Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Leica TS03

Share the publication

Save the publication to a stack

Like to get better recommendations

The publisher does not have the license to enable download

Máy toàn đạc điện tử Leica sở hữu thiết kế chắc chắn, tính năng tiện ích đa dạng, rất dễ sử dụng mang đến những tiện ích thiết thực cho công tác đo đạc trắc địa.

Máy toàn đạc điện tử là một trong những thiết bị không thể thiếu trong công tác đo đạc trắc địa, tuy nhiên để sử dụng máy toàn đạc điện tử đúng cách, chính xác bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:


Nắm bắt chức năng các phím

Cũng giống như các loại máy toàn đạc điện tử của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, máy toàn đạc điện tử của thương hiệu Leica cũng có các phím chức năng tương tự như:

  • INPUT: nhập liệu.
  • DIST: đo khoảng cách.
  • ALL: vừa đo khoảng cách vừa lưu vào bộ nhớ của máy.
  • IR/RL: chọn chế độ đo có gương hoặc chế độ đo không gương.
  • REC: lưu điểm vào bộ nhớ.
  • EDM: cài đặt EDM. 
  • STATION: nhập toạ độ điểm đứng máy.
  • SET Hz: đưa góc ngang về 0°00’00” hay nhập vào một góc bất kỳ.
  • COMP: bù trục nghiêng.
  • SECBEEP: báo hiệu góc ¼.
  • ESC: thoát, hủy bỏlệnh, trở về màn hình trước.
  • ENTER: chấp nhận lệnh.
  • PAGE: thay đổi trang màn hình.
  • USER: phím người sử dụng.
  • FNC: những hàm chức năng.
  • MENU: menu chính.
  • F1; F2; F3; F4: các phím nóng
     


Máy toàn đạc điện tử Leica có chức năng phím không khác biệt nhiều so với các loại máy toàn đạc điện tử trên thị trường


2.Tư vấn cách cài đặt máy toàn đạc điện tử Leica

Sau khi nắm bắt được chức năng các phím, bạn sẽ tiến hành cài đặt máy toàn đạc điện tử Leica theo hướng dẫn sau đây:

Màn hình 1.4:

  • Contrast: độ tương phản của màn hình [độ sáng tối].
  • Trigger key: phím đo bên hông. Chọn 1 trong 3 chức năng. All: đo và lưu dữ liệu. Dist: đo khoảng cách. Off: tắt phím Trigger key.
  • User key: phím chọn lựa nhanh
  • Tilt Correction: độ bù trục nghiêng.
  • Hz Collimation: hiệu chỉnh góc ngang.
  • Reticle III umin: chiếu sáng dây chữ thập.
  • Display Heater: sưởi ấm màn hình.


 Màn hình 2.4:

  • Sector beep: báo hiệu góc ¼.
  • Beep: tiếng bíp.
  • V-setting: chọn chế độ đo góc đứng.
  • Hz Incrementation: chọn góc ngang cho máy.
  • Language: ngôn ngữ mặc định tiếng Anh.
  • Char. Input: chọn bàn phím nhập liệu


 Màn hình 3/4:

  • Angle unit: đơn vị đo góc.
  • Min. Reading: góc nhảy trên màn hình.
  • Dist. Unit: đơn vị chiều dài.
  • Dist. Digit: độ chính xác chiều dài.
  • Temp. Unit: nhiệt độ.
  • Press. Unit: áp suất.
  • Auto – off: tự động tắt nguồn.


 Màn hình 4/4:

  • Data out put: đưa dữ liệu ra ngoài.
  • GIS – Format: dữ liệu GIS.


Chỉ cần thao tác một vài lần người dùng hoàn toàn có thể nắm bắt cách cài đặt cho máy toàn đạc điện tử trước khi đo


Đó là những bước cơ bản đề cài đặt cho máy trước khi đo, do đó trước khi vận hành máy toàn đạc điện tử bạn cần phải đảm bảo nắm rõ tất cả những bước nêu trên để đảm bảo công tác đo đạc chính xác, nhanh chóng.


Hướng dẫn đo và quản lý dữ liệu

Khi tiến hành đo đạc, bạn cần cân bằng và định tâm cho máy toàn đạc điện tử sau đó tiến hành đo. Sau khi đã đo xong bạn tiến hành quản lý dữ liệu, xuất dữ liệu qua máy tính hoặc thiết bị nào cần để xử lý số liệu cho các công tác tiếp theo. Cụ thể hơn, khi mua từng loại máy toàn đạc điện tử Leica, nhà sản xuất có kèm theo sách hướng dẫn do đó bạn có thể tham khảo chi tiết hướng dẫn từ nhà sản xuất để vận hành máy một cách tốt nhất. 
 


Dữ liệu được xuất ra nhanh chóng thông qua cáp hoặc cổng USB đảm bảo mang lại sự tiện ích cho người dùng máy toàn đạc điện tử Leica


Đặc biệt hơn, nếu bạn đang cần mua máy toàn đạc điện tử Leica giá tốt, chính hãng 100%, bảo hành lâu dài, hỗ trợ kỹ thuật xuyên suốt dòng đời của máy vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Để đặt mua máy toàn đạc điển tử chính hãng giá tốt quý khách vui lòng click vào link dưới đây:

Máy toàn đạc điện tử Leica Flex Line TS06Plus

Gọi ngay Mr.Tuấn - 0903.811.775

CÔNG TY CP TƯ VẤN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT NGỌC CẢNH

Địa chỉ: VP: 55 Trần Quốc Toản, P. 8, Q. 3, TP. HCM
CN: 50/2/3B Nguyễn Đình Chiểu, P. 3, Q. Phú Nhuận, TP. HCM
Email: 

Mr.Tuấn

0903 811 775

Skip to content

Để tiện theo dõi, các bạn nên tham khảo Phần 1 – Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Toàn Đạc Điện Tử Leica FlexLine TS03/TS07 để nắm bắt sơ bộ được màn hình, bàn phím, ký hiệu và ý nghĩa, cây thư mục của máy toàn đạc Leica FlexLine TS03 và Leica FlexLine TS07.

Chi tiết Phần 1: TẠI ĐÂY

1. Một số thao tác thông dụng Leica FlexLine TS03 và Leica FlexLine TS07

1.1 Bật bọt thủy điện tử và dọi tâm Laser

  • Cách 1: Nhấn phím FNC
    →Work→Level
  • Cách 2: Nhấn phím
    hoặc
    [ Nếu đã đặt chức năng này ở phần cài đặt tổng thể]

1.2 Xem và xóa dữ liệu

Vào Main MenuManage

  • Muốn xem, xóa hoặc tạo công việc mới: Nhấn phím điều hướng đến Job → OK
    • Tạo công việc mới: F2 [New]
    • Xóa công việc đang hiển thị: F4 [ Sang trang] → F1 [ Delete]
  • Muốn xem, xóa hoặc tạo mới điểm cứng: Nhấn phím điều hướng đến Fixpoint → OK
    • Tìm điểm cứng: F1 [FIND] và gõ tên cần tìm
    • Xóa điểm đang hiển thị: F2 [ Delete]
    • Tạo điểm cứng mới: F3 [ New]
    • Sửa điểm cứng: F4 [Edit]
  • Muốn xem điểm đo: Nhấn phím điều hướng đến Meas.Data → OK
    • Tìm điểm đo: F3 [Point] và gõ tên điểm cần tìm
    • Xem toàn bộ các điểm đã đo: F4 [View]

1.3 Thay đổi loại gương, hằng số gương và chế độ đo

Vào Main MenuSettings MenuEDM setting

  • Thay đổi chế độ đo tại dòng: EDM MODE: PRISM – STANDARD
  • Thay đổi loại gương: PRISM – TYPE: ROUND
  • Hằng số gương tự động thay đổi tại: Leica Const: 0.0 mm

Một số chế độ đo xa:

  • Prism-Standard: Chế độ đo với gương tiêu chuẩn
  • Non-Prism-Std: Chế độ đo không gương
  • Non-Prism-Track: Chế độ đo liên tục không gương
  • Prism [>3.5km]: Chế độ đo xa trên 3.5km có gương
  • Prism-Fast: Chế độ đo nhanh có gương [ Độ chính xác bị giảm]
  • Prism-Tracking: Chế độ đo khoảng cách liên tục vào gương
  • Tape: Chế độ đo hồng ngoại vào tấm phản xạ

2. Cài đặt thông số trạm máy Leica FlexLine TS03 và Leica FlexLine TS07

Trước khi thực hiện các chương trình đo ứng dụng, ta cần thực việc việc cài đặt thông số trạm máy [Nếu thực hiện bước này đầu tiên thì khi khởi động các chương trình đo, ta không cần phải cài đặt lại trạm máy mà sử dụng luôn Job và trạm máy vừa tạo]

Thao tác thực hiện: Vào Setup → Sang trang Config để vào trang Station Setup

Màn hình cài đặt trạm máy

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Khai báo tên công việc: F1 [ Set Job]
  • Bước 2: Thiết lập giới hạn độ chính xác: F2 [ Settings]
  • Bước 3: Cài đặt thông số trạm máy: F4 – Start

Chi tiết cách thực hiện từng bước:

Bước 1: Khai báo tên công việc

  • Để đặt tên công việc – ta ấn F1 [New]
  • Nhấn INPUT để đặt tên Joc, sau đó ấn phím OK
  • Nhấn F4OK → Hoàn tất bước khai báo tên công việc

Bước 2: Thiết lập giới hạn độ chính xác

Nhấn phím F2 [ Settings] thiết lập độ chính xác cho trạm máy [ Chỉ thực hiện bước này khi điểm trạm máy được tính giao hội từ 2 điểm đã biết tọa độ]

  • Accur. Position: Giới hạn sai số vị trí điểm
  • Accur. Height: Giới hạn sai số độ cao
  • Accur. Hz: Giới hạn sai số góc ngang
  • Face I-II Limit: Giới hạn sai số góc đo giữa hai mặt bàn độ
  • Sử dụng F4 [INPUT] để nhập giá trị và F3 [OK] để chấp nhận

Bước 3: Đặt các thông số trạm máy

Để bắt đầu, nhấn F4 để đặt thông số trạm máy

Tại mục Method, máy cho phép bạn chọn các phương pháp:

  • Ori. With Coord: Nếu muốn khai báo điểm trạm máy theo tọa độ
  • Ori. with Angle: Nếu muốn khai báo điểm trạm máy theo góc
  • Height Transfer: Nếu muốn truyền độ cao → Nguyên lý và chi tiết phương pháp này
  • Resection: Nếu khai báo điểm trạm máy theo phương pháp giao hội

Sau khi chọn một trong những cách trên, Ấn Cont để khai báo tên điểm trạm máy:

  • Ấn F4 [ Sang trang] → F1 [New] để nhập tên điểm trạm máy
  • Mục hi: Khai báo chiều cao máy
  • Nhấn OK xuất hiện màn hình khai báo điểm định hướng
  • Chọn NEH [ F2] để nhập tọa độ điểm định hướng rồi ấn OK
  • Ngắm về điểm định hướng rồi ấn Meas [F1] để đo điểm định hướng
  • Ấn F3 [Store] để máy tính toán ra góc phương vị
  • Nhấn F4 để đồng ý kết quả
  • Nhấn F4 [Set] để đồng ý

Để có thêm thông tin chi tiết về Nguyên lý, Cách thiết lập và định hướng trạm máy, bạn tham khảo TẠI ĐÂY

3. Các chương trình đo của Leica FlexLine TS03 và Leica FlexLine TS07

3.1 Đo khảo sát vẽ bản đồ

Sau khi đã thiết lập và định hướng trạm máy, ta có thể trực tiếp vào chương trình đo khảo sát

Đã có bài viết cực kỳ chi tiết về cách đo khảo sát bằng máy toàn đạc Leica, về cơ bản Series Leica FlexLine có cách làm tương tự nhau, bạn tham khảo TẠI ĐÂY

Màn hình hiện thị chương trình đo khảo sát

3.2 Chuyển điểm thiết kế ra thực địa

Sau khi đã hoàn thành việc thiết lập và định hướng trạm máy, ta ấn STARTSTAKE OUTCONT để bắt đầu thực hiện chuyển điểm thiết kế ra thực địa.

