Inner voice là gì

Facebook

邮箱或手机号 密码

忘记帐户?

注册

无法处理你的请求

此请求遇到了问题。我们会尽快将它修复。

  • 返回首页

  • 中文(简体)
  • English (US)
  • 日本語
  • 한국어
  • Français (France)
  • Bahasa Indonesia
  • Polski
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano

  • 注册
  • 登录
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Watch
  • 地点
  • 游戏
  • Marketplace
  • Facebook Pay
  • Oculus
  • Portal
  • Instagram
  • Bulletin
  • 本地
  • 筹款活动
  • 服务
  • 选民信息中心
  • 小组
  • 关于
  • 创建广告
  • 创建公共主页
  • 开发者
  • 招聘信息
  • 隐私权政策
  • Cookie
  • Ad Choices
  • 条款
  • 帮助中心
  • 联系人上传和非用户
  • 设置
  • 动态记录

Meta © 2022

Thường thường xem phim hoạt hình chúng ta thấy một nhân vật đang trong tình huống phải lựa chọn 1 trong 2 thứ, và sẽ có 1 con ác quỷ với 1 con thiên thần 2 con ngồi 2 bên vai bắt đầu nói với mình và mình trả lời chúng nó như là 3 cá thể riêng biệt. Thực ra đó chính là những inner voices, những giọng nói khác nhau ở trong đầu mình mà thôi.

Inner voice là gì

        1. Giọng nói trong đầu mình là gì? Hình thành như thế nào?

Độc thoại nội tâm, dòng ý thức, hay là giọng nói trong đầu mình là sự suy nghĩ bằng các con chữ (thinking in words), và hiện tượng này được các nhà tâm lý học định nghĩa là “inner speech” từ rất rất lâu rồi. Trong những năm 1930, nhà tâm lý học người Nga Lev Vygotsky đã có một nghiên cứu chỉ ra khả năng sử dụng inner speech hình thành từ khi chúng ta còn nhỏ (vào khoảng tầm 3 tuổi) và phát triển từ đó. Ông đưa ra một ví dụ là việc độc thoại (thành lời) ở trẻ em diễn ra khi chúng đang phải suy nghĩ một thứ gì đó khó trong đầu mình. Và ông cho rằng việc độc thoại thành lời này dần trở thành độc thoại nội tâm (ko thành lời nói) khi những đứa trẻ lớn lên và có khả năng làm việc độc lập ko cần sự trợ giúp của ai.

Vào năm 1861, nhà giải phẫu thần kinh người Pháp Paul Broca đã đi tìm hiểu về cơ chế vận hành (physical mechanism) của lời nói (tạm dịch từ từ ‘speech’, mình ko muốn dịch là bài nói) của chúng ta. Về sau, Broca đã xác định khu vực phía trước của bán cầu não trái (bây giờ được gọi là vùng Broca – Broca’s area) đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên ngôn ngữ (language) và lời nói (speech) đó.

Sau đó, vào năm 1874, nhà thần kinh học người Đức Carl Wernicke đã đi tìm hiểu về sự ảnh hưởng của các bệnh liên quan tới não (brain diseases) lên lời nói. Về sau, Wernicke phát hiện ko phải mọi rắc rối đều xuất phát từ những vấn đề ảnh hưởng tới vùng phía trước của bán cầu não trái (vùng Broca), mà ông xác định rằng chúng còn có liên quan tới cả khu vực rìa của bán cầu não trái (bây giờ được gọi là vùng Wernicke – Wernicke’s area) bởi vùng này đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu được ngôn ngữ.

