Hướng dẫn trồng lan thủy tiên

Lan Thủy Tiên hay còn được gọi là cây Kiều hồng, lan Sơn Thủy Tiên, chúng có tên khoa học là Dendrobium Chrysotoxum var. Suavissimum. Đây là loài thực vật thuộc họ lan Hoàng Lạp, được phân bố phổ biến ở nước ta từ khắp các tỉnh thành từ miền Bắc đến miền Nam. Tuy nhiên lan Thủy Tiên chỉ phù hợp với khí hậu lạnh, mát chứ không chịu được khí hậu nóng nực, vậy nên sẽ có nhiều nơi không trồng được loài lan này.

Lan Thủy Tiên là loài thân thảo, cây có rất nhiều phần thân mọc cùng nhau tạo thành một bụi lớn. Ở dưới gốc phình to và thuôn tròn dần khi lên đến đầu ngọn. Hoa lan Thủy Tiên mọc ở trên đỉnh, có màu vàng hoặc trắng rất đẹp, có mùi hương khá hấp dẫn. Đặc biệt hoa lan Thủy Tiên có khả năng chịu hạn tốt và bền rất lâu. Do đó chúng rất được ưa chuộng đối với nhiều người trồng hoa lan hiện nay.

Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 8-10 loại hoa lan Thủy Tiên khác nhau, mỗi loại sẽ bao gồm hình dạng, đặc điểm và khả năng sinh trưởng cũng khác nhau. Sau đây là một số loại chính được nhiều người trồng hiện nay:

Loài lan này có thân hình dài, hình vuông đều từ gốc cho đến ngọn. Toàn bộ cánh hoa có màu vàng, bản lá của cây to và rộng. Tuy hoa to nhưng khá chóng tàn, thường nở vào mùa xuân.

Loài lan này có thân hình mảnh mai, dài từ 60-100cm, lá thon nhưng dai và dày. Hoa có màu trắng, phần nhụy hoa có màu vàng, hoa khi nở thành chùm buông xuống dài khoảng 20-30cm.

Hay còn được gọi đơn giản là hoa lan Thủy Tiên vàng. Cây lan này có phần giả hành hẹp ở dưới đáy, to mập ở phía giữa. Cây có chiều cao chỉ khoảng 30-40cm, có nhiều lá mọc ra ở định, hoa mọc ra thành chùm và có màu vàng đậm.

Là loài lan mọc hoang dã, ưa những nơi mát mẻ, ẩm ướt và thoáng đãng, ghét những nơi khí hậu nóng bức. Lan Thủy Tiên cam chỉ ra hoa trong điều kiện khí hậu lạnh và mát, chúng thường sinh sống ở những nơi vùng cao. Chiều cao của cây khoảng 40-50cm, hoa có cánh màu trắng và lưỡi màu vàng, nở thành chùm từ 30-40 bông hoa xếp xít nhau trông vô cùng rực rỡ.

Là loài lan có kích thước khiêm tốn, chỉ cao từ 20-40cm. Thân cây có màu xanh lục, hình trụ tròn dài từ 20-40cm, trên thân xuất hiện nhiều rãnh khí nhỏ xíu. Hoa khi nở thì mọc thành từng nhóm nhỏ, thường chỉ xuất hiện vào mùa xuân. Cánh hoa có nhiều tua mọc ra, khiến bông hoa trông có vẻ như đang bị xù lông. Đây là một trong những giống cây Lan khá khó trồng, chỉ ưa thích khí hậu mát mẻ hoặc hơi lạnh.

Hay còn được gọi là hoa lan Thủy Tiên trắng. Chúng có thân khá là nhỏ, lá cây rất bền và hiếm khi bị rụng. Hoa khi nở mọc thành chùm, họng có màu vàng, cành có màu trắng, hoa ít có mùi thơm, nhanh nở nhưng cũng nhanh tàn.

Loài lan này có phần gốc tương đối nhỏ, phần thân hơi phình ra một đoạn nhỏ sát gốc rồi mới mọc thẳng đứng, hướng dài lên phía ngọn cây. Chiều dài phần thân khoảng 40-50cm, thường nở vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Hoa có màu vàng, mọc thành từng cụm nhiều bông trên cùng một cành, mau tàn nhưng lại có hương rất thơm. Cây rụng lá liên tục và không tuân theo bất kỳ chu kỳ hàng năm nào.

Là loài hoa lan Thủy Tiên có màu vàng, mùi thơm ngất ngây, bông hoa có 5 cánh vô cùng đặc trưng. Hoa khi nở mọc thành từng chùm và rủ xuống rất bắt mắt. Cây có khả năng sinh trưởng tốt dưới một vài điều kiện khí hậu khác nhau, nhưng chủ yếu chúng sống ở những nơi mát mẻ, thoáng đãng.

Đây là một loài lan Thủy Tiên vô cùng đặc biệt, sống phụ sinh. Phần thân của cây khá dẹt, gồm 3 hoặc 4 đốt phình ở giữa, có rãnh khía dọc. Chiều cao trung bình của thân chỉ là từ 3-10cm, phần lá xuất hiện 1 chiếc ở đỉnh, cứng, dày thuôn, dài khoảng 12-15cm. Hoa mọc thành cụm khi nở, buông xuống có chiều dài từ 20 đến 30cm, mỗi chùm thường có từ 5 đến 15 bông hoa. Hoa lớn và có màu vàng tươi, cánh môi tròn, rộng,...

Loài này rất dễ bị nhầm với lan Thủy Tiên vảy rồng. Tuy nhiên các vảy của hoa nhỏ hơn nhiều so với các giống khác. Hoa khi nở thường là đơn bông chứ không mọc thành chùm, hoa có màu vàng đậm, thân hình nhỏ nhắn nhưng đầy hấp dẫn.

Lan Thủy Tiên hoàn toàn có thể được trồng trong những giá thể được làm bằng xơ dừa, than, các loại dớn, hoặc là bất kỳ giá thể nào khác mà bạn có thể tìm được,... Các nguyên liệu sau khi đã kiếm được, hãy mang đi rửa thật sạch, hoặc có thể đem ngâm trong nước để qua đêm để loại bỏ các tạp chất bên trong nguyên liệu. Như vậy là khâu chuẩn bị giá thể để trồng hoa đã hoàn thành.

Khi lựa chọn giống hoa lan Thủy Tiên, bạn cần tìm đến những giống hoa khỏe mạnh, lá còn nguyên không bị dập nát hoặc bị đốm trên lá. Ngoài ra khi chọn cây thì cần chọn những loại có thân còn thẳng, nhiều hành giả và đặc biệt là các mắt gốc phải còn nhiều và mọc hướng lên phía trên.

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị sẵn một chậu đất có lỗ xung quanh. Bên trong chậu bạn hãy bỏ các nguyên liệu làm giá thể cho cây đã chuẩn bị từ trước đó vào. Tiếp theo, hãy đem giống hoa lan Thủy Tiên mua được về, đem ngâm vào trong dung dịch kích thích ra rễ trong 15-20 phút. Kế đến hãy xử lý bớt những rễ bị hỏng bằng cách cắt bỏ rồi rửa sạch cây giống với nước. Sau cùng, để phơi cho khô toàn bộ phần rễ của cây lan Thủy Tiên, rồi đưa cây vào trong chậu đất với giá thể đã chuẩn bị sẵn.

Sau khi cây lan Thủy Tiên đã được đặt vào trong chậu thành công, hãy đặt chậu lan của bạn ra những nơi thoáng gió, mát mẻ, có ánh sáng Mặt Trời chiếu đến. Thường xuyên tưới nước cho cây hoa ít nhất 2 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối. Khi rễ của cây đã dài ra được một chút thì bạn có thể bón thêm một chút phân bón cần thiết cho sự phát triển của hoa lan. Từ đó sẽ giúp cây khỏe mạnh, nhanh lớn và sớm cho ra hoa.

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/lan-thuy-tien-dac-diem-phan-loai-cach-trong-va-cha...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/lan-thuy-tien-dac-diem-phan-loai-cach-trong-va-cham-soc-dung-ky-thuat-d280194.html

Theo Nhật Linh [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Lan kiều hồng hay còn được gọi với tên phổ biến là giống hoa lan thủy tiên, hoa có nhiều màu sắc: trắng, vàng,cam dẹt mỡ gà tới tua…. Với sự đa dạng về màu sắc, bà con có thể lựa chọn riêng cho mình những giống hoa đẹp.


Để giúp những cây lan Thủy Tiên phát triển tốt thì bạn nên lựa chọn giá thể phù hợp với cây và trong giá thể phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển tốt hơn.