Chọn điểm cần chuyển:

  • Từ màn hình STAKEOUT, đưa vệt sáng xuống dòng PtID để tìm điểm cần chuyển ra thực địa
  • Trong trường hợp điểm cần chuyển không có trong bộ nhớ, ta ấn SEARCH để nhập tên điểm, nếu điểm đã có trong bộ nhớ, máy sẽ tự động kích hoạt
  • Trong trường hợp điểm cần chuyển không có trong bộ nhớ, ta cần phải nhập bằng tay Y – X – Z của điểm cần chuyển, sau đó ấn F4OK

Xác định vị trí điểm cần chuyển:

Sử dụng F1DIST để xác định vị trí điểm cần bố trí. Vị trí điểm cần bố trí được xác định thông qua 3 màn hình hiển thị STAKE OUT như sau:

  • ΔHz: Góc dịch
    • Nếu Hz mang giá trị + thì quay máy sang phải đến khi góc Hz về 0º00’00”
    • Nếu Hz mang giá trị – thì quay máy sang trái đến khi góc Hz về 0º00’00”
  • Δ
    :
    Khoảng cách theo chiều dài
    • Có giá trị + nếu điểm chuyển nằm xa hơn điểm ngắn hiện tại
    • Có giá trị – nếu điểm chuyển nằm gần hơn điểm ngắm hiện tại
  • Δ
    : Khoảng dịch theo chiều cao: Điều chỉnh người đi gương nâng lên, hạ xuống sao cho cao độ ở dòng này = 0
  • Leng: Khoảng dịch theo chiều dài, giá trị + nếu khoảng dịch còn nằm xa hơn
  • Trav: Khoảng dịch theo chiều ngang, vuông góc với hướng ngắm, dương nếu điểm chuyển nằm bên phải của điểm đo hiện tại
  • Height: Khoảng dịch theo chiều cao
  • East: Khoảng dịch theo hướng đông, giữa điểm chuyển và điểm ngắm hiện tại
  • North: Khoảng dịch theo hướng bắc, giữa điểm chuyển và điểm ngắm hiện tại
  • Height: Khoảng dịch cao độ, dương nếu điểm chuyển cao hơn điểm đo hiện tại

3.3 Chương trình giao hội nghịch

Trước khi bắt đầu chương trình giao hội ngịch, bạn cần phải thiết lập và định hướng trạm máy, sau đó ấn F4 [ Start], màn hình hiện ra như sau:

  • Dòng Method: Chọn Resection
  • Dòng Station: Đặt tên trạm máy
  • Dòng hi: Khai báo chiều cao máy
  • Chấp nhận ấn F2 [OK]

Nhập tên điểm và tọa độ của ít nhất hai điểm đã biết

  • Nhập điểm thứ nhất ấn INPUT
  • Nhập tên điểm thứ nhất tại dòng PtID [ Nếu không có trong bộ nhớ, máy sẽ kích hoạt chế độ nhập tay]
  • Nhần F2 [NEH] để nhập tọa độ điểm thứ nhất rồi ấn OK
  • Ngắm máy vào điểm thứ nhất, ấn F1 [ALL] để đo điểm thứ nhất
  • Nhấn phím F1 [Measure More Point] để nhập điểm thứ 2 [ Làm tương tự điểm thứ nhất]
  • Nhập xong ấn F1 [ALL] để đo điểm thứ 2
  • Nhấn F4 [COMPUTE] để máy tính toán và hiển thị điểm trạm máy
  • Cuối cùng ấn F4 [SET] để chấp nhận tọa độ tính toán và góc phương vị

3.4 Đo và tính diện tích [ AREA & VOLUME]

Như đã có bài giải thích kỹ về nguyên lý tính diện tích và khối lượng, chương trình Area & Volume cho phép tính diện tích hình đa giác [Với tối đa 50 đỉnh] tạo bởi các điểm được nối với nhau bằng đoạn thẳng. Các điểm có thể được đo trực tiếp, nhập bằng tay hoặc gọi trực tiếp từ bộ nhớ ra. Diện tích sẽ được máy đo sau khi nhập được ít nhất 3 điểm

Trước khi bắt đầu tiến hành đo, ta vào Main MenuProgramsPage 2Area& Volume sau đo bạn phải thiết lập và định hướng trạm máy, sau đó ấn F4 [ Start] để bắt đầu đo.

  • Đặt tên điểm đo đầu tiên tại PtID
  • Vào cao gương tại hr
  • Nhấn F1 [ALL] để đo điểm thứ nhất
  • Sau khi đo xong điểm thứ nhất, máy sẽ tự động tăng điểm đo, sau khi đo được 3 điểm trở lên, máy sẽ tự động báo diện tích tại dòng A 2D…..m² và hình dạng thửa đất trên màn hình.

Khi muốn biết diện tích của một hình, ta ấn F2 [ Result], máy sẽ thông báo diện tích, chu vi của hình đa giác đã được đo.

Bạn cũng có thể tích diện tích của các điểm có sẵn trong bộ nhớ máy bằng cách: Tại màn hình Area & Volume, nhấn F4 lật đến lựa chọn ở vị trí F1 [LIST], chọn tối thiểu 3 điểm trong danh sách để máy tính diện tích

Ví dụ: Muốn tính diện tích hình đa giác từ các điểm A1, A6, A7, A9 có sẵn trong bộ nhớ máy, ta làm như sau:

  • F1 [List] chọn điểm A1F4 [OK]
  • F1 [List] chọn điểm A6F4 [OK]
  • F1 [List] chọn điểm A7F4 [OK]
  • F1 [List] chọn điểm A9F4 [OK]

Máy sẽ tự động tính diện tích khi có tối thiếu 3 điểm

3.5 Đo độ cao không với tới [ Remote Height]

Chương trình cho phép đo độ cao của những điểm không thể với tới như ngọn cây, độ võng của dây điện…

Mô tả đo độ cao của điểm không với tới

Để tiến hành, từ màn hình MAIN MENUPROGRAMSPAGE 2/3F3 [ REMOTE HEIGHT], sau đó thiết lập và định hướng trạm máy. Sau đó ấn F4 [ START] để bắt đầu đo.

  • Vào tên điểm đo tại dòng Point 1
  • Vào chính xác chiều cao gương tại Hr
  • Sau khi đo điểm thứ nhất máy thông báo
    • : Khoảng cách từ máy đến điểm đo đầu tiên
    • : Chiều cao không với tới theo lý thuyết
    • Height: Chiều cao điểm không với tới theo thực tế
    • Khi ngóc ống kính đến điểm không với tới, máy sẽ báo chiều cao điểm đó

Lưu ý: Cần đo chính xác chiều cao và vị trí đặt gương.

Nhìn chung, về nguyên lý thì cách đo khi bạn sử dụng các máy toàn đạc Leica sẽ giống nhau, chỉ khác nhau đôi nét về màn hình, bàn phím và một số ứng dụng đặc biệt chỉ dòng cao cấp mới có [ Hoặc bạn có thể yêu cầu trực tiếp nhân viên tư vấn đặt hàng theo ý muốn]

Để hiểu rõ thêm các cách đo và ứng dụng, bạn theo dõi các bài viết chi tiết hơn:

  • Cách thiết lập và định hướng trạm máy – TẠI ĐÂY
  • Cách đo khảo sát, chuyển điểm thiết kế ra thực địa, đường tham chiếu – TẠI ĐÂY
  • Đo khoảng cách gián tiếp, đo độ cao không với tới, tính diện tích khối lượng – TẠI ĐÂY
  • Cung tham chiếu và mặt phẳng tham chiếu – TẠI ĐÂY
  • Ứng dụng giao thông, ứng dụng COGO [ Inverse, Traverse, Intersection, Offet] – TẠI ĐÂY
  • Truyền trút số liệu – TẠI ĐÂY

Các dòng máy toàn đạc Leica FlexLine TS3, Leica FlexLine TS7, Leica FlexLine TS10 và nhiều máy toàn đạc và máy và phụ kiện trắc địa khác đang được bày bán tại Công Ty CP Phát Triển Công Nghê Trắc Địa Việt Nam. Bạn có nhu cầu mua, làm ơn tham khảo TẠI ĐÂY

Máy toàn đạc điện tử Leica mới về đang được hiệu chỉnh trước khi bàn giao

Việc mua máy trắc địa sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Quý khách không phải băn khoăn bận tâm suy nghĩ lựa chọn, chỉ cần liên hệ đến Hotline: 0913 37 86 48, Quý khách sẽ được tư vấn tất cả sản phẩm tối ưu tốt nhất, phù hợp với yêu cầu công việc sao cho tiết kiệm nhất. Với dịch vụ chính sách bảo hành tốt nhất, Quý khách hàng sẽ yên tâm khi mua sắm. +++ Phân phối máy trắc địa: máy toàn đạc, máy thủy bình, máy định vị GPS 2 tần số RTK, máy cân bằng laser, UAV RTK, bộ đàm cầm tay, phụ kiện trắc địa chính hãng © RTKVN.VN

Video liên quan

Chủ Đề