Kể chuyện Một nhà thơ chân chính lớp 4 ngắn gọn

Soạn bài Kể chuyện: Một nhà thơ chân chính trang 40 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Kể chuyện: Một nhà thơ chân chính, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Một nhà thơ chân chính

TRUYỆN DÂN GIAN NGA

Hướng dẫn soạn bài – Kể chuyện: Một nhà thơ chân chính

Giải câu 1 [Trang 40 SGK tiếng việt 4 tập 1]

Dựa vào câu chuyện đã được nghe cô giáo [thầy giáo] kể, trả lời câu hỏi:

a] Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?

b] Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?

c] Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?

d] Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?

Trả lời:

a] Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng đã truyền đi một bài hát thống thiến, lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.Mọi người dân, từ  người lớn đến trẻ con, ai ai cũng say sưa ca bài hát ấy.

b] Khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình, nhà vua đã ra lệnh lùng bắt kẻ đã sáng tác bài ca phản loạn ấy.

c] Trước sự đe dọa của nhà  vua, các nhà thơ buộc phải hát lên bài hát ca tụng trí tuệ sáng láng, trái tim nhân hậu, sức mạnh kì diệu của nhà vua, ánh hào quang chói lọi xung quanh sự nghiệp vĩ đại của ngài. Duy chỉ có ba người im lặng không hát. Nhưng trước giờ tử hình hai nhà thơ đã lần lượt cất tiếng hát. Duy chỉ có một người duy nhất, từ đầu đến cuối vẫn một mực im lặng

d] Nhà vua thay đổi thái độ bởi ông chợt nhận ra nhà thơ đứng trên giàn hỏa thiêu kia mới chính là nhà thơ chân chính còn lại duy nhất trên đất nước này.

Giải câu 2 [Trang 40 SGK tiếng việt 4 tập 1]

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Trả lời:

Ngày xưa ở vương quốc Đa-ghét–xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược, cuộc sống của nhân dân hết sức lầm than. Trước thảm cảnh ấy, dân chúng đã phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Bài hát lọt đến tai vua. Ngài ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.

Ba hôm sau, nhà vua bắt mỗi người phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác. Ai cũng hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng. Vua lệnh thả tất cả những người đã hát còn tống giam vào ngục tối ba nhà thơ kia. Ba tháng sau ngài cho giải họ tới và phán:

– Giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!

Một trong ba người, lập tức cất cao lời ca ca tụng nhà vua. Nhà thơ ấy được thả ra ngay. Còn hai người kia đưa đến giàn thiêu. Vị vua phán:

– Đây là cơ hội cuối cùng để cứu sống các ngươi. Hãy hát lên!

Một trong hai người vội cất tiếng hát ca ngợi nhà vua, và người ấy được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận hét lên:

– Trói hắn lại! Nổi lửa lên!

Mặc dù bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu nhưng tiếng hát của nhà thơ vẫn cất lên vang vọng khắp nói vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca được lưu truyền khắp đất nước. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Nhà vua bất ngờ thét to:

– Dập tắt lửa đi! Cởi trói cho ông ta. Trẫm không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc này!

Giải câu 3 [Trang 40 SGK tiếng việt 4 tập 1]

Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

Trả lời:

Ý nghĩa câu chuyện:

Ca ngợi nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét-xtan sẵn sàng chết chứ nhất định không nói sai sự thật, có khí phách kiên cường, không khuất phục trước sự tàn bạo của kẻ ác. Chính hành động và khí phách ấy đã khiến một vị vua nổi tiếng tàn bạo phải khâm phục kính trọng và thay đổi thái độ.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Kể chuyện: Một nhà thơ chân chính

Câu 1. Dựa vào câu chuyện đã được nghe cô giáo [thầy giáo] kể, trả lời câu hỏi:

a] Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?

b] Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?

c] Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?

d] Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?

Trả lời:

a] Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.

b] Nhà vua đã ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.

c] Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng.

d] Nhà vua phải thay đổi thái độ vì nhà vua nhận ra nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc.

Câu 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Trả lời:

Đoạn 1.

Ngày xưa ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược, cuộc sống của nhân dân hết sức lầm than. Trước thảm cảnh ấy, dân chúng đã phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Bài hát lọt đến tai vua. Ngài ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.

Đoạn 2.

Ba hôm sau, nhà vua bắt mỗi người phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác. Ai cũng hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng. Vua lệnh thả tất cả những người đã hát còn tống giam vào ngục tối ba nhà thơ kia.

