KHTN lớp 6 Bài 24: Đa dạng sinh học

Với giải bài tập KHTN lớp 6 Bài 24: Đa dạng sinh học sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 6. 

Kể tên các sinh vật có trong hình 24.1 mà em biết và nêu môi trường sống của chúng.

Trả lời:

  • Cá, sứa, san hô: môi trường dưới nước
  • Gấu, con người, cây cối: môi trường trên cạn
  • Bướm, ong, chim: môi trường bầu trời 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1/ Quan sát hình 24.2 và nhận xét sự đa dạng sinh học ở mỗi khu vực

    Giải thích tại sao có khu vực đa dạng sinh học cao nhưng có khu vực lại có đa dạng sinh học thấp

=> Xem hướng dẫn giải

1/ Lấy ví dụ chứng minh vai trò của đa dạng sinh học sau đây: 

  • Cung cấp nhiên liệu, gỗ, dược liệu, thực phẩm: 
  • Tham quan du lịch sinh thái
  • Nơi học tập, nghiên cứu sinh vật

=> Xem hướng dẫn giải

1/ Lấy ví dụ về nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả

2/ Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học?

    Lấy ví dụ về một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

    Kể tên một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam.

3/ Tìm hiểu và kể tên những loài đang bị suy giảm về số lượng. Nêu nguyên nhân và biện pháp bảo vệ các loài đó.

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách cánh diều lớp 6, khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều, giải khoa học tự nhiên 6 sách mới, bài 24 khoa học tự nhiên việt nam sách cánh diều, sách cánh diều nxb sư phạm

[Cánh diều] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 24: Đa dạng sinh học

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 24: Đa dạng sinh học hay nhất, chi tiết được biên soạn bám sát sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

I. Đa dạng sinh học là gì?

- Đa dạng sinh học được thể hiện bằng nhiều đặc điểm, trong đó có sự đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài và đa dạng về môi trường sống.

II. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn

- Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong tự nhiên như:

+ Điều hòa khí hậu

+ Phân hủy chất thải

+ Làm chỗ ở cho các sinh vật khác

+ Bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước

- Vai trò trong thực tiễn:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm

+ Cung cấp các giống vật nuôi, cây trồng

+ Cung cấp vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu

III. Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học

- Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học, điển hình là:

+ Cháy rừng

+ Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật

+ Sử dụng đất rừng, mặt nước sang mục đích khác

- Hậu quả:

+ Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật

+ Ảnh hưởng đến nguồn lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, dược liệu

- Biện pháp bào tồn:

+ Thành lập các khu bào tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các vường quốc gia

+ Ban hành các luật và chính sách nhằm ngăn chặn phá rừng

+ Cấm săn bắt bừa bãi các loài động vật quý hiếm

+ Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 24: Đa dạng sinh học - Cánh diều hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Khoa học tự nhiên 6.

Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 131

Giải bài tập SGK KHTN Lớp 6 Bài 24: Đa dạng sinh học giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi phần mở đầu, hình thành kiến thức và phần luyện tập vận dụng sách Cánh diều 6. Đồng thời hiểu được kiến thức về vai trò, đặc điểm của đa dạng sinh học

Soạn Khoa học tự nhiên 6 Bài 24 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 131 →133. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn KHTN. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

❓ Quan sát hình 24.2 và nhận xét sự đa dạng sinh học ở mỗi khu vực

Giải thích tại sao có khu vực đa dạng sinh học cao nhưng có khu vực lại có đa dạng sinh học thấp

Gợi ý đáp án

Hình 24.2 có sự đa dạng sinh vật khác nhau. Có sự khác nhau đó là vì ở các khu vực khác nhau, có khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, đặc trưng môi trường khác nhau.

II. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn

❓ Lấy ví dụ chứng minh vai trò của đa dạng sinh học sau đây:

  • Cung cấp nhiên liệu, gỗ, dược liệu, thực phẩm:
  • Tham quan du lịch sinh thái
  • Nơi học tập, nghiên cứu sinh vật

Gợi ý đáp án

  • Cung cấp nhiên liệu, gỗ, dược liệu, thực phẩm: cá, thịt, rau củ, hoa quả,…
  • Tham quan du lịch sinh thái: các vườn quốc gia, rừng, đồi, núi, biển, đảo, vịnh…
  • Nơi học tập, nghiên cứu sinh vật: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển,…

III. Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học

 ❓ Lấy ví dụ về nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả

Gợi ý đáp án

Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học: cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mặt nước thành đất nông nghiệp, xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông, thủy điện…

Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học?

Lấy ví dụ về một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Kể tên một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam.

Gợi ý đáp án

  • Cần bảo tồn đa dạng sinh học vì: Suy giảm đa đạng sinh học sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật; ảnh hưởng nguồn lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, dược liệu,… Do đó cần phải bảo tôn đa dạng sinh học, góp phần bảo tôn sự phong phú và đa dạng của các loài.
  • Một số biện pháp bảo tồn đa đạng sinh học như: Thành lập các khu bảo tôn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyền, các vườn quốc gia; Ban hành các luật và chính sách nhằm ngăn chặn phá rừng, cấm săn bắt bừa bãi các loài động vật quý hiếm; Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học.
  • Một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam:

+ Vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên, Tam Đảo…

+ Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé,…

+ Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, Khu dự trữ sinh quyển Langbian…

❓ Tìm hiểu và kể tên những loài đang bị suy giảm về số lượng. Nêu nguyên nhân và biện pháp bảo vệ các loài đó.

Gợi ý đáp án

  • Những loài đang bị suy giảm về số lượng: báo đốm, đười ươi, voi, khỉ đột, cá heo, loài nai Java, hươu đồng lầy Nam Mỹ, tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, hươu sao Việt, hổ, tê tê, trâu rừng, dê núi, cầy, chồn, khỉ, voọc…
  • Biện pháp: bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên di truyền, tuyên truyền việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã. Khuyến khích, động viên nhân dân tham gia phát hiện, ngăn chặn nạn vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ vi phạm xảy ra

Cập nhật: 19/10/2021

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề