Khoảng cách thích hợp trồng cam ở vùng đồng bằng là

PHẠM VI ÁP DỤNGQuy trình này áp dụng cho cây cam sành [Citrus nobilis Lour.] được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt và trồng ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Một số nội dung có thể áp dụng được cho các địa phương có trồng cây cam sành.I. YÊU CẦU SINH THÁI1. Nhiệt độCam sành có thể sống và phát triển ở 13 – 190C, thích hợp nhất từ 23 – 290C. Ngừng sinh trưởng dưới 130C và chết ở 50C. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của quả.2. Ánh sángCam sành không thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000 – 15.000 lux [tương đương ánh nắng lúc 8 giờ hoặc chiều lúc 16 – 17 giờ]. Cường độ ánh sáng vào mùa hè ở khoảng 100.000 lux. Điều này làm ảnh hưởng trưởng của cây và phẩm chất của trái. Vì vậy, khi lập vườn trồng nên bố trí mật độ trồng và khoảng cách trồng hợp lý.3. NướcCây cam sành cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng rất sợ ngập úng. Ẩm độ đất thích hợp nhất lá 70 – 80%. Lượng mưa cần khoảng 1000 – 2000 mm/ năm. Trong mùa nắng cần phải tưới nước cho cây, lượng muối NaCl trong nước tưới không quá 3 mg/ lít nước.4. Đất trồngĐất phải có tầng canh tác dày [> 0,6 m] và thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pHnước tốt nhất từ 5,5 – 7. Có hàm lượng hữu cơ cao lớn hơn 3%, không bị nhiễm mặn.II. CÁCH CHỌN GIỐNG VÀ CÁC GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN1. Cách chọn giốngCây cam thường được nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép mắt. Tuy nhiên, một số mầm bệnh như: Tristerza, Greening, Virus và tương tự như Virus… có thể lây lan qua mắt ghép, trong đó nghiêm trọng nhất là bệnh vàng lá Greening.Nên trồng cây giống sạch bệnh được nhân ra và lưu trữ trong nhà lưới hai cửa và mắt ghép lấy từ cây đầu dòng qua sản xuất ở những địa chỉ đáng tin như: Viện, Trường, Trung tâm giống, cơ cơ sở sản xuất có uy tín.Ở những nơi ảnh hưởng mặn với nồng độ 6 – 8% và kéo dài trong 1-2 tháng thì có thể sử dụng các dòng/giống cây có múi chống chịu mặn như: Bòng, Sảnh, Chanh Tàu để làm gốc ghép cho cam sành.2. Đặc tính các giống trồng phổ biếnNhóm cam mật: Các giống thương phẩm có các dạng như sau: Cam mật dạng trái xổm, cam mật dạng trái tròn, cam dây và cam mật muỗng. Trong đó, cam mật dạng trái xổm và dạng trái tròn được ưa chuộng trồng phổ biến do có phẩm chất khá ngon, trái to và khả năng cho năng suất cao. Cam dây có dạng tán rũ, cho trái chùm; cam mật muỗng lá có dạng cầu, trái có phẩm chất kém hơn cam mật. Năng suất trung bình 60 – 80 kg/ cây 5 năm tuổi năm.

Nhóm cam soàn: Đặc tính chung là đỉnh trái có đồng tiền, con tép nhỏ và tương đối ít nước, vị rất ngọt và không chua. Năng suất trung bình 30 – 50 kg/ cây 5 tuổi năm.

Cam sành: Là giống lai giữa cam và quýt. Trái rất to, vỏ trái màu xanh hay xanh vàng, sần sùi không đẹp, bóc vỏ trung bình, thịt màu cam, nhiều nước, phẩm chất ngon, năng suất cam sành thấp. Năng suất trung bình 30 – 40 kg/năm cây 6 năm tuổi.

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

A. Thiết kế vườn

Đào mương lên líp nhằm mục đích xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương thoát và tiêu nước có chiều rộng từ 1 – 2 m, líp có kích thước chiều ngang từ 4 – 6 m. Lên líp có thể áp dụng theo kiểu cuốn chiếu hoặc đắp mô.

