Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề Y

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y cho y sĩ, bác sĩ tại Việt Nam theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về hành chính khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Chứng chỉ hành nghề y học là văn bằng của cơ quan nhà nước cấp cho cá nhân trong nước và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, chứng chỉ hành nghề y học là một trong những văn bằng bắt buộc phải có khi tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam. Vậy, ai có thể xin cấp chứng chỉ, ở đâu, hồ sơ để xin cấp  gồm những gì, đây là lẽ cũng là băn khoăn vướng mắc của nhiều người khi có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề. Để có thể giúp bạn tiết kiệm được thời thời gian công sức trong việc chuẩn bị hồ sơ, Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết như sau:

Tư vấn về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho y sĩ, bác sĩ tại Việt Nam: 1900.6568

Căn cứ Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh và luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 như sau:

Thứ nhất, điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề:

Về đối tượng: Người xin cấp chứng chỉ hành nghề khi làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ y tế.

Người đề nghị xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề là người Việt Nam cần đáp ứng điều kiện sau:

– Đã có văn bằng giấy chứng nhận hành nghề khám bệnh, chữa bệnh  hợp pháp bao gồm: Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; Giấy chứng nhận là lương y; Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

– Phải có văn bản xác nhận đã trải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản cho người đã thực hành tại cơ sở của mình. 

Xem thêm: Thời gian nghỉ bù của bác sĩ trực 24 giờ

+ Để được cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ phải có 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh.

+ Để được cấp chứng chỉ hành nghề y sỹ phải thực hành 12 tháng tại bệnh viện.

– Phải có giấy chứng nhận hoặc xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền cấp đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và còn giá trị sử dụng.

– Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y,  dược như: cá nhân mất năng lực hành vi dân sự; đang chấp hành một bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh.

Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngoài các điều kiện trên đây, còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

– Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh. Tức là trong quá trình trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh; chỉ định điều trị; kê đơn thuốc phải biết tiếng việt thành thạo hoặc có người phiên dịch.Tiêu chí để công nhận biết Tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ y tế quy định Mục 5 Chương II Thông tư 41/2011/TT-BYT.

– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.

– Có phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận thì phiếu lý lịch còn giá trị . Các giấy tờ đều phải hợp thức hóa lãnh sự để được sử dụng ở tại Việt Nam.

Xem thêm: Bảng lương của y sĩ, y tá, bác sĩ theo quy định mới nhất năm 2022

Thứ  hai, hồ sơ xin giấy phép cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP kèm hai ảnh 04×06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;

– Bản sao có chứng thực hoặc công chứng các văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp hợp pháp hoặc văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp …. các văn bằng theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

– Giấy xác nhận quá trình thực hành hợp pháp do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình theo mẫu 02 phụ lục I ban hành kem theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

– Phiếu lý lịch tư pháp do Sở tư pháp nơi cư trú của người đề nghị xin cấp;

– Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;

– Bản photo hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân công chứng hoặc chứng thực.

– Sơ yếu lý lịch theo Mẫu 03 Phụ lục I Nghị định 109/2016/NĐ-CP có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác hoặc có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú

Xem thêm: Cách thức tham gia học để lấy chứng chỉ hành nghề luật sư

Thứ ba, trình tự thực hiện xin cấp chứng chỉ hành nghề y như sau:

Bước 1: Những đối tượng là người đề nghị cấp chứng chỉ thuộc đối tượng tại các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bênh 2009 gửi hồ sơ nêu trên về Bộ y tế. Những người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bàn trên địa bàn quản lý cử Sở y tế. Trường hợp đối tượng không làm việc ở bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào thì nộp hồ sơ về Sở y tế nơi đối tượng xin cấp chứng chỉ đăng kí thường trú.

Bước 2:Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị. Trường hợp nộp trực tiếp thì cơ quan tiếp nhận nhận và gửi ngay cho người đề nghị phiếu tiếp nhận. Trường hợp gửi qua đường bưu điện thì tỏng thời gian 2 ngày tình từ thời điểm cơ quan tiếp nhận được hồ sơ phải gửi lai cho người đề nghị.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ thời điểm cơ quan tiếp nhận hồ sơ hợp lề thì Bộ Y tế sẽ xem xét và thẩm định hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể :

– Trường hợp đủ hồ sơ và điều kiện theo quy định sẽ cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp  chứng chỉ hành nghề.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.

Bước 4 : Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ Y tế hoặc sở y tế tới người đề nghị

Lưu ý: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thì cơ quan đó là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, cấp lại và thu hồi chứng chỉ do mình cấp. 

Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề xây dựng có hiệu lực trong thời gian bao lâu?

1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề y dược tư nhân

* Hồ Sơ Cấp Mới:

· Đơn đề nghị cấp CCHN [theo mẫu] · Bản sao hợp pháp bằng cấp, Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp với phạm vi hành nghề, · Sơ yếu lý lịch [Đối với cán bộ đang công tác do Thủ trưởng cơ quan xác nhận; Các trường hợp khác do UBND cấp xã, phường, Thị trấn xác nhận], · Giấy khám sức khoẻ [do các cơ sở Y tế cấp quận huyện trở lên cấp] · Giấy xác nhận thời gian thực hành hợp pháp do Thủ trưởng cơ quan xác nhận [đối với cán bộ đang công tác]; Đối với cán bộ nghỉ hưu hoặc đã nghỉ công tác có thể  thay thế bằng Sổ BHXH hoặc Bản xác nhận quá trình tham gia BHXH. Nếu thời gian thực hành là tại các cơ sở y, dược tư nhân thì phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành và kèm theo  bản sao Hợp đồng lao động; · Ghi chú: Đối với trường hợp hành nghề dược [loại hình nhà thuốc] người đăng ký hành nghề nếu tốt nghiệp Đại học dược hệ chuyên tu thì được cấp chứng chỉ hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp. · Giấy đồng ý cho phép hành nghề y, dược tư nhân ngoài giờ hành chính của Thủ trưởng cơ quan [đối với cán bộ đang công tác]; Bản sao hợp pháp Quyết định về hưu hoặc nghỉ việc [đối với các bộ đã nghỉ hưu hoặc đã nghỉ việc]

· Bản cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh và các quy chế chuyên môn có liên quan [theo mẫu]

. Bản photo hộ khẩu thường trú và  CMT [khi nộp hồ sơ mang theo bản gốc để đối chiếu]

·  02 ảnh chân dung 3cm x 4cm,

* Hồ sơ gia hạn:
Đối với những trường hợp CCHN trước do Bộ Y tế cấp: Làm hồ sơ như cấp mới
Đối với những trường hợp CCHN trước đã do sở Y tế cấp. Hồ sơ gồm:
· Đơn đề nghị gia hạn CCHN [theo mẫu]
· Bản cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân,Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh và các quy chế chuyên môn có liên quan [theo mẫu]
·Giấy khám sức khoẻ [do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện trở lên],

 Bản gốc Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân đã được cấp · 02 ảnh chân dung 3cm x 4cm · Bản photo hộ khẩu thường trú và CMT [Đối với những CCHN được cấp trước năm 2004 – mang theo bản gốc để đối chiếu khi đến nộp hồ sơ]

Trường hợp mất CCHN đã đựợc cấp, khi làm thủ tục gia hạn CCHN thì phải kèm Giấy báo mất CCHN có xác nhận của Công an Phường, xã, thị trấn nơi người đó làm mất CCHN, kèm theo 02 ảnh cá nhân và đơn đề nghị Sở Y tế cấp lại CCHN.

* Hồ sơ đổi loại hình hành nghề:

 – Đơn cấp CCHN [theo mẫu] – Bản gốc CCHN đã được cấp;

– Bản cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh và các quy chế chuyên môn có liên quan [theo mẫu]

– Bản gốc GCN đủ điều kiện hành nghề kèm theo Giấy xác nhận đã đóng của hạ biển ngừng hoạt động loại hình hành nghề trước của TT y tế quân, huyện [nếu đã được cấp]

– Giấy khám sức khỏe [đối với những trường hợp CCHN đã được cấp trên 01 năm- giấy KSK và xác nhận đủ sức khỏe để hành nghề của cơ sở khám chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên

  – Bản photo Hộ khẩu và CMT [đối với những trường hợp CCHN được cấp trước năm 2004]
– 02 ảnh chân dung 3×4 cm 

2. Hỏi về thủ tục xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề y cho người nước ngoài

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản

Gửi Công ty Luật Dương Gia! Hiện nay tôi đang có nhu cầu xin cấp: Chứng chỉ hành nghề y cho người nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể là xin cấp chứng chỉ về y học cổ truyền [Châm cứu] cho một bác sỹ người Pháp  đã được cấp bằng về lĩnh vực y học cổ truyền tại Pháp từ năm 1985. Sau đó Ông đã sang Việt Nam. Ông đã được cấp bằng châm cứu và y học dân tộc Việt Nam do Viện Đông Y Học Dân tộc Pháp – Việt cấp năm 1995. Tiếp đó Ông đã tham gia công tác giảng dạy tại Viện Đông Y Học Dân tộc Pháp- Việt rất nhiều năm. Đồng thời Ông cũng tham gia rất nhiều hoạt động tình nguyện khám chữa bệnh miễn phí cho rất nhiều người.

Vậy, mong Quý Công ty gửi lại giúp tôi những thủ tục cần thiết để xin cấp Chứng chỉ hành nghề cho Ông, thời gian, chi phí như nào. Xin báo lại chi tiết giúp tôi.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009 và Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài được quy định như sau:

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân đi thực hiện thủ tục hành chính cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Bước 2:

– Công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa, Sở Y tế;

Xem thêm: Người xây dựng nhà ở có bắt buộc có chứng chỉ hành nghề không?

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và gửi cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

– Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ;

Bước 3: Công dân nhận kết quả theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa, Sở Y tế.

* Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

– Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn [văn bằng chuyên môn do tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam];

– Giấy xác nhận quá trình thực hành [Giấy xác nhận quá trình thực hành do tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam];

– Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh;

Xem thêm: Tước quyền sử dụng giấy phép là gì? Xử phạt tước giấy phép?

– Bản sao có chứng thực giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp;

– Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp;

– Hai ảnh 4x6cm được chụp lên trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.

* Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

3. Thời gian làm việc của người hành nghề khám bệnh chữa bệnh

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đã làm thủ tục xin cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh cho cơ sở, cho tôi hỏi thời gian làm việc đối với người hành nghề hiện nay có sự thay đổi gì không? Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo nội dung bạn trình bày, bạn đang cần tìm hiểu về thời gian làm việc đối với người hành nghề khám chữa bệnh. Căn cứ pháp lý bạn áp dụng gồm:

Xem thêm: Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược năm 2017

+ Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011

+ Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015

Trước thời điểm ngày 01/01/2016 thời gian làm việc không được quy định cụ thể, chỉ nêu rõ người làm việc toàn thời gian là người làm việc trong toàn bộ thời gian hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký, ví dụ:

+ Bệnh viện đăng ký thời gian hoạt động là 24 giờ/ngày và 07 ngày/tuần thì người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện phải là người làm việc đầy đủ thời gian hoạt động hành chính của bệnh viện không bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ và không bao gồm thời gian trực;

+ Phòng khám đa khoa đăng ký thời gian hoạt động từ 08h00 – 16h00 và 07 ngày/tuần thì người làm việc toàn thời gian tại phòng khám phải là người làm việc đầy đủ thời gian từ 08h00 – 16h00 hàng ngày, không bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ.

Tuy nhiên, sau ngày 01/01/2016 áp dụng theo quy định tại Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 thời gian làm việc được xác định: người hành nghề được đăng ký thời gian làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh toàn thời gian hoặc một phần thời gian nhưng phải theo quy định của pháp luật về lao động.

+ Người làm việc toàn thời gian là người làm việc liên tục ít nhất 8 giờ/ngày trong thời gian hoạtđộng mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký hoặc người làm việc đầy đủ thời gian mà cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh đăng ký hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký hoạt động có thời gian ít hơn 8 giờ/ngày. Ví dụ:

– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký thời gian hoạt động là 24 giờ/ngày và 07 ngày/tuần thì người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện phải là người làm việc liên tục ít nhất 8 giờ/ngày phù hợp với quy định của pháp luật về lao động.

Xem thêm: Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cho người Việt Nam

– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký thời gian hoạt động 09h00 – 16h00 và 07 ngày/tuần thì người làm việc toàn thời gian tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải là người làm việc đầy đủ thời gian mà cơ sở đăng ký hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động.

+ Người làm việc một phần thời gian là người đăng ký làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không đủ thời gian nêu trên.

4. nghề y không có giấy phép gây chết người thì bị xử lý kỷ luật Đảng viên không?

Tóm tắt câu hỏi:

Bạn tôi hành nghề y không có giấy phép hành nghề chữa nhưng nhận chữa bệnh bỏng và bạn tôi hứa với gia đình bệnh nhân là chữa khỏi bệnh nhưng bệnh nhân không khỏi bệnh mà bệnh tình càng ngày càng nặng thêm đến khi gia đình của bệnh nhân đưa bệnh nhân đi viện được khoảng 6 ngày thì bệnh nhân tử vong. Bạn tôi bị xử phạt hành chính không có giấy phép hành nghề là 35 triệu đồng chẵn. Hỏi bạn tôi có bị xử lý kỷ luật đảng hay không?

Luật sư tư vấn:

Hành vi khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như sau:

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

Xem thêm: Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y cho y sĩ, bác sĩ tại Việt Nam

b] Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

c] Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;

d] Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề;

đ] Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

e] Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;

g] Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.”

Tuy nhiên quy định như trên chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính thông thường, còn thực tế trường hợp bạn đang trao đổi là có hậu quả nghiêm trọng xảy ra khi bạn của bạn đã làm bệnh nhân bị tử vong. Trong trường này đang có dấu hiệu của hình sự và bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 128 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm: Điều kiện cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Như vậy, hành vi của bạn bạn đang có dấu hiệu của hình sự và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm Quyết định 181-QĐ/TW của Ban chấp hành Trung ương tại khoản 5 Điều 2:  “Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.”

Nếu bạn của bạn bị truy cứu trách nhiệm về tội vô ý là chết người thì chỉ có một hình phạt duy nhất là phạt tù, đồng nghĩa với việc nếu là đảng viên, bạn của bạn sẽ bị xử lý kỷ luật là khai trừ.

Video liên quan

Chủ Đề