Hướng dẫn cài debian 9 trên vmaware

VMware Tools là bộ công cụ giúp tăng cường hiệu suất cho máy ảo của VMware. Hiểu một cách đơn giản, VMware Tools sẽ đem lại cho bạn các lợi ích sau đây:

  • Cho phép Shutdown một máy ngay từ giao diện quản lý chung bên ngoài
  • Tăng cường về xử lý đồ họa trên máy ảo
  • Hỗ trợ về chuột tốt hơn
  • Hỗ trợ về cut, copy, paste giữa máy thật và máy ảo
  • Đồng bộ thời gian giữa máy thật và máy ảo
  • Tăng cường hiệu suất kết nối mạng

Sau đây mình sẽ cùng các bạn cấu hình tính năng này cho máy ảo CentOS nhé 🙂 – Chú ý là tất cả được chạy dưới quyền root nhé 🙂

Click chuột phải vào máy ảo đang chạy và chọn Install Vmware Tools… hoặc các bạn có thể click chọn tab VM và chọn Install Vmwate Tools… [ chú ý máy ảo phải đang chạy thì dòng này mới sáng nhé ,nếu máy ảo đang tắt thì dòng này sẽ bị mờ [greyed out] ]

Chương trình sẽ tải Vmware vào máy ảo

Đĩa DVD ảo chứa bộ cài đặt Vmware hiện lên trên màn hình Desktop của máy ảo CentOS và xuất hiện 1 thư mục mới hiện ra trên màn hình

Note : Khi các bạn cài máy ảo dựa trên nền Linux , chắc chắn rằng đã chọn Guest operating system là Linux như trong hình [ mình đã chú thích cẩn thận đoạn này trong bài Cài đặt CentOS ] , nếu bạn chọn là Windows khi cài máy Linux , tới bước này Vmware Tools sẽ mount đĩa vào và file caì sẽ có đuôi .exe 😛 ]

Chuột phải VmwareTools-9.6-0-1294478.tar.gz chọn Extract To…

Chọn nơi lưu [mình chọn desktop] và bấm Extract

Mở folder mới giải nén [ vmware-tools-distrib] và click vmware-install.pl

Chọn Run in Teminal

Tất cả các lựa chọn tiếp theo các bạn bấm Enter nhé 🙂

Màn hình hoàn tất 🙂

Note: Nếu bạn muốn cài driver vmxnet [ VMxnet là một dòng card hỗ trợ tối ưu hóa network cho các VMs] thì gõ các dòng lệnh như vmware hướng dẫn.

/etc/init.d/network stop

rmmod pcnet32

rmmod vmxnet

modprobe vmxnet

/etc/init.d/network start

Bước cuối reboot lại máy ảo và bạn có thể copy/paste files/folders từ máy thực vào máy ảo và ngược lại 🙂

Trong quá trình cài đặt , nếu xảy ra lỗi và bạn muốn cài lại .Khi click lại vào file vmware-install.pl và chọn Run in Terminal gặp lỗi như hình bên dưới

Bạn gõ lệnh sudo rm -R /etc/vmware-tools/ – Sau khi chạy chương trình này khi bấm Y chọn uninstall các bạn sẽ không gặp lỗi nữa 😛

Máy ảo VMWare là một công cụ tuyệt vời để chạy nhiều hệ điều hành cùng một lúc. Nó đặc biệt hữu dụng cho những người muốn làm quen với Linux nhưng chưa muốn từ bỏ Windows. Lúc đó, một [hay nhiều] bản Linux chạy với VMWare trên Windows là sự lựa chọn tốt nhất. Đến khi bạn đã quen với Linux thì có thể bỏ hẳn Windows, trong trường hợp cần phải làm việc với môi trường Windows lại thì bạn có thể cài Windows với VMWare chạy trên Linux!

Bài viết này tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm lúc dùng Linux với VMWare chạy trên Windows, hy vọng giúp được các bạn mới làm quen với chú chim cánh cụt.

1.VMWare Download VMWare bản free . Tôi hay xài bản VMWare Server.