Vùng đất có tầng canh tác dầy, mực thuỷ cấp thấp và không bị ảnh hưởng lũ lụt thì có thể lên líp theo kiểu đắp mô. Hàng năm thường có lũ vào tháng 9 – 11 dương lịch, nên vườn cần xây dựng bờ bao để bảo vệ cây trồng.

Khi lập vườn cần chú ý hướng Đông – Tây để thiết kế líp trồng theo hướng Bắc – Nam, khi đó các cây trên vườn sẽ nhận được đầy đủ ánh sáng.

Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với việc thiết lập mới một vườn

trồng cây cam sành. Mục đích của việc trồng cây chắn gió để ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, đồng thời  hạn chế các mức thiệt hại do gió bão gây hại.

Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn, các loại cây sử dụng làm cây chắn gió là: tràm, keo, … Tùy theo từng vùng mà chọn loại cây chắn gió thích hợp và hiệu quả.

  1. Mật độ và khoảng cách trồng

Tùy theo màu mỡ của đất trồng, loại gốc ghép sử dụng và kỹ thuật tỉa cành và tạo tán cho cây mà khoảng cách trồng thay đổi cho phù hợp. Đối với cam sành có thể là 2 m  x 2 m, 2 m x 2,5 m hay 3 m x 3 m.

Trồng dày có ưu điểm là trái cam sành không hạt ít bị nám nắng, tiết kiệm chi phí mua cây để chống cành, trái, năng suất thu hoạch những năm đầu cao. Tuy nhiên, do cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng, cây có khuynh hướng vươn cao gây khó khăn trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh, thu hoạch và năng suất giảm ở các năm sau.

B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1.Thời vụ trồng

Vùng ĐBSCL có thể trồng cây bất kỳ thời điểm nào trong năm, yêu cầu chủ động được nguồn nước tưới. Để tiết kiệm công tưới thì trồng đầu mùa mưa hoặc trồng cuối mùa mưa. Trong trường hợp trồng cây dựa vào qui luật phát sinh và phát triển mật số rầy chổng cánh nhằm tránh sự gây hại của rầy cho cây con thì chọn thời điểm tháng 10 dương lịch.

  1. Chuẩn bị mô và cách trồng

Tùy thuộc vào độ cao của mặt đất [líp] so với mực thủy cấp mà kích thước mô cao 30 – 60 cm và đường kính 80 – 100 cm,  kết hợp 300g vôi trộn đều với đất mặt để làm mô. Nếu không đủ đất để làm đường kính mô thì giai đoạn đầu kích thước mô có thể nhỏ khoảng 60 cm sau đó cần bổ sung thêm khi cây lớn.

Khi trồng, giữa mô cũng đào lổ và trộn đều đất này với các hỗn hợp phân bón gồm: 5 kg phân hữu cơ hoai, 500 gr phân super lân và 200 gr phân NPK [16-16- 8], kế đến dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lổ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao 3 – 5 cm so với mặt mô, sau đó cho toàn bộ hỗn hợp đất này vào xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao ni – lông từ từ  lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước.

Trộn Regent đều với đất trong hố để phòng ngừa côn trùng có thể gây hại bộ rễ non của cây.

Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh. Sau trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con.

Tủ gốc để giữ ẩm trong mùa hè bằng rơm rạ, năng khô và cách gốc khoảng 20 cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn và là nguồn tăng thu nhập cho nông hộ. Khi cây vào thời kỳ kinh doanh thì xu hướng hiện nay ở các nước tiên tiến là giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống xói mòn đất trong mùa mưa.

Tuy nhiên, khi cỏ phát triển mạnh sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây cam sành, vì vậy phải cắt bỏ bớt bằng dao hoặc máy cắt cỏ.

Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước thải.

Cam sành cần tưới nước cho tất cả các giai đoạn phát triển của cây, nhưng đầy đủ nhất là giai đoạn trái phát triển. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho cam sành, vào mùa mưa do lượng mưa không phân bố đều, vì vậy vườn cần phải có mương cống để tiêu nước.

5. Tỉa cành và tạo tán

aTạo tán: Là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ xây dựng cơ bản [từ năm thứ 1 đến năm thứ 2] với mục đích:

Nhằm tạo lập một hình thái cây trồng có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy đủ, đồng thời khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để thuận lợi trong việc quản lý vườn ở hai giai đoạn: kiến hiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.

Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc nhằm tránh ngã đổ, gãy nhánh từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây. Các bước như sau:

Từ vị trí mắt ghép [trên gốc ghép] trở lên khoảng 20 – 30 cm thì bấm bỏ phần ngọn, hay dùng dây kéo uốn cong thân chính 1 gốc 45o  so với gốc ghép, mục đích để các mầm ngủ bung chồi hình thành cành cấp 1. Sau đó chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre hoặc dây ni – lông cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35 – 400.

Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 60 – 80 cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2.

Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15 – 20 cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30 – 350. Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3.

– Cành cấp 2 và cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu hay khống chế những cành quá dài không phân cành. Sau 2 năm  cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.

b. Tỉa cành:

Một trong những đặc điểm của cây cam sành so với những loại cây ăn trái

khác là không có sự khác nhau giữa mầm chồi và mầm trái. Không có sự biến chuyển của chồi trong nhiều năm mà mỗi chồi có thể phát triển trong một năm để tạo mầm hoa và sẽ mang một hay nhiều trái ở cuối cành.

Ba mục tiêu chính của việc cắt tỉa cành đối với cây có múi là:

Tạo cho cây có bộ khung khoẻ mạnh.

Lập những cành mang trái, trẻ, dồi dào sinh lực và phân bố giống nhau trên khung [sườn] và cành mẹ [cành chính].

Thay thế những cành già, lọai bỏ cành sâu bệnh, chết, cành vô hiệu…không có khả năng sản xuất bằng những cành non trẻ sẽ mang trái trong những năm tiếp theo.

Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:

– Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả.

– Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

Để tránh mầm bệnh [tiềm ẩn virus, vivoid…] lây lan sang cây khác, cần phải khử trùng dụng cụ bằng cồn 900 hoặc hơ lửa. Đối với những cành lớn hơn 3 cm thì phải dùng cưa. Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa cần phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín vết cắt nhằm tránh vết thương bị thối tạo điều kiện thích hợp cho côn trùng và mầm bệnh tấn công.

  1. Phân bón và cách bón phân

a. Phân bón thời kỳ kiến thiết cơ bản

Thời kỳ kiến thiết cơ bản [cây 1 – 2 năm tuổi], phân bón được chia làm nhiều đợt [6 – 8] để bón cho cam sành. Sau khi trồng đến 6 tháng tuổi nên dùng phân hoặc phân DAP với liều lượng 20 – 30 g hòa cho tan trong 5 – 10 lít nước để tưới cho một gốc [1 tháng/ lần]. Để bộ rễ của cây phát triển mạnh, trong giai đoạn này cần bổ sung các loại phân bón kích thích phát triển bộ rễ như: Humix, roots… Công thức phân bón 200 g N + 160 g P2O5 + 120 g K2O + 10 kg hữu cơ vi sinh/ năm cho cây cam sành sinh trưởng tốt nhất ở giai đoạn kiến thiết cơ bản [Bảng 1].

Phân bón lá có thể được phun lên cây để hỗ trợ dinh dưỡng giúp cho cây cam sành phát triển tốt hơn, nhất là trong trường hợp nguồn nước tưới bị nhiễm phèn.

Bảng 1: Khuyến cáo liều lượng phân bón cam sành thời kỳ kiến thiết cơ bản

b.Thời kỳ kinh doanh:

Trong giai đoạn cho trái cây cam sành đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn và tỷ lệ NPK của mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Vì vậy có 6 lần bón phân được khuyến cáo trong thời kỳ kinh doanh.

Công thức phân bón cây cam 3 năm tuổi: 450 g N + 350g P2O5 + 450g K2O + 130 g CaO + 5 kg hữu cơ. Trong đó 70% lượng đạm, 50% lượng lân và  67% lượng kali được sử dụng để bón cho giai đoạn nuôi trái. Sau đó hàng năm tăng 20% số lượng phân bón cho cây cam.

* Bón phân đơn tự phối trộn:

Có thể sử dụng phân đơn [Urea, Super lân, Clorua kali] để bón cho cây cam, các giai đoạn bón phân [Bảng 2] như sau:

Bảng 2. Các giai đoạn bón phân thời kỳ kinh doanh

* Bón theo phân NPK chuyên dùng:

Hiện nay trên thị trường đã có bán các loại phân bón vô cơ chuyên dùng cho cây ăn quả rất thuận lợi cho nhà vườn sử dụng. Tùy tuổi cây, tình trạng sinh trưởng, lượng quả đã thu hoạch của năm trước mà liều lượng phân bón gia giảm.

