiểu giúp bạn dễ dàng nắm bắt cách sử dụng máy câu đứng:

Bước 1: Đặt cuộn dây và máy câu sao cho dây quấn vào máy câu đúng hướng.

Đây được xem là bước quan trọng nhất. Điều bạn cần chú ý quấn dây sao cho hướng dây tuôn ra khỏi cuộn cước cùng hướng với hướng dây vào máy câu khi quay. Thông thường quấn theo chiều kim đồng hồ nhưng cũng có trường hợp quấn theo chiều ngược lại.

Khi thực hiện bước này, bạn cần chú ý: Kiểm tra cuộn dây cước

+ Đặt cuộn cước sao cho mặt nhãn hiệu được đặt hướng lên trên

+ Đầu cuối dây được đặt trên guồng quay dây trên máy câu.

+ Cố định đầu cuối dây trên máy câu bằng băng dính. Xác định hướng của phần đuôi dây cước. Nếu phần đuôi dây hướng về bên tay trái thì quay máy câu theo chiều kim đồng hồ. Đặt cuộn cước trên mặt bằng phẳng [mặt đất, mặt bàn, …]

Bước 2: Buộc chặt dây vào ổ chứa dây.

Luồn dây cước qua các khoen móc đầu tiên của cần câu trước khi vào ổ chứa.

Mở cái lễ của máy câu hoặc nếu trong trường hợp bạn muốn nó đóng thì luồn dây phía dưới tay cầm lễ.

Vòng thòng lọng dây quanh ổ chứa dây.

Buộc chặt dây trên máy câu bằng một trong những nút thắt Arbor Knot [khi cho dây mới hoàn toàn vào máy], trong trường hợp không muốn dùng dây cũ nữa thì để lại một ít dây trong ống rồi mới cột dây mới vào dây cũ bằng nút thắt Uni – Knot.

Nếu lễ vẫn mở thì đóng lễ lại.

Bước 3: Kiểm tra dây Quay tay cầm máy câu khoảng 6 hoặc 8 vòng rồi ngừng quay.

Khi dây luồn qua các khoen cần, thông thường dây câu hình gợn sóng nhấp nhô nhẹ [không bị xoắn hay cuộn lại] là tốt.

Nếu dây bị xoắn hay bị cuộn lại thì lật cuộn dây cước lại rồi sau đó tiếp tục quay tiếp.Trường hợp dây quấn bị xoắn hoặc cuộn thành vòng. Bạn cần lật cuộn dây cước lại và quay tiếp.

Bước 4: Quấn dây.

Khi quấn dây vào ổ chứa dây của máy câu phải đảm bảo dây có độ căng. Kẹp dây giữa ngón trỏ và ngón cái tại điểm trên máy câu nằm trước khoen cần thứ nhất. Có thể dùng chiếc khăn có tẩm chút dầu mỡ Silicone Real Magic để giữ dây và luồn dây qua khăn giúp cho dây câu [đặc biệt loại dây Monofilament] hoạt động tốt hơn. Quấn dây cho đến vị trí cách mép máy câu khoảng từ 1.59mm – 3.17mm.

Khi quấn dây vào máy câu, giữ kẹp dây giữa ngón cái và ngón trỏ. Cuộn dây cước được đặt sao cho nhãn của cuộn dây hướng lên trên.

Quấn dây cách mép vành máy câu từ 1.59mm – 3.17mm.

Xem thêm: Bài 3: Các Thiết Bị Ra Của Máy Tính ? Thiết Bị Vào Ra

Sau khi thực hiện tất cả các bước ở trên, sau đó gắn mồi câu đúng vị trí cần thiết cùng với các trang thiết bị cần thiết các bạn đã có thể sẵn sàng cho một chuyến đi câu rồi nhé.

