Huyện Krông Năng có bao nhiêu xã?

Trước đó, theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg, tỉnh Đắk Lắk có 129 xã thuộc vùng khó khăn. Trong đó, huyện Krông Ana có 12 xã, huyện Krông Pắc 6 xã, huyện Krông Bông 13 xã, huyện Krông Năng 12 xã, huyện Krông Buk 8 xã, huyện Cư M'Gar 12 xã, huyện M'Drăk 11 xã, huyện Lắk 10 xã, huyện Ea Súp 10 xã, huyện Ea H'Leo 10 xã, huyện Ea Kar 13 xã, huyện Buôn Đôn 7 xã và thành phố Buôn Ma Thuột 5 xã.

Việc xác định danh mục các xã thuộc vùng khó khăn sẽ làm căn cứ thực hiện một số chế độ, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, xoá đói, giảm nghèo nhằm cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các vùng khác trong cả nước.

Được biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, số hộ nghèo tại Đắk Lắk đã giảm từ trên 90.000 hộ năm 2005 xuống còn gần 29.000 hộ năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,55% xuống còn 7,45%, bình quân mỗi năm giảm hơn 4%, vượt kế hoạch đề ra [2,5%/năm].

Tuy nhiên, theo chuẩn nghèo mới áp dụng từ năm 2011, toàn tỉnh có tới 81.053 hộ nghèo, chiếm 20,82%, 33.449 hộ cận nghèo, chiếm 8,59%. Giai đoạn 2011 - 2015, Đắk Lắk đặt ra mục tiêu mỗi năm giảm 3% tỷ lệ hộ nghèo./.

Vùng đất Krông Năng ngày nay đã có nhiều thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng cao. Krông Năng đang phát triển vững bước từng ngày trên đường đổi mới.

Từ một địa phương còn nhiều khó khăn, nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ chính quyền tỉnh Đắk Lắk, sự quan tâm hỗ trợ của các sở, ban, ngành trong tỉnh và nhất là sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cán bộ, nhân dân các dân tộc trên địa bàn, cùng với sự lãnh đạo của Ban Cán sự, Ban Chấp hành Đảng bộ và chính quyền huyện qua các thời kỳ, trải qua 35 năm hình thành và phát triển, đến nay vùng đất Krông Năng ngày nay đã có nhiều thay đổi.  

Một góc trung tâm huyện Krông Năng hôm nay.

Huyện Krông Năng chính thức được thành lập ngày 9/11/1987, theo Quyết định số 212 của Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Búk [nay là thị xã Buôn Hồ].

Những ngày đầu mới thành lập, huyện còn rất nhiều khó khăn. Toàn huyện có 6 xã, 2 doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn, với dân số 26.000 người, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân địa phương cùng với sự quan tâm đầu tư về nhiều mặt của Đảng và Nhà nước, huyện Krông Năng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Đến nay, huyện Krông Năng có 12 đơn vị hành chính, gồm 11 xã và 1 thị trấn, 3 doanh nghiệp nhà nước; với dân số 130.000 người, với 31 dân tộc anh em cùng chung sống. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Hiện, nông - lâm - ngư nghiệp đang chiếm tỷ trọng 59,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 16,3%, dịch vụ chiếm 26,8%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm từ 2006 đến 2020 là 7,54%. 

Ông Vũ Văn Mỹ - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Krông Năng.

Trong phát triển kinh tế, huyện Krông Năng đã thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát huy lợi thế của địa phương gắn với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: bơ, sầu riêng, mắc ca, vải, cam, quýt... Hiện nay, huyện có 54.101 ha cây trồng các loại, trong đó cây hàng năm có 14.242 ha, cây lâu năm có hơn 39.800 ha. Riêng cà phê có 24.500 ha, năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha, sản lượng mỗi năm đạt hơn 69.000 tấn; hồ tiêu có khoảng 2.335 ha, sản lượng mỗi năm đạt hơn 8.000 tấn; cao su có hơn 2.900 ha, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 2.800 tấn. Những năm gần đây, diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện phát triển khá nhanh. Toàn huyện đã có 1.564 ha, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 11.000 tấn. Đặc biệt, cây Macca đã có hơn 2.450 ha, đưa Krông Năng trở thành địa phương đứng đầu tỉnh Đắk Lắk về diện tích, trong đó 950 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt gần 18 tạ/ha, sản lượng ước khoảng 1.700 tấn/năm. Hiện, sản phẩm hạt Macca của huyện Krông Năng đã có mặt ở nhiều thị trường trong và ngoài nước. Thành công đó có sự đóng góp tích cực của những người nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có Công ty Cổ phần Damaca Nguyên Phương do chị Nguyễn Thị Thu Phương làm giám đốc.

Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Krông Năng, chị Phương nhận thấy cây mắc ca trồng tại địa bàn có chất lượng tốt, nhưng đầu ra rất khó khăn, trong khi các sản phẩm nhập khẩu được bán với giá rất cao. Vì thế, năm 2016, với quyết tâm khởi nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương, chị Phương đã từ bỏ công việc ở Đà Nẵng để về lại Đắk Lắk, bắt tay vào tìm hiểu công nghệ kỹ thuật, thị trường tiêu thụ và mua máy móc chế biến mắc ca. Trải qua nhiều thăng trầm, vượt qua nhiều khó khăn, đến nay doanh nghiệp Damaca Nguyên Phương đã từng bước khẳng định được thương hiệu trên thị trường và các sản phẩm Macca của doanh nghiệp đã và đang có mặt ở nhiều nước trên thế giới, như: Pháp, Canada, Hàn Quốc... Và ngày 09/11/2022, chị Phương cùng với nhiều người dân Krông Năng và người dân Đắk Lắk sẽ có thêm niềm vui, đó là lô hàng hơn 6 tấn sản phẩm mắc ca của Công ty Cổ phần Damaca Nguyên Phương sẽ lên đường sang Nhật Bản bằng con đường chính ngạch, mở ra nhiều triển vọng mới cho sản phẩm mắc ca của doanh nghiệp, địa phương cũng như của Việt Nam tiến sâu vào thị trường thế giới.

Chị Phương chia sẻ: “Để xuất được lô hàng đầu tiên vào thị trường Nhật Bản thì trước đó, chúng tôi đã đàm phán với phía đối tác gần 1 năm trời. Và thị trường Nhật Bản là thị trường rất khó tính. Họ đòi hỏi rất cao về sản phẩm cũng như về chất lượng sản phẩm. Sản phẩm hạt mắc ca ở Đắk Lắk đa phần là sản phẩm được đánh giá rất là ngon, nhưng để sản phẩm ngon đi vào được các thị trường khác thì phải đảm bảo được tất cả các tiêu chuẩn, như: vệ sinh an toàn thực phẩm, các chứng chỉ đảm bảo, hàm lượng các chất dinh dưỡng và nhất là khẩu vị. Vị mắc ca rất quan trọng, nó phải ngon thì mới cạnh tranh được thị trường như: Úc, Nam Phi… Ở đó họ có rất nhiều mắc ca… Vì thế, cùng với chất lượng sản phẩm thì mẫu mã, bao bì, thương hiệu sản phẩm cũng rất quan trọng”.     

Sản phẩm hạt Mắc Ca của Công ty Cổ phần Damaca Nguyên Phương được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản.

Với sự quan tâm đúng mức, phù hợp với định hướng phát triển, nên giá trị sản phẩm sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2020 [theo giá hiện hành] của huyện Krông Năng đã đạt từ 100-110 triệu đồng/1ha đất canh tác. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại - dịch vụ đang dần khởi sắc mang lại hiệu quả kinh tế cao... Năm 2021, thu ngân sách của huyện đạt gần 91 tỷ đồng, 10 tháng đầu năm 2022 thu được 173 tỷ đồng, đạt 240% dự toán tỉnh giao.

Đến nay, cơ sở hạ tầng ở huyện Krông Năng đã được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, giao thông đi lại thuận tiện với 99% đường huyện, 32% đường xã được nhựa hóa hoặc cứng hóa; 99% số hộ được sử dụng điện và 90% thôn, buôn có điện; 80% diện tích cây trồng có nhu cầu được đảm bảo nguồn nước tưới.

Nhờ triển khai thực hiện quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia, như: xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay huyện Krông Năng đã có 5 xã, gồm: Ea Tóh, Phú Lộc, Phú Xuân, Ea Tam, Tam Giang đạt chuẩn Nông thôn mới. Toàn huyện đã có 4 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm hạt mắc ca đã được nâng hạng từ 4 sao lên 5 sao. Và huyện cũng đã xây dựng được thương hiệu Macca Krông Năng.

Sau 35 năm hình thành và phát triển, từ chỗ chỉ có 2 doanh nghiệp, đến nay, huyện Krông Năng đã có 310 doanh nghiệp, thu hút và tạo việc làm cho 2.653 lao động, trong đó có 3 doanh nghiệp nhà nước, gồm: Công ty TNHH MTV cao su Krông Búk; Công ty TNHH MTV cà phê 49; Nông trường cà phê Đliêya thuộc Công Ty TNHH MTV cà phê Ea Sim. Các doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Bên cạnh đó, kinh tế tập thể, kinh tế trang trại tiếp tục được quan tâm hỗ trợ và đầu tư phát triển. Huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đào tạo và triển khai các chương trình đổi mới công nghệ, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tập trung triển khai, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh. Các công ty, hợp tác xã trên địa bàn đã mạnh dạn góp vốn đối ứng cùng với nguồn vốn đầu tư từ dự án VnSAT của tỉnh và trung ương; vốn liên kết đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài huyện để đầu tư trang, thiết bị phục vụ chế biến sản phẩm cà phê, mắc ca cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Hiện toàn huyện đang có 66 hợp tác xã, với 1.408 thành viên, có tổng số vốn điều lệ là 131.395 triệu đồng. Lợi nhận bình quân của Hợp tác xã đạt 290 triệu đồng/hợp tác xã/năm...

Qua 35 năm hình thành và phát triển, vùng đất Krông Năng giờ đây đã có nhiều thay đổi. Cùng với màu xanh của nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập và ổn định đời sống cho người dân, màu xanh của rừng ở Krông Năng cũng đang dần được hồi sinh nhờ chú trọng và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục - đào tạo có bước tiến mới, góp phần phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Nếu như năm 1987, toàn huyện có 7 trường phổ thông cấp I và cấp II, chưa có trường cấp III thì đến năm học 2021-2022, huyện đã có 60 trường công lập, 1 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 28 sở sở giáo dục tư thục khác, trong đó có 38/60 trường công lập đạt chuẩn Quốc gia. Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non là 100%; tỷ lệ học sinh bậc Tiểu học lên lớp đạt từ 98% đến 99%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 99,8%; tỷ lệ lên lớp bậc THCS đạt trên 98%; tỷ lệ học sinh Tốt nghiệp THCS đạt trên 98%; tỷ lệ học sinh Tốt nghiệp THPT duy trì hàng năm ở mức trên 97%. Riêng trường THPT Tôn Đức Thắng ở xã Tam Giang và trường THPT Phan Bội Châu ở thị trấn Krông Năng đã có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp năm học 2021-2022 là 100%.

Những năm qua, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhất là phòng, chống dịch bệnh ở người, như dịch bệnh COVID-19; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở… luôn Đảng bộ, chính quyền huyện Krông Năng quan tâm. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đã giảm từ 17,6% năm 2015, xuống còn 14% năm 2021. Bản sắc văn hóa các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện luôn được gìn giữ và phát huy. Hằng năm, huyện đã công nhận 85% hộ gia đình; 88% thôn, buôn, tổ dân phố và 96,7% cơ quan, trường học đạt chuẩn về văn hóa.

Công tác bảo trợ xã hội, các chế độ, chính sách đối với người có công được triển khai đầy đủ, kịp thời, an sinh xã hội được đảm bảo. Theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2025 thì đến cuối năm 2021, huyện Krông Năng còn 6.520 hộ/32.900 hộ dân thuộc diện nghèo, chiếm tỷ lệ 19,82%; hộ cận nghèo là 3.680 hộ, chiếm tỷ lệ 11,19%.

Để kinh tế - xã hội của huyện phát triển, công tác cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, công dân số cũng đã và đang được huyện quyết liệt triển khai. Thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông, dịch vụ công trực tuyến; chỉ đạo việc đảm bảo 100% văn bản của Ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn trên iDesk được ký số, xác thực số; chỉ số cải cách hành chính huyện đang xếp vị trí thứ 2/15 và chỉ số chuyển đổi số huyện xếp vị trí thứ 4/15 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đắk Lắk.

Có thể nhận thấy, để đạt được những thành tựu quan trọng trong 35 năm hình thành và phát triển, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đã được huyện Krông Năng đặc biệt quan tâm. Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện luôn được phát huy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị.

Đến nay, Đảng bộ huyện có 5.022 đảng viên, sinh hoạt ở 37 Tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của huyện qua các nhiệm kỳ đều không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu, trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị, năng lực công tác, xứng đáng là người cán bộ lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay.

“Những năm qua, cùng với việc quan tâm, chú trọng xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng - an ninh, trong phát triển kinh tế - xã hội, huyện Krông Năng đã đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào địa bàn, có thể kể đến các dự án, như: dự án trồng rừng của công ty TNHH TÍN PHÁT, Công ty cổ phần trồng rừng Trường Thành; Dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, nuôi trồng và phát triển cây Sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu khác; Dự án Khách sạn Phước Hùng đã hoàn thành và đưa vào hoạt động tháng 10/2018; Dự án trung tâm hội nghị, dịch vụ, thương mại và khu vui chơi cho thanh thiếu niên Krông Năng đã hoàn thành và đưa vào hoạt động tháng 10/2019; Dự án Siêu Thị Krông Năng: hiện tại đã đưa vào sử dụng hệ thống siêu thị mua bán các mặt hàng điện máy; Dự án Trung tâm thể dục thể thao Phước Hùng và một số dự án hiện tại các nhà đầu tư đang triển khai lập các thủ tục liên quan như kêu gọi đầu tư xây dựng chợ Ea Tân, trụ sở phòng giao dịch Phú Xuân - Agribank Chi nhánh Krông Năng; nghĩa trang nhân dân xã Ea Hồ; công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, xã Tam Giang... Các dự án đã và đang góp phần quan trọng vào việc thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương, thúc đẩy kinh tế phát triển” - Ông Vũ Văn Mỹ, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Krông Năng cho biết.

Hiện nay, huyện Krông Năng đang đẩy mạnh huy động nguồn lực để xây dựng, phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị và hệ thống dịch vụ; tập trung xây dựng nông thôn mới; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững; kêu gọi, thu hút đầu tư hệ thống Siêu thị tại trung tâm thị trấn và trung tâm các xã; khai thác và quản lý tốt mạng lưới chợ trên địa bàn, kêu gọi các nhà đầu tư để chuyển đổi mô hình, thực hiện xã hội hoá công tác khai thác, kinh doanh và quản lý chợ… Xây dựng Đề án quy hoạch phát triển du lịch, dịch vụ của huyện giai đoạn 2020 - 2025 định hướng đến năm 2030. Kêu gọi đầu tư xây dựng có hiệu quả các điểm dịch vụ, vui chơi giải trí như: Đập Đông Hồ, thác Thủy Tiên; nghiên cứu để xây dựng định hướng phát triển du lịch thác Sơn Long. Đảm bảo phát triển thương mại - dịch vụ gắn với đảm bảo an ninh trật tự, môi trường, sinh thái… 

Thác Thủy Tiên ở Krông Năng - Thắng cảnh đẹp thu hút đầu tư vào du lịch.

Tin tưởng rằng, dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc huyện Krông Năng sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng huyện Krông Năng ngày càng  giàu về kinh tế, vững mạnh về chính trị, văn hóa - xã hội phát triển, quốc phòng an ninh được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao.

Công an huyện Lắk có bao nhiêu xã?

Huyện Lắk có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Liên Sơn [huyện lỵ] và 10 xã: Bông Krang, Buôn Tría, Buôn Triết, Đắk Liêng, Đắk Nuê, Đắk Phơi, Ea Rbin, Krông Nô, Nam Ka, Yang Tao.

Krông Năng có gì đẹp?

Đó là thác Thủy Tiên [được công nhận là di tích danh thắng cấp Quốc gia năm 2009], thác Sơn Long [đang được Ban Quan lý Di tích tỉnh nghiên cứu, lập hồ sơ công nhận là di tích thắng cảnh cấp tỉnh], đập Đông Hồ... Bên cạnh đó, Krông Năng còn hấp dẫn bởi những vùng cà phê, cao su, mắc ca… xanh hút tầm mắt.

Chủ Đề