Liều lượng phân bón cho cây cam sành tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, tình trạng sinh trưởng của cây, độ màu mỡ của đất, giống cây, tuổi cây, mật độ, năng suất vụ trước…

Tùy từng điều kiện cụ thể mà quyết đinh lượng phân bón thích hợp cho cây cam sành.

+ Giai đoạn sau thu hoạch trái.

Cây cam sành cần được bón phân NPK có chứa nhiều đạm và lân như: NPK 18 – 12 – 8], NPK [20 – 20 – 15], NPK [16 – 16 – 8] hay NPK [20 – 10 – 10] để giúp cây phục hồi dinh dưỡng đồng thời phát triển bộ rễ mới chuẩn bị nuôi cho đợt trái tiếp theo.

Liều lượng bón cho mỗi cây cam sành tuỳ thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây, độ màu mỡ của đất. Tuy nhiên có thể bón 0,5 – 1 kg phân NPK cho cây 3 – 6 năm tuổi. Việc bón phân hữu cơ trong giai đoạn này là cần thiết, lượng phân hữu cơ có thể 5 – 10 kg/ cây cam sành.

+ Giai đọan trước khi xử lý cây ra hoa.

Nên bón phân có chứa hàm lượng lân và kali cao như: NPK [8 – 24 – 24]; NPK [7 – 17 -12] ; NPK [12 – 18 -15]; NPK [12 – 12 -17]. Việc bón ít đạm, nhiều lân và kali vào thời điểm này sẽ hạn chế cây cam sành ra lá non đồng thời giúp bộ lá trên cây nhanh chóng thuần thục trước khi tiến hành xử lý ra hoa. Liều lượng bón cho mỗi cây tuỳ thuộc tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây, chế độ phân bón trước đó, độ màu mỡ của đất mà quyết định lượng phân gia giảm từ 0,5 – 1 kg NPK/ cây.

+ Giai đoạn đậu trái và trái phát triển.

Sau khi đậu trái 1 tháng, các loại phân bón như: NPK [17 – 10 – 17], NPK [14 – 10 – 17] hay NPK [15 – 9 – 20]  được khuyến cáo sử dụng trong giai đọan này.

Phân bón còn được khuyến cáo bón các thời điểm: 3 tháng, 5 tháng và 7 tháng sau khi đậu trái nhằm tránh hiện tượng rửa trôi của phân bón, đồng thời cung cấp dinh dưỡng kịp thời giúp trái cam sành phát triển. Hằng năm nên bón bổ sung từ 0,5 – 1kg phân bón Ca [NO3]2 để cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch của quả.

+ Giai đoạn trước thu hoạch 2 tháng.

Sử dụng phân KNO3 phun lên trái với nồng độ 0,5 – 1% có thể cải thiện được hiện tượng khô đầu múi và ít nước trong trái cam sành.

Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 10 – 15 cm, rộng 10 – 20 cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân, lấp đất lại và tưới nước.

Cây cam sành ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hoá mầm hoa, vì vậy ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để cây ra hoa đồng loạt.

Ưu điểm của xiết nước:

– Cây ra hoa đồng loạt.

– Tổng thu nhập một lần cao.

– Thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân, thu hoạch.

Nhược điểm:

– Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nước.

– Cây mau già cỏi.

Xử lý ra hoa vụ thuận: Sau khi thu hoạch xong tiến hành vệ sinh vườn  như: Cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh… Sau đó bón phân lần 1 với liều lượng tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây. Trong một số trường hợp, người ta bỏ đợt bón lần 1 vì bón lần I cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa sau này [hoa sẽ ra muộn hơn nên dẫn đến việc thu hoạch muộn].

– Sau đó cây được bón phân lần 2, đến 15/2 dương lịch ngưng tưới nước [có thể kết hợp với vét bùn lên líp một lớp dày 2 – 3 cm], mực nước trong mương ở mức thấp nhất trong năm [Chú ý: mực nước phải trên tầng phèn tiềm tàng], khoảng  20 – 25 ngày [nếu có vét bùn thì biểu hiện là mặt bùn khô, nứt nẻ] thì tiến hành tưới trở lại, mỗi ngày 2 – 3 lần và tưới liên tục 3 ngày.