2. Bảo dưỡng máy câu

Để máy câu vận hành một cách tốt nhất thì bảo dưỡng là một việc làm cần thiết phải nghĩ đến. Việc này nhắm nâng cao tuổi thọ cũng như giúp máy câu sử dụng trơn tru hơn, nhất là khi máy câu đã được mua một thời gian, việc này cũng sẽ giúp máy câu tránh được các hư hỏng đáng tiếc do không bảo dưỡng hay bảo dưỡng không đúng cách.

Thời điểm nào nên bảo dưỡng máy câu?

Nói thời điểm để làm điều này thì hơi khó, vì thực chất không dễ dàng gì để xác định được thời điểm thích hợp để bảo dưỡng máy câu. Bởi nó còn tùy vào cường độ sử dụng máy câu của mỗi cần thủ. Nhưng tựu chung cái thời điểm thích hợp nhất có lẽ chính là thời điểm máy câu cho cảm giác sử dụng đột nhiên kém đi. Đó là thời điểm mà bạn thấy máy câu quay khi mắc sạn bên trong, hay có tiếng lạo xạo đồng thời không còn êm nữa. Tuy nhiên, cũng có thể những trường hợp buộc phải bảo dưỡng máy câu như làm rơi máy xuống nước, hay rơi máy xuống cát, đất…

Những lúc như vậy thì bảo dưỡng máy câu là cần thiết, bởi bạn chỉ cần bỏ ra 1 giờ cùng với một ít mỡ, một cái bàn chải đánh răng cũ, một ít cồn cùng với một tí dấu chuyên dùng cho máy câu là bạn có thể refresh [làm mới] chiếc máy câu của mình như lúc mới mở hộp.

Cách bảo dưỡng máy câu như thế nào?

Để bảo dưỡng đúng cách máy câu cũng phải làm theo một quy trình đàng hoàng, bởi máy câu cá nó cũng được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như các đồ cơ, điện khác. Vì vậy, đây là cách để bảo dưỡng máy câu tốt nhất:

+ Tìm một hộp nhỏ, hay một cái nắp nhỏ để chứa các phụ tùng của máy câu theo thứ tự [Giống như mở máy tính vậy đó, tránh bị “dư ốc”]. Các chi tiết như ốc, các ron [vòng đệm] bên trong máy câu rất nhỏ, điều này sẽ khiến nó gần như biến mất nếu để rơi ra ngoài.

+ Đầu tiên phải tháo ống chứa dây ra trước, rồi làm sạch trục ống dây bằng tăm bông, sau đó tiếp tục nhỏ vào một vài giọt dầu, và nhớ là dùng dầu máy câu nhé, vì dùng loại dầu bình thường thì thường bị đặc và rắn lại nhanh hơn, điều này sẽ tạo một lớp dầu thừa trên các bộ phận của máy câu. Nhớ kiểm tra các đai ốc nhỏ ở lớp dưới cùng của trục máy để đảm bảo rằng chúng được vặn chặt.

+ Nhỏ một vài giọt dầu vào con lăn dây. Sau đó tiếp tục tra dầu với nơi mà bộ phận lò xo bật của càng máy gặp ống chứa dây.

+ Tháo tay cầm của máy câu ra, bằng cách vặn ốc nằm ở đối diện tay quay. Sau đó nhỏ một vài giọt dầu vào trục tay quay và trục núm tay quay của máy câu.

+ Tháo bên cạnh máy câu bằng cách vặn các con vít nhỏ ra, từ đây là có thể tiếp cận được các bộ phận bên trong máy câu. Sau khi mở máy câu ra sẽ thấy ngay bạc đạn của máy, nếu nhấc lớp bạc đạn này lên là sẽ lộ ra phần bánh răng chính. Bạn cũng có thể gỡ cả bánh răng chính ra và nhỏ vào đó một ít dầu tẩy nhờn, để tẩy các lớp mỡ cũ hay các lớp dầu bám bụi bẩn ra, sau đó có thể dùng bàn chải đánh răng và nước xà phòng để đánh sạch toàn bộ lớp bẩn ở răng cưa.