LỰA CHỌN GIÁ THỂ CHO CÂY HOA LAN THỦY TIÊN

Hiện tại bà con có thể lựa chọn rất nhiều những giá thể khác nhau như : Lũa, Than, Xơ dừa, Dớn cọng, Dớn bảng, Dớn xốp, Rêu rừng, Vỏ thông, mùn cưa….

Mỗi loại có những ưu và nhược điểm khác nhau: Rẻ, dễ trồng, cây phát rất tốt. Đập nhỏ giá thể này kích thước bằng ngón tay cái, rửa sạch, cho vô chậu là xong. Xơ dừa: Ngâm nước 24 tiếng, rửa lại nhiều lần cho hết chát rồi bỏ vô chậu. Lót 1 lớp dưới đáy như mục D. Tại hạ ghét loại giá thể này nhất vì rất dễ úng chết, đóng hàng đi xa rớt hết giá thể ra ngoài. Tuy nhiên vẫn có người thích vì nó dễ kiếm, rẻ và 1 tuần không tưới vẫn vô tư.

Mùn cưa gỗ vú sữa, gỗ nhãn, gỗ vải, gỗ dẻ… Bọc vô mảnh vải đem đi luộc rồi cho vô chậu là xong. Miếng gỗ Vú Sữa, Vải, Nhãn, Dẻ… rửa sạch hoặc luộc luôn, làm móc, nếu có máy khoan thì làm thêm chục cái lỗ cho dễ ghép. Theo quan điểm của tại hạ thì đây là giá thể khá ổn, tuy nhiên trồng kiều bằng giá thể này cây cũng không sung lắm, đóng hàng đi xa cũng rất loằng ngoằng, trồng chơi thì ổn,
Sau khi bà con đã lựa chọn được giá thể phù hợp thì lúc này bạn lựa chọn cây giống hoa lan thủy tiên.

CÁCH CHỌN GIỐNG HOA LAN THỦY TIÊN

Bà con nên lựa chọn những bụi lớn, lá không đốm , dập, nát. Thân thẳng, mắt ở gốc hướng lên trời. Càng nhiều giả hành có lá càng tốt.

Sau khi bà con đã lựa chọn được những cây giống thích hợp bà con tiến hành cắt rễ già sạch sẽ gọn gàng, cắt lá hỏng bệnh, rửa sạch từ đầu tới chân, để ráo. Sau đó xịt thuốc nấm [Ridomilgold] , khuẩn [Physan hoặc Starner], B1 và Atonik. Treo ngược chỗ mát thoáng từ 1-5 ngày rồi trồng.

CÁCH TRỒNG CÂY LAN THỦY TIÊN

Sau khi bà con làm sạch cây con . lúc này bà con tiến hành trồng cây vào chậu đã chuẩn bị trước đó, bà con Giữ chắc gốc, không được lay gốc hay xê dịch gốc [Chắc chắn chứ không phải là nèn chặt]

Càng hạn chế đinh, sắt, thép khi ghép càng tốt.

Giả hành cùng kích thước trồng vào 1 chậu, tránh ghép cây cao cây thấp, sau này em nó ra hoa không cùng lúc.

Tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC LẤP GỐC, đây là sai lầm cơ bản nhất mà chư vị đồng đạo hay mắc phải. Thối hết mầm non. Nói chung là trồng theo kiểu cầm giề Kiều đặt lên giá thể, rễ em nó mọc ra tự khắc đâm vào giá thể. Chỉ đơn giản vậy thôi.

CHĂM SÓC CÂY LAN THỦY TIÊN

Sau khoảng 10 ngày bà con tiến hành xịt B1 và Atonik 1 lần. Tưới ngày 1 lần vào giá thể. Cây đã hồi, cho cây ăn nắng 50-70% tùy giá thể.

Sau khi rễ mới dài 3-5cm thì gắn phân tan chậm hoặc phân chuồng là xong. Có bà con hỏi là trồng chậu thì rải phân lên luôn cho nhanh, sao phải nhồi phân rồi để lên cho mất công. Tại vì phân thì tác dụng có 180 ngày, mà chậu thì 3-5 năm mới thay. Hết tác dụng lấy cục phân ra có phải dễ hơn không ạ?

[Theo muabancaygiong.com]

Video liên quan

Chủ Đề