Đến ngày thứ 4, tưới nước mỗi ngày/lần. 7 – 15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa, thời gian này ngày tưới ngày nghỉ, 10 – 15 ngày sau khi cây trổ hoa sẽ rụng cánh hoa [đậu quả]. Biện pháp kỹ thuật này sẽ thu hoạch vào tháng 1 – 2  dương lịch của năm sau.

Xử lý ra hoa vụ nghịch: Thông thường nông dân muốn bán cam sành vào vụ nghịch [mùa nắng] nên phải xử lý ra hoa vào tháng 7 – 9 dương lịch, tuy nhiên các tháng này rơi vào mùa mưa nên rất khó xử lý ra hoa bằng cách tạo khô hạn. Có 2 cách để xử lý ra hoa nghịch vụ:

– Trong mùa mưa thì dùng tấm nylon che phủ chung quanh gốc cây và líp kết hợp với rút nước trong mương ra cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý cam ra hoa hoặc lợi dụng hạn Bà Chằn [tháng 7 âm lịch] để xử lý ra hoa vụ nghịch. Tuy nhiên tỷ lệ ra hoa thành công không cao như trong mùa nắng.

– Có thể dùng Paclobutrazol ở liều lượng 2,5 – 5 g a.i/ cây [tùy theo tuổi cây và đường kính của cây mà tăng giảm liều lượng] tưới xung quanh gốc hoặc phun lên cây ở nồng độ 1000 – 2000 ppm cũng có khả năng giúp cây cam ra hoa.

Hoặc dùng Ethrel 500 ppm phun lên lá hoặc tưới gốc. Trước và sau khi xử lý hóa chất cũng cần giảm dần lượng nước tưới và khi cây ra hoa thì tưới nước trở lại.

Việc sử dụng hóa chất để xử lý ra hoa cho cây cam cần phải thận trọng vì có thể ảnh hưởng nguy hại cho cây, nên làm thử nghiệm trên một vài cây ở các nồng độ từ thấp đến cao từ đó rút ra kinh nghiệm trước khi quyết định sử dụng rộng rải trên trên vườn.

Các yếu tố liên quan để việc xử lý ra hoa cam sành được thành công:

        + Cây phải được trồng trên mô đất cao và vườn phải có hệ thống tưới tiêu [ĐBSCL] để chủ động nguồn nước khi tạo khô hạn thì đất nhanh khô ráo, giúp việc cây phân hóa mầm hoa tốt hơn.

+ Khoảng cách trồng quá dày [< 2 m x 2 m] sẽ gây khó khăn trong việc tạo khô hạn nhân tạo cho cây cam.

+ Đất quá ẩm cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây cam sành. Bên cạnh đó, thời gian tạo khô hạn phải tương đối đủ để cây phân hóa mầm hoa.

+ Trước giai đoạn xử lý ra hoa, cây không được bón quá nhiều phân bón có hàm lượng đạm [N] cao.

+ Trong thời gian xử lý ra hoa trên cây cam không được mang quá nhiều trái hoặc trái đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

+ Cành vượt phải được tỉa bỏ thường xuyên và trên cây không có nhiều chồi non

Bón phân NPK có hàm lượng lân và kali cao trước khi xử lý ra hoa, bên cạnh nên phun phân bón lá có chứa các nguyên tố vi lượng Cu, B, Zn để tăng tỷ lệ ra hoa và đậu trái trên cam sành.

  1. Khắc phục hiện tượng rụng trái non

Vườn phải trồng cây chắn gió, tưới nước, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời và phun các chế phẩm [trong thành phần có chứa NAA, GA3] như: Thiên Nông, Retain,… để chống rụng quả non khi trái có đường kính 0,3 – 0,5 cm. Hoặc sử dụng NAA ở liều lượng 15 – 30mg/lít phun vào các thời điểm trước khi cây nở hoa, 30% hoa nở và cây vừa đậu quả cũng làm hạn chế sự rụng trái non trên cây có múi.

Video liên quan

Chủ Đề