+ Sau khi làm sạch xong thì nên để khô tự nhiên các bộ phận thì bắt đầu tra dầu chuyên dụng cho máy câu vào bạc đạn, lấy một ít mỡ tra vào răng cưa của bánh răng chính. Sau đó tra mỡ vào các bánh răng trục nằm ở dưới cùng của máy câu, tra thêm một lớp mỏng dầu máy câu vào các bộ phận khác ở phía trước các bánh răng trục. Còn các bộ phận còn lại, cảm thấy nơi nào nên tra dầu hay mỡ thì tiếp tục tra cho đến khi hoàn thành.

+ Sau khi tra dầu, mỡ xong thì có thể ráp máy câu lại theo thứ tự lúc đầu, xịt thêm một lớp dầu mỏng lên bề mặt máy câu rồi dùng khăn sạch lau nhẹ, thế là xong, một cái máy câu trơn tru và bóng mượt như mới mua.

Hy vọng với cách bảo dưỡng máy câu đúng cách trên đây sẽ giúp các cần thủ bảo vệ được chiếc máy câu của mình luôn hiệu quả nhất.

Tham khảo:

Nhân viên Kinh doanh:0976150660, 0911230060, 0936225660

ZaLo,Viber, Skype...

Ship hàng COD toàn quốc thanh toán khi nhận hàng.

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN

Tài khoản 1:Nguyễn Ngọc HàSTK 2200 2051 77377 Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Hà Tây.

Tài Khoản 2:Nguyễn Ngọc HàSTK 1211 00000 96356 Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng.

Xem thêm: Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Marketing Online Làm Gì ? Lương Có Cao Không?

Tài Khoản 4:Nguyễn Ngọc HàSTK 190 330 640 10022 Ngân hàng Techcombank Phòng Giao Dịch Xa La

Tài Khoản 5:Nguyễn Ngọc HàSTK 100 8700 18337 Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thăng Long.

Trong câu lure chọn cần câu phù hợp khá là quan trọng và phức tạp, quan trọng bởi vì chọn một chiếc cần phù hợp sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi đang câu, không bị đau, mỏi tay cầm, quá trình quăng mồi cũng có thể được thực hiện chuẩn xác và linh hoạt hơn. Ngoài ra, ngoài thị trường có hàng trăm loại cần với nhiều thương hiệu khác nhau, tìm hiểu trước về cách chọn một chiếc cần phù hợp cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và kể cả là tiền bạc.

Trong bài viết này nghiencauca xin hướng dẫn cho các anh em chọn thông số cần câu phù hợp cho câu lure đối với từng loại mồi, từng loại cá và từng địa hình câu. 

Trước tiên cần phải chia sẻ một điều, các cần thủ chuyên nghiệp trong nước cũng như nước ngoài có rất nhiều cần câu và các cần câu đó có những thông số khác nhau. Đó là điều tất nhiên bởi vì mỗi chiếc cần được làm ra với thông số khác nhau và khác nhau từ cách quấn cho đến chiều dài và các thông số khác đều ảnh hưởng đến con mồi mình dùng.  Địa hình, con mồi, thông số của cần câu, máy câu… nó phải kết hợp với nhau phù hợp thì mới tạo được sự thoải mái cho các cần thủ khi câu. 

Ví dụ như khi câu trong địa hình trống trải thì anh em cần thủ nên chọn những cây cần mềm có thông số thấp để có thể bắt những con mồi lặn sâu, kể cả mồi dùng là mồi bé hay mồi lớn. 

Khi chọn cần thì giữa cần và máy cần phải có tính cân bằng, đảm bảo sự phù hợp nhất định. Mình không thể dùng một cây cần có thông số quá nhỏ cho một máy câu có thông số lớn và ngược lại. Nếu dùng cần và máy không cân bằng, không phù hợp thì sẽ rất khó để ném mồi. 

1, Cách đọc thông số cần

Từ hình ảnh thông số trên chúng ta có thông số cần như sau [theo cách ký hiệu của đa số các hãng sản xuất cần]:

  • 172 H 2: 172 là chiều dài của cây cần và loại cần, H = heavy  là độ cứng, độ nặng của cần. Đối với các cần dùng máy ngang và máy đứng một số hãng lớn thường ký hiệu bằng số 1 [máy ngang] và 2 [máy đứng], một số hãng khác ký hiệu bằng S [Spinning = Cần máy đứng] và B [baitcasting = Cần máy ngang]. Như vậy 1 trong 172 là cần máy ngang, độ dài 7*3 là 2,1m, 2 là số khúc của cần.
  • Lure: 12-42gr là trọng lượng của mồi có thể dùng được cho cần
  • 12-25lb là thông số tải dây của cần, đây là thông số dành cho dây Mono và Fluorocarbon. Khi quy đổi nó sang dây PE thông thường 10lb tương đương dây PE 1.0, 25lb tương đương dây dây PE 2.0 – 2.5
  1. Cách chọn máy câu và cần câu theo địa hình câu và theo con mồi.  

A. Chọn theo địa hình câu.

Nếu địa hình câu đa dạng, chỗ trống, chỗ rậm rạp thực vật thì anh em nên chọn một cây cần M hoặc MH. Cần M dành cho những địa hình câu trống trải và thoải, khi thả mồi mồi sẽ lặn được sâu và lửng, kể cả là nổi. MH dành cho địa hình phức tạp, nhiều sen, bèo… thì anh em nên dùng cần MH dùng kèm nhái hơi câu cá lóc hoặc mồi mềm sẽ phù hợp hơn.

Nếu địa hình quá rậm rạp, đặc biệt đối với câu cá quả thì có thể dùng cần H, cần càng cứng càng tốt và máy khỏe để kéo con cá lên được nhanh hơn. Còn đối với máy câu nếu dùng địa hình trống nên dùng máy có vòng quay thường, bởi vì địa hình trống không quá khó khi câu. Địa hình đa dạng nên dùng máy quanh loại nhanh và mạnh. Thông thường các hãng câu đều có hình con mồi phù hợp trên cần, do đó mồi nào size nào dùng cần nào và máy nào các bạn có thể tìm hiểu trên các thông số có trên cần và máy.

Một số hãng sản xuất cần và máy dùng đôi, do đó lưu ý khi dùng một số cần và máy của một số hãng không thể ghép cần của hàng này vào máy của hãng khác và ngược lại. Do đó anh em khi mua cần hoặc máy đều cần phải hỏi trước cho chắc chắn.

B. Chọn cần theo mồi

Thực tế đây phải là chọn mồi theo cần mới đúng, như đã nói ở trên các hãng sản xuất cần thường hướng dẫn những loại mồi nào phù hợp và có thể sử dụng với loại cần đó, hoặc các bạn có thể tra tên cần trên website của hãng để biết thêm những thông số về mồi câu.

Đây là ví dụ về bảng thông số cần câu của hãng Shimano và trong đó nó cũng gợi ý các loại mồi thích hợp. Do đó khi mua cần các bạn chỉ cần lưu ý những thông số này để so sánh với các hãng sản xuất cần khác như Daiwa, Abu-Graxia … Như vậy là khi mua cần xong chúng ta sẽ chọn loại mồi thích hợp với cần chứ không ai lại đi mua mồi sau đó mua cần thích hợp với loại mồi đó cả.

Trên đây là một số lưu ý về cách đọc thông số cần và cách chọn cần câu, chúng tôi cũng rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các anh em cần thủ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để giúp cho cộng đồng cần thủ tham khảo và áp dụng.  Chúc các anh em đi câu vui vẻ và lên cá đều đều.

Video liên quan

Chủ Đề