Inner voice là gì

Kể từ đó, một số vùng lân cận bán cầu não trái cũng được xác định là có vai trò đóng góp tới việc hình thành ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu đã dùng máy chụp cộng hưởng từ (MRI – magnetic resonance imaging) với những người đọc nhẩm (silent reading - đọc mấp máy môi ko ra thành tiếng) và ghi lại được những động thái nhất định diễn ra ở những khu vực này. Bên cạnh đó, việc “nói ở trong đầu” kích hoạt các cơ (muscles) liên quan đến hình thành lời nói trong một quá trình gọi là subvocalisation (tạm dịch là đọc nhẩm). Subvocalisation được xác định vào năm 1899 khi một nhà nghiên cứu tên là Curtis làm thí nghiệm ghi lại những chuyển động của dây thanh quản (larynx) trong quá trình đọc nhẩm. Về sau ông nhận định rằng đọc nhẩm là hoạt động về mặt tinh thần (mental activity) duy nhất tạo nên những chuyển động rõ rệt của dây thanh quản.

Đọc mãi ko thấy ai kết luận cái inner speech này có nguồn gốc từ đâu ra, và còn một số chỗ bảo là vì là “inner” speech – tức là cái quá trình này diễn ra một cách hoàn toàn kín đáo và ko thể nhìn thấy được ở mỗi con người, cho nên ko thể xác định chính xác được nó mà chỉ có thể xác định được có gì xảy ra khi quá trình đấy diễn ra (chính là mấy cái động thái, chuyển động trên); ảnh hưởng của nó lên các cái khác và ảnh hưởng của các cái khác lên nó. Vì vậy, mình mạo phép tự kết luận ngắn gọn là để hình dung dễ nhất thì nếu tiếng nói phát ra ngoài của chúng ta được phát ra từ các cơ quan phát âm (răng, lưỡi, ngạc, dây thanh quản,…) thì tiếng nói bên trong của chúng ta được phát ra từ các chuyển động của các vùng não và của dây thanh quản. (mà thực ra thì cả 2 loại tiếng nói đều được cấu tạo từ những thứ giống nhau =]])

        2. Tác dụng của inner speech tới kĩ năng đọc (reading)

Ở trên có nhắc tới subvocalisation, hay đọc nhẩm, là một yếu tố tạo nên inner speech, mà chúng ta thực hiện inner speech gần như mọi lúc và trong tất cả các việc hằng ngày, dù là bất cứ việc gì, cho nên subvocalisation chắc chắn cũng có tác dụng tới kĩ năng đọc của chúng ta. Subvocalisation, là inner speech được tạo ra khi chúng ta đọc cái gì đó (như mọi người đang đọc cái này bằng giọng trong đầu đây này). Đây là một quá trình tự nhiên trong việc đọc và nó giúp chúng ta TRUY CẬP (access) được ý nghĩa (meanings), HIỂU (comprehend) và NHỚ (remember) những gì chúng ta đang đọc.

Vai trò của subvocal còn được thấy ở trong việc củng cố trí nhớ ngắn hạn (short-term memory). Có một cái gọi là subvocal rehearsal, là khi mà chúng ta luyện tập ghi nhớ thông tin bằng cách liên tục nhắc lại nó trong inner speech hoặc phát ngôn ra thành lời. Điều này cũng có nghĩa là bất kì điều kì làm gián đoạn quá trình lặp đi lặp lại thông tin ý (repetition) sẽ làm trí nhớ về cái ý mất đi nhanh hơn. Việc này giải thích vì sao nhiều lúc chúng ta đang nói chuyện với một người, trong đầu chúng ta đang liên tục nghĩ tới những lời nói tiếp theo, thì bỗng dưng bị ai đó hoặc việc gì đó làm phiền hướng sự chú ý (attention) của chúng ta đi mất, đi theo đó là những cái đang ở trong inner speech của chúng ta, dẫn đến việc khi chúng ta quay lại nói chuyện thì thực sự quên tiệt, quên hẳn cái mình đang nói.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng loại hình luyện tập này đem lại một số lợi ích cho chức năng nhận thức (cognitive functioning). Một trong số đó là khi chúng ta nghe một chuỗi thông tin nào đó và luyện tập để ghi nhớ nó trong inner speech, subvocalisation sẽ mã hóa chúng thành trí nhớ ngắn hạn để dễ dàng sử dụng thông tin đó về sau.

Khi chúng ta đọc, tác dụng của subvocalisation là ở việc đọc hiểu (comprehension) các từ, câu, và các đoạn. Subvocalisation biến các thông tin hình ảnh nhận được từ thị giác thành một mã âm thanh đưa vào inner speech và được mã hóa để kết hợp cùng với các khái niệm cũ. Ví dụ đưa ra theo ý hiểu của mình là khi bạn đọc nhẩm từ “mother”, thì subvocalisation sẽ mã hóa cái từ bạn vừa đọc thành một âm thanh (phonemic pronunciation) rồi đưa vào inner speech và sẽ kết hợp với những kiến thức cũ, những khái niệm cũ về cái âm thanh này cũng đã được mã hóa ở trong đầu để ra được kết quả cuối cùng là bạn hiểu “mother” là “mẹ” (comprehension).

Inner voice là gì

***So sánh với speed reading (đọc tốc độ - đọc qua bài càng nhanh càng tốt)

Những người ủng hộ speed reading cho rằng subvocalisation làm tăng thêm gánh nặng cho bộ nhớ nhận thức (tại vì mình mã hóa xử lý nhiều thông tin hơn, truy cập nhiều ý nghĩa hơn) và làm giảm tốc độ đọc. Những khóa học, những bài tập tăng tốc độ đọc thường cố gắng tìm cách loại bỏ subvocalisation (tức là cố gắng loại bỏ inner speech) khi chúng ta đang đọc. Thế nhưng các nghiên cứu sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI – functional magnetic resonance imaging) giữa người đọc nhanh và người đọc chậm cho thấy người đọc nhanh thì hoạt động não ít hơn, giảm subvocalisation, giảm inner speech, tăng tốc độ đọc => tức là khả năng đọc hiểu (comprehension) ko cao bằng những người tốc độ đọc chậm hơn ý. Kết luận là mình chỉ có thể luyện tập để cho cái tốc độ của inner speech được nhanh hơn thôi. Và cách ý là luyện tập skimming & scanning.

Và về vấn đề speed reading thì cá nhân mình ko ủng hộ cái việc này cho lắm. Thực sự là chả thấy có tác dụng gì ngoài việc ko cảm thụ được hết cái hay cái đẹp từng câu chữ đoạn văn của cái mình đọc. Hơn thế nữa nếu cố gắng loại bỏ cái inner speech thì sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường (ở dưới sẽ bàn).

        3. Người khiếm thính bẩm sinh thì có inner speech ko?

Có thể trả lời là có. Một người khiếm thính đã trả lời trên Quora là: tôi có một “giọng nói” ở trong đầu, nhưng nó ko phải là âm thanh. Vì tôi ko nghe được, chỉ nhìn thấy được nên trong đầu tôi hoặc là sẽ hiện lên các ngôn ngữ cử chỉ (ASL – American Sign Language), hoặc các hình ảnh, thỉnh thoảng là các chữ viết. Một người khác trả lời rằng lúc thì người ấy có một cái inner voice đang nói với chính mình. Một số bài nghiên cứu đã trả lời về vấn đề những người khiếm thính dùng inner sign (tương đương với inner speech của người bình thường nhưng là dùng ngôn ngữ cử chỉ). Có bằng chứng cho thấy inner sign làm phương tiện trung gian cho trí nhớ ngắn hạn ở người khiếm thính, cũng như inner speech làm phương tiện trung gian cho trí nhớ ngắn hạn ở người bình thường (cái phương tiện trung gian ở đây là cái mã hóa âm thanh ý). Trong một nghiên cứu về thần kinh thông qua hình ảnh, những vùng não trái ở người khiếm thính khi họ nghĩ tới ngôn ngữ cử chỉ cũng được kích hoạt giống như inner speech ở người thường. Điều này cho thấy suy nghĩ trong ngôn ngữ là độc lập riêng biệt với phương thức của ngôn ngữ đó.

Inner voice là gì

        4. Động vật có inner speech ko?

Có thể trả lời là ko. Nếu có thì cũng cực kì khó và gần như là ko thể để có thể xác định được nó. Inner speech tạo ra ngôn ngữ (mấy chỗ bán cầu trái đã nói ở trên), giao tiếp nó và hiểu nó. Hầu hết động vật ko có ngôn ngữ, chí ít thì là ngôn ngữ mà ko có cú pháp (syntax) và ngữ pháp (grammar). Chúng có thể “giao tiếp” với nhau, nhưng lại ko thể “giao tiếp” với chúng ta. Vì chúng ta ko thể “giao tiếp” với động vật mà thực sự hiểu chúng đang “nói” gì và chúng “hiểu” mình đang nói gì, nên ta ko thể “hỏi” chúng về những thứ diễn ra trong đầu chúng. Thế nhưng cũng đã có một số nghiên cứu chỉ ra loài chimera (trong thần thoại Hy Lập – một con quái vật nữ với đầu sư tử, thân dê, đuôi rắn) và khỉ đột, tinh tinh cũng có những động thái, chuyển động ở não. Vì sao lại tìm được về chimera thì mình ko biết, vì sao họ ko tìm hiểu nốt chuyển động ở não đối với các loài vật khác mình cũng ko biết nốt. Nói chung là chúng nó ko có inner speech đi. Nếu có thì sẽ là “visual” inner speech, kiểu giọng nói trong tiềm thức ko phải bằng âm thanh mà bằng hình ảnh ấy.

Inner voice là gì

        5. “Mất” inner speech thì sao?

Những người mất khả năng sử dụng inner speech do các tai nạn, bệnh tật liên quan tới não bộ nói rằng họ gặp rắc rối về trí nhớ và giảm khả năng cảm nhận danh tính (sense of identity). Nhà thần kinh học nổi tiếng Jill Bolte Taylor đã trải qua một cú đột quỵ vào năm 1996 và làm cô mất đi inner speech. Sau đó cô miêu tả trong sách của mình rằng việc mất đi inner speech dẫn tới các rắc rối về nhận thức cá nhân, mất ký ức tiểu sử, và thậm chí mất đi những cảm xúc liên quan đến nhận thức. Thế nên là CHẢ CÓ LÍ DO GÌ để mà cố gắng loại bỏ cái inner speech khi đọc nhé.

        6. Những người bảo là “tôi nghe thấy nhiều giọng nói trong đầu mình” trong khi xung quanh thì chả có ai là sao?

Cái này gọi là ảo giác thính giác (auditory hallucination). Đây là một loại ảo giác xuất hiện khi ta nghe thấy tiếng nhưng lại ko hề có bất cứ sự kích thích thính giác (auditory stimulus) nào. Trường hợp này thường liên quan tới bệnh rối loạn tâm thần. Có các kiểu ảo giác thính giác như là: (1) nghe thấy một giọng đang nói lên suy nghĩ của một người nào đấy, (2) nghe thấy nhiều giọng nói đang cãi nhau, (3) nghe thấy giọng đang tường thuật lại hành đông của chính bản thân mình, (4) nghe thấy nhạc chơi trong đầu và thường là những bài mà mình quen thuộc (musical ear syndrome - khác với việc một bài hát tắc trong đầu mình là stuck song syndrome). Theo nhà nghiên cứu Mosely (n.d.), ảo giác thính giác là một loại inner speech nhưng ko được nhận dạng là được tạo ra từ chính người ấy (self-produced), bình thường inner speech của mỗi người phải là người ấy tạo ra. Để phân biệt khi nào là inner speech, khi nào là hearing voices thì trong link The Guardian. Cái này quá chuyên sâu vào sinh học với thần kinh học, nơ-ron học nên thôi.

Inner voice là gì

Ngoài ra còn rất rất nhiều thứ liên quan nữa nhưng mình ko thể viết ra hết được. Kết luận chung là mất giọng nói trong đầu mình thì như thể mất luôn ngôn ngữ giao tiếp. Và tìm hiểu về tiềm thức hay nhận thức của con người thì siêu siêu đau đầu.

            Funfact

: độc thoại là cuộc trò chuyện giữa 2 hay 3 người nhưng lại đều xuất phát từ chỉ một người.

-----------------------------------------------------------

References

Wernicke area. (n.d.). Retrieved July 21, 2017 from Encyclopædia Britannica: