Khoa ngoại tổng hợp là gì

KHOA NGOẠI TỔNG HỢP

I. Giới thiệu

 - Trưởng khoa : BS  LÊ VIẾT PHONG

  Điện thoại: 0913732665

  Mail:

  - Phó khoa: BS NGUYỄN VĂN TÌNH

  Điện thoại: 0834045998

  Mail:

CƠ CẤU NHÂN VIÊN HIỆN TẠI:

Trình độ

Bác Sĩ

Dược sĩ

Y sĩ

Kĩ thuật viên

Điều Dưỡng

Nữ hộ sinh

Hộ lý

Chuyên môn khác

Sau ĐH

3

ĐH

2

2

1

7

TC

2

5

Tổng

5

4

13

2

1

II. Chức năng :

 - Khoa Ngoại tổng hợp là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về ngoại khoa và phẫu thuật, gây mê hồi sức.

III. Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Nhiệm vụ:

 + Triển khai thực hiện nội dung quy chế công tác khoa ngoại quy định tại Quy chế bệnh viện ban hành theo Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Bao gồm:

Tại buồng khám bệnh chuyên khoa ngoại:

  + Các thành viên của khoa ngoại phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

  + Một số công tác đặc thù khi khám chuyên khoa ngoại :

- Trưởng khoa có trách nhiệm:

 + Sắp xếp các buồng khám liên hoàn: buồng khám ngoại, buồng làm thủ thuật, buồng thay băng, buồng bó bột ...

 + Kiểm tra điều dưỡng về việc chuẩn bị thuốc, y dụng cụ để phục vụ cho công tác cấp cứu.

- Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:

 + Khẩn trương thăm khám làm hồ sơ bệnh án, chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để có chẩn đoán xác định, có hướng xử lí kịp thời.

 + Thực hiện chế độ hội chẩn theo quy định, tránh mọi trường hợp theo dõi người bệnh cấp cứu quá 6 giờ mà chưa có hướng điều trị.

 + Trường hợp có chỉ định phẫu thuật cấp cứu, đưa thẳng người bệnh đến buồng phẫu thuật.

 + Thực hiện thủ thuật theo quy định kĩ thuật bệnh viện.

- Tại khoa điều trị :

Chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật:

 + Trường hợp người bệnh có diễn biến xấu cần phẫu thuật cấp cứu được đưa thẳng vào buồng phẫu thuật, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án và chuẩn bị tiến hành phẫu thuật.

 + Trường hợp người bệnh không thuộc diện phẫu thuật cấp cứu, cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đưa vào kế hoạch phẫu thuật.

Trưởng khoa có trách nhiệm:

 + Thực hiện chức trách của trưởng khoa lâm sàng.

 + Bố trí buồng bệnh hợp lí gồm các buồng cấp cứu, hậu phẫu vô khuẩn, hữu khuẩn, chấn thương hở, chấn thương kín, bỏng ...

 + Duyệt từng trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thống nhất phương pháp phẫu thuật, phương pháp gây mê, gây tê hoặc châm tê.

 + Phân công phẫu thuật viên và các thành viên liên quan.

 + Lập kế hoạch phẫu thuật trong tuần trình giám đốc Trung tâm Y tế phê duyệt.

 + Báo cáo phòng kế hoạch nghiệp vụ để thông báo kế hoạch phẫu thuật tới các khoa có liên quan để chuẩn bị tổ chức cuộc phẫu thuật.

- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

 + Thăm khám tỉ mỉ, lập hồ sơ bệnh án, cho làm các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán xác định bệnh, chỉ định điều trị và chăm sóc.

 + Trường hợp bệnh khó phải tiến hành khám các chuyên khoa có liên quan, báo cáo trưởng khoa thực hiện hội chẩn.

 + Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết và kí vào giấy cam đoan xin phẫu thuật.

 + Tham gia phẫu thuật theo sự phân công của trưởng khoa.

 + Theo dõi và điều trị người bệnh trước và sau khi phẫu thuật.

- Điều dưỡng chăm sóc có trách nhiệm:

 + Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị.

 + Theo dõi sát sao, chăm sóc chu đáo người bệnh theo quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.

 + Động viên giải thích cho người bệnh hiểu và tin tưởng vào kế hoạch phẫu thuật.

 + Làm vệ sinh cá nhân, thay quần áo phẫu thuật cho người bệnh theo quy định trước khi chuyển người bệnh đến buồng phẫu thuật.

- Tại buồng chăm sóc sau phẫu thuật :

- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

 + Sẵn sàng tiếp nhận người bệnh từ buồng phẫu thuật chuyển về.

 + Theo dõi các diễn biến sau phẫu thuật, phát hiện kịp thời các tai biến sau phẫu thuật để xử lý kịp thời.

 + Có biện pháp chống lây chéo, bội nhiễm cho người bệnh.

- Điều dưỡng có trách nhiệm:

 + Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị.

 + Theo dõi sát mạch, nhiệt độ, huyết áp người bệnh phát hiện kịp thời tai biến nhiễm khuẩn, chảy máu, chèn ép sau phẫu thuật, báo cáo bác sĩ điều trị để xử lí kịp thời.

 + Hướng dẫn người bệnh luyện tập phục hồi sau khi vết phẫu thuật đã ổn định.

- Tại buồng điều trị chấn thương:

Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

 + Thăm khám người bệnh theo quy chế công tác khoa khám bệnh.

 + Xử lý kịp thời các trường hợp gãy xương kín, gãy xương hở, cố định, chống choáng, phòng chống uốn ván theo quy định kỹ thuật bệnh viện.

 + Trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật: Chuyển khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức xử lý kịp thời.

- Điều dưỡng có trách nhiệm:

 + Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị.

 + Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cầm máu, cố định, chống choáng.

 + Chuyển người bệnh đến khoa phẫu thuật gây mê hồi sức.

 + Theo dõi sát người bệnh, động viên an ủi người bệnh theo quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.

- Tại buồng điều trị bỏng :

- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

 + Thực hiện cấp cứu người bệnh theo quy chế cấp cứu.

 + Thực hiện các biện pháp chống nhiễm khuẩn theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

 + Nuôi dưỡng người bệnh tuỳ theo tình trạng từng người bệnh có kế hoạch nuôi dưỡng thích hợp.

 + Thực hiện truyền máu theo quy chế công tác khoa truyền máu.

 + Thực hiện ghép da cho người bệnh bỏng tại khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức.

 + Kết hợp khoa phục hồi chức năng điều trị người bệnh chóng phục hồi.

- Điều dưỡng có trách nhiệm: Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị, phát hiện các diễn biến bất thường báo cao bác sĩ điều trị xử lý kịp thời theo quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.

Triển khai thực hiện công tác phẫu thuật-gây mê hồi sức quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BYT ngày 20/8/2012 của Bộ Y tếHướng dẫn công tác gây mê-hồi sức. Bao gồm:

 + Khám trước gây mê:

  + Khám trước gây mê để chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật, thủ thuật;

  + Khám trước gây mê do bác sỹ gây mê – hồi sức thực hiện tại bộ phận khám trước gây mê hoặc tại khu phẫu thuật hoặc tại khoa có người bệnh phải phẫu thuật, thủ thuật tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tình trạng bệnh lý của người bệnh;

  + Khám trước gây mê được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 07 ngày trước khi người bệnh được phẫu thuật, thủ thuật [trừ trường hợp cấp cứu];

  + Bác sỹ khám trước gây mê có quyền yêu cầu bổ sung xét nghiệm hoặc tổ chức hội chẩn và phải ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án để thực hiện;

  + Bác sỹ khám trước gây mê có trách nhiệm thông báo và thảo luận với người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, người sẽ thực hiện gây mê – hồi sức về các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra liên quan đến gây mê – hồi sức; giải thích về nguy cơ và lợi ích liên quan đến gây mê – hồi sức cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh trước khi ký giấy đồng ý gây mê – hồi sức, phẫu thuật hoặc thủ thuật.

 + Phẫu thuật:

  + Chuẩn bị nhân lực, bàn phẫu thuật, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế tiêu hao đầy đủ và sẵn sàng để thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cho người bệnh.

  + Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ bệnh án, tình trạng người bệnh và các điều kiện chuẩn bị bắt buộc để bảo đảm đúng người bệnh và xác định đúng vị trí giải phẫu cần phẫu thuật, thủ thuật;

  + Thực hiện các phương pháp gây mê – hồi sức phù hợp với phẫu thuật, thủ thuật với sự tham gia của bác sỹ gây mê – hồi sức và các điều dưỡng viên gây mê – hồi sức, điều dưỡng viên bộ phận phẫu thuật và các nhân viên khác theo yêu cầu của bác sỹ gây mê – hồi sức;

  + Thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.

 + Hồi tỉnh:

  + Tiếp nhận và đánh giá tình trạng của người bệnh;

  + Xử trí, điều trị tích cực để giúp người bệnh mau chóng hồi tỉnh;

  + Điều trị chống đau sau phẫu thuật, thủ thuật;

  + Theo dõi, phát hiện, xử trí biến chứng, bất thường nếu có đối với người bệnh;

  + Đánh giá tình trạng người bệnh để chuyển về bộ phận hồi sức ngoại khoa hoặc chuyển đến các khoa liên quan khác.

- Quyền hạn :

 + Thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc trung tâm y tế huyện phân công về lĩnh vực ngoại khoa cụ thể là:

 + Tổ chức thu dung và điều trị các bệnh cấp cứu ngoại khoa xãy ra trong địa bàn phụ trách

 + Tổ chức gây mê hồi sức và phẫu thuật cho tất cả các chuyên khoa có nhu cầu phẫu thuật cấp cứu và chương trình trong phạm vi trung tâm y tế.

 + Điều trị  và chăm sóc các bênh nhân có bệnh lý ngoại khoa được nhập viện vào điều trị tại Trung tâm tế Xuyên Mộc.

 + Phối kết hợp với các khoa lâm sàng khác trong trung tâm y tế về công tác chuyên môn như hội chẩn, chuyển khoa, chuyển bệnh nội viện, ngoại viện.

 + Đào tạo tại chổ cho nhân viên trong khoa và học viên đến thực tập, đào tạo liên tục.

 + Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học tại cơ sở, áp dụng các tiến bộ khoa học và kết quả các đề tài vào thực tiển công tác chuyên môn hang ngày.

Chia sẻ:

Tin liên quan

  • Phòng Kế Hoạch - Nghiệp Vụ [05.02.2018]
  • Phòng Tổ chức - Hành chính [06.09.2018]
  • Phòng Tài Chính - Kế Toán [06.09.2018]
  • Phòng Điều dưỡng-Công tác xã hội [03.09.2019]
  • Khoa Hồi sức cấp cứu [05.02.2018]
  • Khoa Khám Bệnh [06.02.2018]
  • Khoa Nội - Nhi [05.02.2018]
  • Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản [05.02.2018]
  • Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng [05.02.2018]
  • Khoa Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế [05.02.2018]

Chủ Đề