Khảo sát mua sắm online ở Việt Nam 2022

Với khoảng 49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, Việt Nam là quốc gia có tỷ lê người dân mua sắm thương mại điện tử cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Tỷ lệ mua sắm trực tuyến cao nhất khu vực

Thanh toán không tiền mặt chưa tương xứng với sự phát triển của TMĐT.

Theo Sách trắng thương mại điện tử 2021, ấn phẩm do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số [Bộ Công Thương] vừa phát hành, quy mô thị trường thương mại điện tử [TMĐT] bán lẻ Việt Nam năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD.

Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam và các nước trong khu vực. [Nguồn: Sách trắng TMĐT]

Theo đánh giá của Cục TMĐT và Kinh tế số, giai đoạn 2020-2021 Việt Nam chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực từ thói quen mua sắm, kinh doanh trực tuyến của cộng đồng người tiêu dùng và doanh nghiệp trong cả nước, tốc độ tăng trưởng của TMĐT bán lẻ năm 2020 ở mức 18%.

Tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam chậm lại so với các năm trước đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động.

Doanh thu TMĐT Việt Nam từ 2016 - 2020. [Nguồn: Sách trắng TMĐT]

Việt Nam là một trong những thị trường TMĐT năng động ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á do Google, Temasek và Bain & Company nghiên cứu và công bố đầu năm 2021, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, người dùng bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đột ngột phát sinh thông qua mạng Internet.

Báo cáo này cũng cho biết, người dùng mới tại Việt Nam chiếm đến 41%, là nước có tỷ lệ người dùng Internet mới cao nhất trong khu vực. Có tới 94% số người dùng mới này định tiếp tục sử dụng các dịch vụ đó kể cả sau đại dịch. Đây chính là những nền tảng vững chắc cho TMĐT phát triển.

Số liệu từ Sách trắng TMĐT cho thấy, năm 2020 tại Việt Nam, có khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến và trở thành quốc gia có tỷ lệ người tham gia mua sắm trực tuyến cao nhất trong khu vực.

Tỷ lệ người sử dụng Internet tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 77% năm 2019 lên con số 88% vào năm 2020.

Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến gia tăng, giá trị mua sắm tăng từ 229 lên 240 USD đã đưa tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C [doanh nghiệp đến khách hàng] so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước lên con số 5,5% [so với 4,9% của năm 2019].

Các mặt hàng chủ yếu được mua trực tuyến. [Nguồn: Sách trắng TMĐT]

Đại dịch Covid-19 đã góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người Việt Nam khi chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến.

Trong đó, các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ dùng gia đình chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Số liệu điều tra cho thấy 53% người dùng mua sắm thực phẩm online, chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp theo là giày dép, quần áo mỹ phẩm với 43% và đồ dùng gia đình là 33%.

Người dân chủ yếu mua sắm trên sàn TMĐT

Khách hàng Việt mua sắm trực tuyến trên các sàn TMĐT

Một điểm thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng năm qua đó là sự chuyển dịch kênh mua sắm trực tuyến. Theo đó, thống kê của Cục TMĐT và Kinh tế số cho thấy khách hàng tại Việt Nam chuyển dịch sang mua sắm chủ yếu trên các website, sàn giao dịch TMĐT.

Cụ thể, năm 2020 có tới 74% người mua sắm trên kênh website, sàn giao dịch TMĐT trong khi mua trên diễn đàn và các mạng xã hội đạt 33%. Tỷ lệ này chênh lệch đáng kể so con số năm trước đó là 52% trên kênh TMĐT và 57% trên mạng xã hội. Các sàn TMĐT tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo thời gian qua cũng tăng cường loại hàng thực phẩm, hàng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu người dùng.

Không chỉ mua hàng từ các website TMĐT trong nước, tỷ lệ người dùng mua hàng từ các website nước ngoài cũng cao hơn, với 29%.

Tuy nhiên, theo Cục TMĐT và Kinh tế số, còn nhiều trở ngại khi người dùng tham gia mua hàng trực tuyến. Trong đó, có tới 44% người dùng cho rằng giá cả là trở ngại lớn nhất khi mua hàng; 42%  đánh giá mua hàng trên TMĐT chất lượng kém so với quảng cáo; 33% lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ.

Ngoài ra, vận chuyển, giao nhận và dịch vụ chăm sóc khách hàng kém cũng là nguyên nhân khiến người dùng chưa cởi mở với hình thức mua sắm này.

Duy Vũ

Dự kiến, các sàn thương mại điện tử thực hiện kết nối, cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế từ ngày 1/1/2022. Từ 1/8, khi Thông tư 40 có hiệu lực, cơ quan thuế sẽ thực hiện công tác khảo sát, chuẩn bị kết nối dữ liệu. 

Q&Me is a product of Asia Plus Inc. Copyright © 2016 Asia Plus Inc.

Gia tăng mua sắm trực tuyến để thích nghi với dịch COVID-19

Hà Nội [TTXVN 24/9]

Theo Visa - công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới vừa công bố một nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng. Qua đó cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam gia tăng mua sắm trực tuyến và sử dụng các nền tảng mạng xã hội nhằm thích nghi với những rào cản từ đại dịch.

Điều này kéo theo sự tăng trưởng vượt bậc các hình thức bán lẻ và tiêu dùng số ở Việt Nam. Chính yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội và sự chuyển đổi sang mô hình làm việc tại nhà của đa số người dân đã tạo nên những những thay đổi nhanh chóng và đáng kể trong lĩnh vực thương mại. Nghiên cứu này của Visa cũng kèm theo các dự đoán về tương lai của ngành bán lẻ trước những tác động và ảnh hưởng to lớn của đại dịch.     Theo nghiên cứu của Visa, quá trình chuyển dịch từ cửa hàng sang các nền tảng thương mại điện tử đang diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng vài tháng vừa qua, đã tạo lợi thế cho các dịch vụ giao hàng tận nhà khi có đến 87% số người tiêu dùng Việt được khảo sát hiện đang sử dụng dịch vụ này và 82% người dân trải nghiệm dịch vụ lần đầu tiên từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Cứ 10 đơn hàng thì có đến gần 6 đơn hàng được giao đến nhà, tăng gấp 20 lần so với thời điểm trước đại dịch. Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào cho biết: “Người tiêu dùng ngày càng tỏ ra hứng thú hơn với sự tiện lợi của hình thức mua sắm trực tuyến. Việc sử dụng thanh toán trực tuyến thường xuyên hơn khiến họ nhận ra sự an toàn và đơn giản của các hình thức này. Sự thay đổi hành vi người tiêu dùng là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển năng lực kỹ thuật số và có những bước tiến sâu hơn vào lĩnh vực thương mại điện tử”. Ranh giới giữa thương mại truyền thống và thương mại kỹ thuật số đang mờ dần khi người tiêu dùng ngày nay tìm kiếm những trải nghiệm kết hợp cả hai loại hình thương mại. Thậm chí, họ mong muốn tích hợp các phương tiện truyền thông mạng xã hội và các dịch vụ kỹ thuật số tiên tiến ngay tại cửa hàng bán hàng trực tiếp. Hiện có tới 77% người tiêu dùng Việt Nam hiện đã biết đến hoạt động mua sắm trên mạng xã hội. Tính đến thời điểm hiện tại, mức độ nhận biết và đón nhận loại hình thương mại này được ghi nhận đông đảo nhất ở nhóm người tiêu dùng trong độ tuổi từ 18-23. Đây cũng là những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội nên dễ dàng nắm bắt được tính năng thương mại trên các nền tảng này.

Trước xu hướng đó, các nhà bán lẻ hiện nay cũng đang tăng cường quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ của mình đến người tiêu dùng thông qua mạng xã hội. Trong năm 2020, 41% doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào thương mại trên mạng xã hội nhằm đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.

Nền tảng truyền thông mạng xã hội vừa là công cụ nổi bật khi nhắc đến kỹ thuật số, vừa là nơi lý tưởng để các thương hiệu và người bán thu hút lượng lớn khán giả thông qua sự cá nhân hóa. Các nhà bán lẻ không chỉ tìm được khách hàng tiềm năng nhờ quảng cáo nhắm vào đối tượng cụ thể, mà còn có thể tiếp cận khách hàng và mang đến những chương trình ưu đãi riêng phù hợp với nhu cầu từng cá nhân. Theo bà Tuyết Dung, thông qua việc xây dựng một hệ sinh thái thanh toán số đáng tin cậy với độ bảo mật cao, Visa đã không ngừng cải tiến những giải pháp thanh toán mới, nhằm mang đến trải nghiệm trong quá trình mua sắm trên nền tảng số của người tiêu dùng. Sự cải tiến này hỗ trợ người bán phát triển các dịch vụ và khuyến khích người tiêu dùng hình thành các thói quen kỹ thuật số mới.

Để giúp doanh nghiệp có được những khởi đầu thành công trên hành trình số hóa, Visa hiện đang cung cấp nhiều hỗ trợ đa dạng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh công cụ hữu ích như: giải pháp báo cáo chi tiêu giúp tiết kiệm đáng kể thời gian quản lý chi phí cho doanh nghiệp, Visa cũng chia sẻ kiến thức chuyên môn đến với các chủ doanh nghiệp thông qua Chương trình kỹ năng kinh doanh thực tiễn và chuỗi sự kiện đào tạo Retail University hợp tác tổ chức với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam. Đồng thời, huy động mạng lưới đối tác rộng lớn nhằm thu hút nhiều người tiêu dùng hơn đến với các nền tảng kỹ thuật số./.

Ngọc Quỳnh

Video liên quan

Chủ Đề