Hướng dẫn giải bài tập đâm va xe cơ giới năm 2024

4. Nếu tàu được bảo hiểm đâm va phải tàu khác hoặc được tàu khác cứu hộ mà tàu khác đó toàn bộ hay một phần thuộc cùng một chủ hoặc cùng một quyền quản lý thì người được bảo hiểm vẫn có mọi quyền theo bảo hiểm này như thể chiếc tàu đó hoàn toàn là của chủ tàu không có quyền lợi liên quan đến tàu được bảo hiểm, nhưng trong những trường hợp này, trách nhiệm về đâm va hoặc những số tiền phải trả cho dịch vụ đã cung ứng phải đưa ra trọng tài duy nhất được thoả thuận giữa MIC và người được bảo hiểm để giải quyết.

5. Bảo vệ và bồi thường:

MIC thỏa thuận bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền hay những số tiền phải trả cho người khác hay những người khác do người được bảo hiểm phải có trách nhiệm pháp định, với tư cách là chủ con tàu, đối với các khiếu nại, yêu cầu, các thiệt hại và/hoặc các chi phí, nếu trách nhiệm đó là hậu quả của các điều hay vấn đề sau và phát sinh từ tai nạn hay sự cố trong suốt thời gian của bảo hiểm này:

  • Tổn thất hay tổn hại cho bất kỳ vật thể cố định hay di động hay tài sản, vật hay bất kể quyền lợi nào khác mà không phải là tàu thuyền, phát sinh từ bất kỳ nguyên nhân nào trong phạm vi tổn thất hay tổn hại như vậy không được bảo hiểm theo trách nhiệm đâm va
  • Bất kỳ cố gắng hay thật sự phải trục vớt, di dời hay phá hủy bất cứ vật cố định hay di động hay tài sản hoặc vật nào khác, bao gồm xác tàu đắm hay bất kỳ sự bất cẩn hoặc thất bại trong việc trục vớt, di dời hay phá hủy các vật tương tự.
  • Trách nhiệm mà người được bảo hiểm thừa nhận trong các hợp đồng lai kéo theo tập quán vì mục đích ra/vào cảng hoặc điều động tàu trong nội cảng suốt tiến trình kinh doanh thông thường.
  • Tổn thất nhân mạng, thương tật, bệnh hoạn hay chi phí phải trả cho việc cứu mạng.
  • Trách nhiệm về thỏa thuận cứu hộ không đạt kết quả, đạt kết quả một phần hay chưa hoàn thành việc cứu hộ và trong phạm vi mà các chi phí của người cứu hộ cộng thêm với số tiền lãi vượt quá số tiền nào đó có thể bồi hoàn theo thỏa thuận.
  • MIC thỏa thuận bồi thường cho người được bảo hiểm bất kỳ phát sinh nào dưới đây do tai nạn hay do sự cố trong suốt thời gian bảo hiểm:
  • Phí tổn phụ trội về nhiên liệu, bảo hiểm, tiền lương, đồ dự trữ, lương thực, thực phẩm và cảng phí phải gánh chịu duy nhất và hợp lý vì mục đích đưa lên bờ những người bệnh hay bị thương hay những người lậu vé, người tỵ nạn hay những người cứu được trên biển,
  • Các chi phí phụ trội gây ra do bùng nổ bệnh truyền nhiễm trên tàu hay trên bờ.
  • Tiền phạt áp dụng đối với tàu, người được bảo hiểm hay bất kỳ thuyền trưởng, sĩ quan, thuyền viên hay đại lý tàu-những người được người được bảo hiểm bồi hoàn, hay tiền phạt do bất kỳ hành động hoặc sự bất cẩn hoặc vi phạm bất cứ nội quy hay nguyên tắc nào liên quan tới khai thác tàu, quy định rằng MIC sẽ không chịu trách nhiệm bồi hoàn cho người được bảo hiểm về bất kỳ số tiền phạt nào gây ra do bất cứ hành động, sự bất cẩn, lỗi của người được bảo hiểm, đại lý hay nhân viên của họ ngoại trừ thuyền trưởng, sĩ quan hay thuyền viên.
  • Các chi phí về di chuyển xác tàu từ bất kỳ nơi nào mà người được bảo hiểm làm chủ, cho thuê hay cư ngụ.
  • Các phí tổn tố tụng mà người được bảo hiểm phải gánh chịu, hay buộc phải trả để tránh, giảm thiểu hay phản bác trách nhiệm với điều kiện có sự đồng ý trước bằng văn bản của MIC.

GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM

Trách nhiệm cao nhất của MIC đối với mỗi một vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm là thiệt hại thực tế do tàu được bảo hiểm gây ra, mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm theo luật pháp hoặc quyết định của Toà án, nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm đã ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Ông Ngô Mạnh đề nghị cơ quan chức năng giải đáp trường hợp sau: Xe ô tô A tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự [TNDS] bắt buộc của Công ty V, xe ô tô B tham gia bảo hiểm TNDS bắt buộc của công ty P. Vào ngày 15/1/2021 hai xe ô tô xảy ra tai nạn đâm va với nhau dẫn tới hư hỏng cho cả hai phương tiện, vụ tai nạn được cơ quan công an giải quyết và kết luận lỗi trong vụ tai nạn trên là lỗi hỗn hợp [lỗi do cả hai xe ô tô A và B].

Trong biên bản giải quyết tai nạn giao thông có ghi nhận thỏa thuận dân sự của các bên liên quan như sau: Các bên liên quan bên nào bên đó tự khắc phục thiệt hại do vụ tai nạn giao thông gây ra, không bên nào yêu cầu ai bồi thường gì.

- Theo Điểm 3.b Điều 13 của Thông tư 22/2016/TT-BTC: Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Như vậy có thể hiểu nếu giải quyết bồi thường TNDS bắt buộc của xe A thì sẽ là: [Thiệt hại xe B x Mức độ lỗi của xe A] = Số tiền bồi thường, và giải quyết ngược lại đối với xe B.

- Theo Điểm 1 Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm: Điều 53. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm 1. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.

Theo Biên bản giải quyết tai nạn của cơ quan công an đã lập, các bên liên quan không bên nào yêu cầu ai bồi thường gì.

Ông Ngô Mạnh hỏi, theo Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì không phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, vậy trong trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải giải quyết bồi thường TNDS bắt buộc cho các chủ xe ô tô A, B hay không ? Trong trường hợp chủ xe A, B có khiếu nại yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường TNDS bắt buộc thì sẽ giải quyết thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/2/2016 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới: “1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra”.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 22/2016/TT-BTC: “Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:

3. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô... gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn”.

­Theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 11 Thông tư số 22/2016/TT-BTC:

“1. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất...

4. Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định, thì doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại”.

Theo quy định tại khoản 1, điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 13 Thông tư số 22/2016/TT-BTC:

“1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

...3. Mức bồi thường bảo hiểm:

  1. Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 22/2016/TT-BTC: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra Tòa án tại Việt Nam giải quyết”.

Chủ Đề