Ba tháng sau ngài cho giải họ tới và phán:

– Giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!

Một trong ba người, lập tức cất cao lời ca ca tụng nhà vua. Nhà thơ ấy được thả ra ngay. Còn hai người kia đưa đến giàn thiêu. Vị vua phán:

– Đây là cơ hội cuối cùng để cứu sống các ngươi. Hãy hát lên.

Một trong hai người vội cất tiếng hát ca ngợi nhà vua, và người ấy được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận hét lên:

– Trói hắn lại! Nổi lửa lên!

Đoạn 3.

Mặc dù bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu nhưng tiếng hát của nhà thơ vẫn cất lên vang vọng khắp nói vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca được lưu truyền khắp đất nước. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Nhà vua bất ngờ thét to:

– Dập tắt lửa đi! Cởi trói cho ông ta. Trẫm không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc này!

Câu 3. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

Trả lời:

⟶ Ý nghĩa: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách kiên cường, không khuất phục trước sự tàn bạo của kẻ ác.

[BAIVIET.COM]

Page 2

Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu? Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành. Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. Thương nhau tre không ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người. Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng. Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre. Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu.

Mai sau, Mai sau, Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

NGUYỄN DUY

Chú thích:

– Lũy thành: bờ cao, thường đắp bằng đất hoặc gạch đá để bảo vệ khu vực bên trong [lũy tre: hàng tre trồng rất dày làm thành rào bảo vệ].

Hướng dẫn soạn bài – Tập đọc: Tre Việt Nam

Nội dung chính: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp cây tre Việt Nam. Cây tre có nhiều tính chất giống như tính cách con người Việt Nam như kiên cường, thẳng thắn,… Tre đã gắn bó với người dân Việt Nam từ thuở dựng nước cho đến nay.

Giải câu 1 [Trang 42 SGK tiếng việt 4 tập 1]

Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?

a] Cần cù

b] Đoàn kết

c] Ngay thẳng

Trả lời:

a] Tre xanh / Xanh tự bao giờ ?/ Chuyện ngày xưa / đã có bờ tre xanh / [Tre đã có từ lâu đời – lâu lắm từ xa xưa không ai biết được. Chỉ biết rằng tre gắn bó với con người ngàn xưa].

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.

b]

– Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

– Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con

c] Đó là những hình ảnh:

– Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.

– Chẳng may thân gãy cành rơi, tre vẫn truyền lại các gốc cho măng.

– Nòi tre không chịu mọc cong. Măng non mới móc đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.

Giải câu 2 [Trang 42 SGK tiếng việt 4 tập 1]

Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao?

Trả lời:

Những hình ảnh nói về cây tre và búp măng trong bài thơ đều rất thích. Bởi mỗi hình ảnh của tre hay búp măng đều chứa đựng những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam. Đó là sự cần cù trong lao động, chịu thương chịu khó “yêu nhiều nắng nỏ trời xanh” Đó là tình thương yêu bao la giũa người với người “Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm”, “có manh áo cộc, tre nhường cho con”, “măng non là búp măng non”, “Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre”.

Nội dung: Qua việc mô tả những phẩm chất đáng quý của cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Tình thương yêu bao la và sự ngay thẳng chính trực từ cụ già cho đến trẻ thơ.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập đọc: Tre Việt Nam

Câu 1. Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?

a] Cần cù

b] Đoàn kết

c] Ngay thẳng

Trả lời:

Những hình ảnh của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam:

a] Cần cù:

– Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.

b] Đoàn kết, tình thương yêu đồng loại:

– Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu, tre gần nhau thêm

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

– Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con.

c] Tính ngay thẳng:

– Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.

– Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Câu 2. Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao?

Trả lời:

Những hình ảnh nói về cây tre và búp măng trong bài thơ đều rất thích. Bởi mỗi hình ảnh của tre hay búp măng đều chứa đựng những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam.

– Đó là sự cần cù trong lao động, chịu thương chịu khó:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

– Đó là tình thương yêu bao la giũa người với người. Biết yêu thương, đùm bọc nhau:

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm”

– Hay cũng có thể là đức hi sinh, nhường nhịn. Mo tre bao quanh cây măng như chiếc áo mà cha mẹ che cho con:

“Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con”

– Từ khi còn là măng non đã có dáng khỏe khoắn, tính cách ngay thẳng, bất khuất:

“Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”.

[BAIVIET.COM]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề