Khi cách nhau hàng vạn dặm không gian anh mới hiểu khoảng cách không đáng sợ

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới [Ngữ văn - Lớp 9]

1 trả lời

Ghi lại từ trái nghĩa với các từ sau [Ngữ văn - Lớp 5]

3 trả lời

1. 

Khi cách nhau hàng vạn dặm không gian 

anh mới hiểu khoảng cách không đáng sợ 

anh thấy em bên mình, như nghe từng nhịp thở 

anh là cửa sổ con tàu nơi xứ lạ em đi 

Là quê hương ngóng đợi em về 

Tổ quốc là gì, nếu nơi đó không có người mình yêu dấu? 

Tình yêu là gì, nếu không vì nó ta yêu thêm Tổ quốc? 

Chúng ta yêu nhau, chúng ta chiến thắng 

Cái đáng sợ nhất trên đời này: những khoảng cách 

Những khoảng cách giữa thực tại và ước mơ 

giữa những điều ta mong với những gì ta có được 

2. 

Em ở đâu? một thành phố xa xôi 

Em đi trong những bảo tàng rộng lớn 

Từ pho tượng cổ xưa đến bức tranh mới nhất 

Những ưu tư kế tiếp của loài người 

Anh và con ở đây 

Tháng sáu trời thật nóng 

Vẫn nỗi lo thiếu ăn 

Vẫn nỗi lo lũ lụt 

Lửa đạn còn cháy bỏng 

Những làng biên giới xa 

Những con tàu Trung Hoa 

Chập chờn ngoài biển 

Hàng trăm năm, hàng ngàn năm trước đây 

Những tàu này đã đến 

Lịch sử thường lặp lại những tai ương 

Thành phố xôn xao. Chỉ có trẻ con 

Như thằng Mí con mình là không để ý 

Anh ngồi đọc thư em 

Nó ngồi ở trên sàn 

Cái hộp bút nó xếp thành tàu hỏa 

Tờ lịch nhỏ nó gọi là tấm vé 

Cầm trên tay vui sướng đợi lên đường 

Anh viết thâu đêm, đánh vật với từng trang 

Rồi thao thức không sao ngủ được 

Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc 

Hai tiếng động nhỏ bé kia 

Hơn mọi ầm ào gầm thét 

Là tiếng đọng khủng khiếp nhất đối với con người 

Đó là thời gian 

Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại 

Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối 

Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu 

Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau 

Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết 

Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Seecxpia: 

Tồn tại hay không tồn tại 

Không có nghĩa là sống hay không sống 

Mà là hành động hay không hành động 

nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó? 

Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại 

Chỉ day dứt một điều: làm sao với những sự vật bình thường 

Những ngày tháng bình thường 

Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường 

Ta biến thành con tàu, thành tấm vé 

Những ban mai lên đường.

– Cho Quỳnh những ngày xa | Lưu Quang Vũ

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

I/. Đọc - hiểu.

Đọc phần văn sau.

Khi cách xa nhau hàng vạn dặm không gian

Anh mới hiểu khoảng cách không đáng sợ

Anh mới thấy em bên mình, như nghe từng nhịp thở

Anh là cửa sổ con tàu nơi xứ lạ em đi

Là quê hương ngóng đợi em về

Tổ quốc là gì, nếu nơi đó không có người mình yêu dấu?

Tình yêu là gì, nếu không vì nó ta yêu thêm Tổ Quốc?

Chúng ta yêu nhau, chúng ta chiến thắng

Cái đáng sợ nhất trên đời này: những khoảng cách

Những khoảng cách giữa thực tại và ước mơ

Giữa những điều ta mong với những gì ta có được.

[Nguồn: Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi - NXB Hội nhà văn - 2010]

Trả lời các câu hỏi

Câu 1 [0,5 điểm]: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 [0,75 điểm]: Trong đoạn trích, nhân vật anh đã thấy điều gì khi cách xa.

Câu 3: [1,0 điểm]: Anh/chị hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ trong hai câu thơ sau.

Tổ quốc là gì, nếu nơi đó không có người mình yêu dấu?

Tình yêu là gì, nếu không vì nó ta yêu thêm Tổ Quốc?

Câu 4 [0,75 điểm]: Nhừng dòng thơ sau có ý nghĩa đối với anh/chị?

Cái đáng sợ nhất trên đời này: những khoảng cách

Những khoảng cách giữa thực tại và ước mơ

Giữa những điều ta mong với những gì ta có được.

Các câu hỏi tương tự

Phần I: Đọc - hiểu.Đọc đoạn trích sau      Có mấy ai nhận ra ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đẽn cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiểu thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào môi thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!                                                                                                   [Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012]Rồi trả lời các câu hỏi:Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ.Câu 2: Xác định và nêu hiểu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn văn: "Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiểu thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào môi thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này?".Câu 3: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: "Khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống" không? Vì sao? [Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu].Phần II: Làm văn.Câu 4: Anh/chị hãy viết đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: "Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn".

Câu 5: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người Vợ Nhặt trong truyện ngắn Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân [Ngữ Văn 12 tập 2 NXB Giáo Dục 2017]. Từ đó, liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao [Ngữ Văn 11 tập 1 NXB Giáo Dục].

Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.[1]. Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.[2]. Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn:                                                                                               "Ngâm thơ ta vốn không ham                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.            Yêu cầu:a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo [anh] chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?

c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.


 

[ 1 ] Lao động là công việc vinh quang nhất , không bao giờ mất đi trong cuộc đời mỗi chúng ta .Bởi con người sinh ra là lê lao động và tiến hoá cũng bằng lao động .Và hôm nay , chúng ta tổ chức đại hội của những người lao động để tôn vinh công việc vinh quang nhất này .

[ 2 ] Chúng ta là những người lao động , vậy hãy cùng nhau đặt câu hỏi , lao động để làm gì ?Phải chăng lao động để nhận lương ?Như thế , chúng ta sẽ vui khi tới kỳ nhận lương , muối tháng vui được 1 đến 2 ngày , những ngày còn lại , chúng ta chỉ cảm thấy mình đang vất vả , khổ sở .Có người lại nói : lao động để có công danh? Vậy trong lời người , có bao nhiêu lần chúng ta đạt được niềm vui ấy?

[ 3 ] Có người nói , lao động là để hạnh phúc .Và vì lao động là công việc của cả đời , do đó , đây có lẽ là câu trả lời thì tất cả chúng là những người lao động ở Viettel cần suy nghĩ và chiêm nghiệm .Trong cuộc sống , chúng ta thường chúc nhau "Hạnh phúc" . Phải chăng , hạnh phúc là đích cao nhất trong cuộc sống mà mỗi chúng ta đều mong muốn? Nếu chúng ta chọn lao động để hạnh phúc thì chúng ta sẽ có cơ hội để được hạnh phúc mỗi ngày . Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc , thì chúng ta sẽ biến nơi làm việc của chúng ta thành thời tạo nên và dung chứa hạnh phúc. Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biếncông việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình ” .

Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 Theo tác giả , mục đích của lao động là gì ?

Câu 3 : Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc trong đoạn văn [ 3 ]

Câu 4 : Anh / Chị có đồng tình với ý kiến “ Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biến công việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình " ? Vì sao ?

Video liên quan

Chủ Đề