Cách cài đặt VMWare trên Windows và tạo máy ảo rất đơn giản. Sau khi tạo máy ảo xong, start nó lên và nhấn F2 vào CMOS cấu hình cho nó boot bằng CD, đút đĩa cài đặt Linux vào và cài đặt bình thường như là một con PC thật.

2.Dùng ssh điều khiển Linux trên Windows Một bất tiện khi dùng VMWare chạy Linux trên Windows là do hệ điều hành guest [cài trên máy ảo] là Linux nên ta không cài các VMWareTools được, do đó để di chuyển giữa cửa sổ máy ảo và máy thật ta phải nhấn Ctl-Alt để giải phóng con chuột ra khỏi máy ảo. Sẽ rất khó chịu khi bạn vừa tham khảo tài liệu vừa test thử trên máy ảo. Một cách để khắc phục là ta không thao tác trực tiếp trên VMWare mà sẽ dùng remote login, ví dụ dùng ssh để log vào máy ảo. Chương trình ssh client ta dùng sẽ là Putty [miễn phí], lúc đó ta có thể chuyển qua lại giữa các cửa sổ một cách dễ dàng như bất kỳ ứng dụng nào trên Windows.

Để sử dụng được cách này, trước hết ta phải cấu hình để Linux trên máy ảo thấy được Windows trên máy thật. Ta có thể dùng card mạng trên máy ảo ở chế độ Bridging để truy cập vào mạng LAN bên ngoài [và có thể ra Internet] được. Lúc cài đặt HDH nó sẽ yêu cầu bạn config card mạng. Một số lưu ý khi config: 1. IP của máy ảo cùng subnet với máy thật 2. Defautl gateway giống như của máy thật [IP router hay modem ADSL của bạn] 3. DNS Server có thể phân giải tên ra Internet.

Ngoài ra có thể config lúc đã log vào HDH bằng lệnh ifconfig hoặc dùng tool netconfig trên Redhat. Xem thêm tài liệu Networking Howto .

Sau khi cấu hình xong, ping thử hai máy đã thấy reply ok thì bạn start service sshd trên máy Linux lên. Trước hết kiểm tra xem có ssh server trên máy bạn chưa bằng cách tìm file sshd:

$sudo find / -name sshd

Nếu có rồi thì kiểm tra xem sshd đã có chạy chưa:

$pgrep sshd

Nếu chưa có thì bạn cài gói openssh server vào. Có thể download bằng trình duyệt hoặc dùng wget:

$wget ftp://ftp.openbsd.org/pub/OpenBSD/Op…h-4.3p2.tar.gz

TIPS: Redhat đã có sẵn sshd. Start sshd trong Redhat:

$sudo /sbin/service sshd start

Cài đặt xong, start service sshd lên [xem man sshd để biết thêm chi tiết]. Dùng tool Putty trên Windows để connect vào máy ảo Linux. Download Putty.

Như vậy là bạn chỉ cần start Linux trên VMWare lên, start service ssh [có thể đưa sshd vào boot scripts để nó tự động start] và dùng Putty ssh vào để làm việc. Hết sức thuận tiện.

3.Dùng pure-ftp chia sẻ file giữa máy ảo và máy thật Để chia sẻ file giữa máy ảo Linux với máy thật Windows, cách đơn giản nhất là dùng ftp. Trên máy Linux ta sẽ cài FTP server và trên Windows ta sẽ dùng FTP client connect vào. Có nhiều sản phẩm FTP server và client, Abel hay dùng nhất là server pure-ftpd và client là Total Commander [do dùng cái này làm file manager luôn nên xài rất chi là tiện]. Download pure-ftpd mới nhất về máy sau đó cài đặt và start pure-ftpd lên. Nếu tìm không ra Total Commander các bạn có thể dùng bất kì chương trình ftp client nào. Dùng Total Commander thiết lập một FTP Connection mới đến máy ảo Linux, cung cấp account user thích hợp và bắt đầu chia sẻ file. Hết sức đơn giản.

Đông Thao

About dongthao

"Man does not simply exist but always decides what his existence will be, what he will become the next moment"

Chủ Đề