Hướng dẫn làm busy board cho bé

Mỗi một loại bảng có một tính năng riêng nhất định, kích thích giác quan tiềm ẩn ở trẻ nhỏ đặc biệt là ở lứa tuổi 0-6 tuổi. Trẻ khám phá tìm tòi, trẻ tiếp thu, trẻ cảm nhận, trẻ tự do vận động, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay linh hoạt. Trẻ cảm thụ âm nhạc một cách hồn nhiên, trẻ biết cách kéo khóa, mở khóa, đóng cửa, lăn bánh xe, bật tắt công tắc…trẻ được làm, được sống cho chính mình. Cả một thế giới gói gọn trong cái bảng vô cùng, vô cùng bận rộn.

Bảng bận rộn BR03 với nhiều trò chơi thu hút trẻ

Với màu sắc bắt mắt, nhiều tính năng kích thích giác quan ở trẻ nhỏ, chiếc bảng bận rộn này cực kỳ thu hút trẻ nhỏ. Nhìn là thích, chơi là mê, say hơn cả chiếc điện thoại. Đây thực sự là một món quà bổ ích mà cha mẹ nên dành tặng cho các con, hay các thầy cô giáo nên cho trẻ được tiếp cận để dạy trẻ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Sản phẩm bao gồm:

1. Đồng hồ xâu dây hình khối 3 in 1, bé không những học được về thời gian trong ngày mà còn phân biệt được màu sắc hình khối và số đếm từ 1-10,Không chỉ có vậy bé còn có thể rèn luyện cho đôi tay trở nên khéo léo thông qua việc xâu các chuỗi hình khối lại với nhau

2. Giày gỗ, chiếc giày gỗ xinh xắn này chắc bé nào cũng thích mê,bé sẽ được thực hành buộc dây giày thực tế, sáng tạo thêm nhiều cách buộc xinh xắn khác nhau. Thông qua bộ trò chơi này bé đã có thể tựu tập cho mình 1 thói quen tốt rồi đó chính là tính tự lập, tự giác cao

3. Phích cắm điện, công tắc bật tắt, chuông của, ổ khóa,... những sản phẩm vô cùng quen thuộc bé nào cũng muốn sờ và nghịch nó nhưng lại sợ nguy hiểm, giờ đây bé đã có thể vô tư vui chơi, thỏa mãn trí tò mò. Hơn hết sẽ giúp các con có các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống thục tế hàng ngày

4. Đằng sau cánh của thần kì chính là 1 bức tranh ghép bằng gỗ 9 miếng.

Không đơn giản đâu nha, các bé sẽ phải bận rộn để nghiên cứu rồi Hãy cùng Benrikids để có trong tay những bộ sản phẩm ý nghĩa và thú vụ thôi nào.

Bà mẹ trẻ cho biết, khi con còn nhỏ, chị đã để ý tới vấn đề định hướng giáo dục cho bé. Chị tham gia rất nhiều hội nhóm và biết đến phương pháp montessori độc đáo - đánh thức các giác quan của trẻ đa sắc nhất.

“Xuất phát từ nhiều lý do mà mình chọn cách tự làm Busy board – bảng bận rộn cho con. Trước tiên, vì mình quan tâm đến việc phát triển của con bao gồm cả tư duy và thể chất.

Hơn nữa, mình không yên tâm về độ an toàn của những đồ chơi bán sẵn. Để con được thoả sức khám phá, không dán mắt vào tivi, mình đã tìm hiểu và học hỏi từ các trang mạng giáo dục thiết kế cho con một Busy board”, chị Hằng chia sẻ thêm.

Sau khi lên ý tưởng, chị Hằng đã phải trải qua nhiều công đoạn. Bà mẹ trẻ mất khoảng 2 tuần để tìm nguyên liệu và đặt mua. Mỗi tuần, chị đều dành thời gian săn lùng nguyên liệu ở các tiệm điện nước.Hầu hết, các tiệm bán sỉ sẽ có nhiều vật dụng để lựa chọn. Bên cạnh đó, chị nhờ bố đẻ và em trai hỗ trợ trong công đoạn gắn đồ chơi lên bảng. Chị cũng tận dụng những đồ đạc trong nhà, có thể sử dụng được như điện thoại để bàn, máy tính, ống nước... gắn vào bảng tiết kiệm chi phí.

Trên thị trường, các bảng busy board có giá thành khá cao khoảng 2 - 3 triệu. Nhưng thiết kế của chị Hằng đã tiết kiệm chị phí được một nửa.

Busy board được bà mẹ trẻ gắn rất nhiều đồ chơi bé chưa bao giờ biết tới. Điều đó đã rất gây tò mò và hứng thú với con. Hơn nữa, con được sờ vào và chơi, tự mình trải nghiệm như: dây treo lá cờ Việt Nam, công tắc, máy tính, spinner , tay nắm cửa xoay 360 độ, chuông gió,… Như vậy, bé hoàn toàn có thể tự chơi, không cần tới sự giúp sức của bố mẹ.

“Để phát huy tối đa tác dụng của trò chơi, mình vẫn chú trọng sự tương tác giữa bố mẹ và bé. Chơi càng nhiều bé sẽ càng thích hơn, nhất là trò chơi gọi điện thoại cho người thân. Bé nhà mình sẽ đưa cho ba mẹ gọi cho bà, hoặc cho ông rồi mới chịu chuyển máy bắt đầu nói chuyện.

Bên cạnh đó, mình dán thêm các stickers con vật sau cửa và chơi ú òa với con. Ba mẹ sẽ cất giấu đồ vật vào các hộp đậy nắp, thả các loại quả nhỏ như nho qua ống nước, hỏi màu sắc, chất liệu,… Tóm lại, việc khai thác Busy board “siêu” cỡ nào phụ thuộc vào các chi tiết trên bảng và sự “sáng tạo” của bố mẹ”, chị Hằng bày tỏ.

Bà mẹ Biên Hoà cũng nhận thấy rằng, việc cùng con chơi Busy board sẽ giúp bé hình thành và phát triển rất nhiều kỹ năng. Kỹ năng vận động tinh là kỹ năng cơ bản nhất Busy board đem lại. Con được phát triển trí não, kích thích sự tò mò, vận dụng tốt các kĩ năng kéo, cầm, nắm, xoáy, mở... Ngoài ra, bảng bận rộn còn giúp bé phân biệt được chữ số, màu sắc… Đặc biệt, khi chơi cùng bố mẹ, con sẽ được tương tác nhiều hơn, tình cảm được gắn bó và gần gũi nhau hơn.

So với các đồ chơi khác, chị Hằng khẳng định busyboard ưu điểm lớn nhất là đồ chơi rất “bền”, vì được gắn cố định lên bảng. Chi phí được tiết kiệm hơn vì đồ chơi ít khi bị thất lạc.

Bên cạnh đó, bố mẹ không cần quá lo lắng so với chất lượng các đồ chơi không rõ về nguồn gốc cũng như đảm bảo chất lượng bên ngoài. Busy board handmade kiểu này cũng là món đồ rất hợp lý về giá thành.

Ngoài ra, Busy board còn một ưu điểm nổi trội chính là con sẽ chơi được “lâu”. “Khi làm Busy board cho con, mình gắn cả những chi tiết dễ chơi để thỏa mãn sự tò mò cầm nắm của con.

Chưa kể, trên bảng còn gắn cả chi tiết khó, nhằm rèn con kỹ năng sống. Như vậy ở giai đoạn phát triển này, con có thể hứng khởi với những chi tiết này. Nhưng sau một thời gian, con phát triển ở một mức khác sẽ lại hào hứng và mày mò các chi tiết khác. Đó là lý do mình nói Busy Board vừa “bền” vừa “lâu” là như vậy”, bà mẹ 1 con nhấn mạnh.

Chị Hằng cũng cho biết thêm, chị chọn cắt bảng thành hình ngôi nhà. Vì sau này chị sẽ trưng dụng làm thành 1 ngôi nhà đồ chơi để con độc lập từ nhỏ. Sau này chỉ cần mua thêm 3 miếng nguyên liệu nữa, là đủ ráp thành 1 căn nhà nhỏ xinh cho bé.

Tuy thành quả không đồ sộ như tưởng tượng, nhưng nhìn thấy con hứng thú và chơi đùa vui vẻ khiến chị Hằng rất hạnh phúc. Busy board bán sẵn rất nhiều, nhưng bà mẹ trẻ cũng khuyên các mẹ thử tự tay thiết kế để mang đến cho con món quà ý nghĩa hơn.

Lê Huyền

5 cách diện áo cổ lọ ôm sát chuẩn chỉnh như hội gái Hàn, diện theo thì style chỉ có sang xịn trở lên

Chủ Đề