Kế hoạch phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường tiêu học

Khống chế ngộ độc thực phẩm tại trường tiểu học

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, thành phố hiện có 4.538 trường học có bếp ăn bán trú, căng tin; trong đó khối mầm non có 3.736 trường; tiểu học có 535 trường, còn lại là khối các trường trung học cơ sở; trung học phổ thông. Số trường học tự tổ chức nấu ăn là 3.967 trường; số trường liên kết ký hợp đồng nhà thầu là 484 trường; số trường ký hợp đồng cung cấp suất ăn sẵn đưa từ bên ngoài vào là 87 trường. Trung bình 1 ngày, các trường học cung cấp 117.024 suất ăn cho học sinh.

Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội kiểm tra bếp ăn tại Trường Tiểu học Trung Tự [quận Đống Đa]. Ảnh: Trang Thu

Bà Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội [Sở Y tế Hà Nội] cho biết, trong những năm qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường học đã được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ trong quản lý. Nhờ đó, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhận thức, thực hành của người chế biến tại các bếp ăn tập thể đã được nâng lên.

Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Hằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học vẫn còn tồn tại những hạn chế. Điển hình là nguồn gốc thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, ý thức của nhân viên trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, ý thức của cô nuôi trong thực hành an toàn thực phẩm còn chưa cao, dụng cụ chứa đựng chất thải không có nắp đậy, không được vận chuyển thu dọn hằng ngày… Do đó, tình trạng ngộ độc vẫn xảy ra tại bếp ăn tập thể trường học.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ giai đoạn 2010-2021, trên địa bàn thành phố xảy ra 27 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 640 người mắc, nhưng không ghi nhận trường hợp tử vong, trong đó ngộ độc tại bếp ăn tập thể là 17 vụ [chiếm 63,0%], bếp ăn tập thể trường học 8 vụ [chiếm 47,1%]. Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm chủ yếu là do vi sinh vật chiếm trên 40%.

Trước thực tế trên, trong tháng 4/2022, Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm [giai đoạn năm 2022 và 2023] tại 100% bếp ăn tập thể của 215 trường tiểu học thuộc 10 quận, huyện: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Ba Vì, Đông Anh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho rằng, với mô hình này, thành phố đặt ra mục tiêu, tăng cường công tác quản lý, chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm...

Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm [Bộ Y tế] đánh giá, Hà Nội luôn là một trong những địa phương đi đầu trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học. Việc Hà Nội triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học vào thời điểm này là vô cùng phù hợp, nhất là ngay sau khi học sinh trở lại trường sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến do dịch Covid-19.

Đáp ứng 11 tiêu chí về điều kiện an toàn thực phẩm

Ngoài tiêu chí về hồ sơ, thủ tục pháp lý như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bản cam kết trách nhiệm, niêm yết công khai nguồn gốc nguyên liệu tại trường, theo hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội, khi tham gia vào mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm, các bếp ăn tập thể trường tiểu học còn phải đáp ứng 11 tiêu chí về điều kiện an toàn thực phẩm, gồm: Vị trí bếp ăn tách biệt nguồn gây ô nhiễm; nơi chế biến thiết kế theo nguyên tắc một chiều; có dụng cụ chứa đựng rác thải và được chuyển đi trong ngày; đủ nước sạch; trang thiết bị dụng cụ nhà bếp phải bảo đảm thích hợp với từng loại thực phẩm; có hợp đồng mua bán thực phẩm với cơ sở đủ điều kiện pháp lý; ghi chép sổ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn; những người tham gia bếp ăn được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm; kiểm tra sức khỏe định kỳ những người tham gia bếp ăn; có kho bảo quản thực phẩm; bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Bà Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, Sở Y tế Hà Nội giao cho Chi cục là cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học năm 2022-2023. Để triển khai mô hình này, trong tháng 4/2022 thành lập tổ giám sát về an toàn thực phẩm của mô hình tại các trường và tuyến quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn. Đến tháng 5/2022 sẽ tiến hành đánh giá, giám sát ban đầu về các quy định điều kiện an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường tiểu học và kiến thức, thái độ, thực hành của người lãnh đạo quản lý, người chế biến, kinh doanh, cô nuôi. Việc kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường tiểu học sẽ được triển khai định kỳ [tối thiểu 4 lần/năm/trường].

Để mô hình này đạt hiệu quả, ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội nhấn mạnh, trong thời gian tới, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội sẽ rà soát quy trình chuẩn từ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, truy xuất nguồn gốc nơi sản xuất và cung cấp thực phẩm cho các trường học. Ngay trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm [diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5], các đoàn kiểm tra liên ngành từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn sẽ đồng loạt ra quân, đồng thời phối hợp với ban lãnh đạo các trường học kiểm tra, giám sát các bếp ăn tập thể.

Theo Xuân Lộc/hanoimoi.com.vn

//www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-song/1030465/tang-cuong-quan-ly-phong-chong-ngo-doc-thuc-pham-tai-truong-hoc

Quản trị 10/03/2021 Lượt xem: 107

PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH NGUYỄN TẤT THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……../YTHĐ- NTT Thống nhất, ngày 12 tháng 11 năm 2020

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC
Năm học 2020- 2021

Căn cứ thông tư liên tịch của Bộ Y tế – Bộ Giáo dục và Đào tạo [Số 08/2008/TTLT- BYT- BGDĐT ngày 08 tháng 07 năm 2008]Về việc “ Hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục”. Căn cứ vào kế hoạch y tế năm học 2020 – 2021 của trường TH Nguyễn Tất Thành. Thực hiện theo công văn số 1808/UBND – YT ngày 11/11/2020 của Uỷ ban nhân dân thị xã Buôn hồ về việc tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các trường học. Để đảm bảo tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm [VSATTP], Trường xây dựng triển khai kế hoạch VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM năm học 2020 – 2021 cụ thể như sau; I. Mục đích, yêu cầu; – Đảm bảo VSATTP trong trường học, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua đường thực phẩm. – CBGV-NV, học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về VSATTP, tham gia tuyên truyền VSATTP. – Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP trong trường học. II. Nội dung; – Giáo dục cho học sinh có thói quen vệ sinh trong ăn uống thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày ở trường. – Đảm bảo thực hiện các quy định về VSATTP trong chế biến thức ăn, chăm sóc học sinh. – Căn tin trường cung cấp thức ăn cho học sinh phải đảm bảo VSATTP. – Y tế thường xuyên triển khai phòng chống các dịch bệnh trong trường học. – Đảm bảo vệ sinh môi trường , công trình vệ sinh sạch sẽ để phòng chống ngộ độc thức ăn. – Triển khai “ Tháng hành động vì chất lượng VSATTP ” III. Biện pháp; – Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong CBGV- NV và học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ , buổi họp, hoạt động ngoài giờ, về thực hiện các quy định VSATTP, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh xảy ra ở động vật, gia cầm.. – Kiểm tra vệ sinh môi trường , để tạo cảnh quan môi trường luôn sạch, đẹp đảm bảo vệ sinh. – Kiểm tra nguồn nước sạch và các công trình thoát nước để xử lý kịp thời. – Thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm bán ở căn tin phải có nguồn gốc rõ ràng – Giáo dục cho học sinh tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như; giữ gìn vệ sinh trường lớp, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường học. Trên đây là kế hoạch triển khai công tác vệ sinh ăn toàn thực phẩm của trường TH Nguyễn Tất Thành năm học 2020- 2021.

DUYỆT CỦA BGH NGƯỜI LẬP

Phạm Thị Yến

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CC,VC NĂM HỌC 2019-2020

Quyết định kiện toàn ban biên tập trang thông tin điện tử

Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của ngành giáo dục và TTYT huyện V/v phòng chống ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh trong các trường mầm non.

PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI TỪ

TRƯỜNG MẦM NON PHÚ CƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCHTHỰC HIỆN ĐẢM BẢO KHÔNG XẢY RA

DỊCH BỆNH VÀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG  MẦM NON

NĂM HỌC 2016- 2017

Thực hiện phương hướng  nhiệm vụ năm học 2016- 2017 của Trường

Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của ngành giáo dục và TTYT huyện V/v phòng chống ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh trong các trường mầm non.

Trường Mầm Non Phú Cường xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:

I.Mục đích yêu cầu

Nâng cao nhận thức , kỹ năng thực  hành vệ sinh an toàn thực phẩm

- Nâng cao kiến thức và thái độ của các bậc cha mẹ học sinh về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và bệnh dịch trong trường mầm non.

- Tăng cường công tác dự phòng để tránh dịch bệnh lây qua thực phẩm và đường ăn uống.

- Tăng cường giám sát và không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh trong trường mầm non.

 II. Tổ chức thực hiện

1.Công tác bồi dưỡng đội ngũ

 Nhà trường đã tổ chức cho 100% cô nuôi được tập huấn nâng cao nhận thức kỹ năng thực hành VSATTP do Trung tâm y tế huyện tổ chức . Đảm bảo 100% cô nuôi tập huấn có kỹ năng thuần thục sử lý tình huống nhanh nhẹn, đúng quy định.

2. Công tác chỉ đạo thực hiện

- Giáo  viên thường xuyên tổ chức cho trẻ rửa tay sạch đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Đảm bảo ăn chín uống sôi

- Lau chùi, cọ rửa sạch lớp học đồ dùng đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn

- Tất cả các thực phẩm được mua dưới hình thức ký kết đảm bảo VSATTP

- Chế biến thức ăn theo quy trình bếp 1 chiều, tuân thủ các quy trình kỹ thuật: Chọn lọc thực phẩm, rửa xắt thái, nấu chia theo khẩu phần định lượng dinh dưỡng cho trẻ theo lớp theo từng ngăn quy định.

- Lưu mẫu thức ăn trong dụng cụ đảm bảo và lưu mẫu trong tủ bảo quản đủ 24 giờ đồng hồ.

- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm  thực 3 bước.

-  Nơi tổ chức bữa ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh như bàn ghế, sàn nhà sạch sẽ, có đĩa đựng cơm rơi, khăn lau tay cho trẻ.

- Thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu diệt mầm bệnh ở khu nhà bếp, nơi chế biến, trong và ngoài lớp học.

-  Đảm bảo 100% Giáo viên,cô nuôi được khám sức khỏe định kỳ.

-  Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường

1. Công tác tuyên truyền

- Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm ,kiên quyết không sử dụng thực phẩm không an toàn, không vệ sinh

- Tuyên truyền đến các bậc  phụ huynh [10 lời khuyên bảo vệ gia đình bạn ]

HIỆU TRƯỞNG

[Đã Ký]

Vũ Thị Kim

Ngày 07 tháng 9 năm 2016

NGƯỜI THỰC HIỆN

Hoàng Thị Lương

Video liên quan

Chủ Đề