Khu công nghệ cao Hòa Lạc địa chỉ

Khu Công nghệ cao Hoà Lạc là khu Công nghệ cao quốc gia được Thủ tướng Chính phủ thành lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể tại Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12/10/1998 với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế khu vực và cả nước. Với vị trí chiến lược và hỗ trợ đầu tư phát triển mạnh mẽ từ Đàng và Nhà nước, khu công nghệ cao Hòa Lạc kỳ vọng trở thành hình mẫu kinh tế thu nhỏ của Việt nam trong tương lai, một thành phố khoa học và công nghệ sinh thái thông minh: là nơi thu hút và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của các nhà đầu tư trong nghiên cứu phát triển, đào tạo, ươm tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong 04 lĩnh vực: Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Công nghệ vật liệu mới và Công nghệ tự động hóa; là môi trường lý tưởng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia trong nước và quốc tế đến sinh sống, làm việc và phát triển, nâng cao năng lực nội sinh về khoa học công nghệ, tạo điểm đến cho các phát minh, sáng chế mang thương hiệu quốc gia; là đầu mối kết nối và thúc đẩy sự hợp tác giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt và cũng là nơi để kết nối và giao thương giữa Việt Nam với khu vực và trên thế giới.

AMILAND – Bất động sản công nghiệp hân hạnh giới thiệu tới quý khách hàng thông tin chi tiết về khu công nghệ cao Hòa Lạc. Cụ thể như sau: 

Vị trí chiến lược:

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc nằm giữa các dự án trọng điểm của quốc gia như: Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội, Làng Văn Hóa các Dân tộc Việt Nam, Khu sinh thái Ngọc Liệp, Khu đô thị Đồng Xuân – Tiến
Xuân,…Ngay bên cạnh dự án của Đại học Quốc gia Hà Nội với quy mô tính là 60.000 sinh viên, 3500 học sinh chuyên và khoảng 6550 cán bộ, nhân viên.

Khu CNC Hòa Lạc rất gần trung tâm thành phố Hà Nội [30 phút di chuyển]. Một số thông tin về giao thông và kết nối:
– Kết nối với trung tâm thành phố Hà Nội bằng Đại lộ Thăng Long [6 làn xe, tốc độ cao];
– Sân bay quốc tế Nội Bài: khoảng 1 giờ di chuyển. Trong tương lai Hà Nội dự kiến đầu tư thêm 1 sân bay quốc tế, trên cơ sở nâng cấp một sân bay sẵn có tại khu vực Hòa Lạc;
– Về cảng biển: đường giao thông kết nối đến cảng quốc tế Hải Phòng, Cảng Cái Lân rất thuận lợi, di chuyển trong khoảng thời gian từ 2h đến 3h;
– Khoảng cách với các Khu Công nghiệp lớn phía bắc Việt Nam: tương đối gần, vị trí của Hòa Lạc có thể gọi là trung tâm, các Khu công nghiệp lớn được xây dựng xung quanh với bán kính trong khoảng 100 km, thuận lợi cho kết nối giữa nghiên cứu – triển khai và sản xuất hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ;
– Đường sắt trên cao kết nối Khu CNC Hòa Lạc và Trung tâm Hà Nội đang có kế hoạch xây dựng với mục tiêu vận hành vào năm 2026;
– Hệ thống xe Buýt: Hà Nội có 02 tuyến xe Buýt [tuyến số 74 và số 107] hoạt động với tần suất 15-20 phút/chuyến kết nối với Khu CNC Hòa Lạc và sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Hạ tầng kỹ thuật:

Cấp nước
– Từ hệ thống cấp nước Sông Đà – Hà Nội, qua hệ thống trạm bơm tăng áp 43.000m3/ngày đêm và 8.000m3/ngày đêm

Cấp điện
– Toàn bộ hệ thống điện động lực và chiếu sáng được cấp từ trạm biến áp 110 Thạch Thất, Công suất 3 máy 63MVA đến ranh giới dự án qua các tủ RMU.

– Từ trạm biến áp 110/35/22kV 3x63MVA và trạm biến áp 110/22kV 2x63MVA

Thông tin liên lạc
– Hệ thống thông tin liên lạc bao gồm các loại hình viễn thông, internet…được cung cấp và quản lý bởi tập đoàn VNPT. Công suất 300.000 đầu số.

Xử lý nước thải
– Toàn bộ nước thải được xử lý tại nhà máy xử lý nước thải công suất 42.000 m3/ngày đêm để xử lý đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra môi trường.

Quản lý chất thải rắn
– Chất thải rắn sau khi thu gom tại chỗ, được thu gom vận chuyển đến nơi xử lý tập trung.

Quản lý môi trường
– Các dự án theo quy mô và loại hình cần được đánh giá tác động môi trường, đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và thực hiện các biện pháp quản lý để đạt được các tiêu chí sản xuất sạch, thân thiện môi trường.

Định hướng phát triển
Khu công nghệ cao Hoà Lạc có hệ thống hạ tầng hiền đại và đồng bộ theo xu hướng khu đô thị mở, xanh và phát triển bền vững Phát triển thành một thành phố khoa học và công nghệ, sinh thái và thông minh, bao gồm một chuỗi các hoạt động: từ đào tạo, ươm tạo đến nghiên cứu, thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu và cuối cùng là sản xuất, cùng đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ.

Nguồn nhân lực:

Khu CNC Hòa Lạc có các trường đại học lớn đã và đang đầu tư cơ sở hoạt động, bao gồm:

– Đại học FPT đã vận hành, duy trì số lượng khoảng trên 8.000 sinh viên sinh sống và học tập, nghiên cứu tại Khu. Hiện nay đang mở rộng để tiến tới đào tạo 12.000 sinh viên, nghiên cứu viên tại Khu CNC Hòa Lạc; – Đại học Việt – Pháp: đang chuẩn bị đầu tư xây dựng với quy mô 10.500 sinh viên, nghiên cứu sinh. Đây là một trong các dự án trọng điểm của Việt Nam về xây dựng một đại học tầm quốc tế; – Đại học Văn Lang: Hiện nay đang chuẩn bị đầu tư xây dựng với quy mô 15.000 sinh viên, nghiên cứu viên tại Khu CNC Hòa Lạc.

 Đại học Quốc gia Hà Nội: Nằm bên cạnh Khu CNC Hòa Lạc, với diện tích 1000 ha đang được xây dựng với quy mô 60.000 sinh viên vào năm 2030.


Như vậy, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn nhân lực và nhân lực công nghệ cao cho các nhà đầu tư vào đầu tư tại Khu CNC Hòa Lạc. Ngoài ra, với ưu thế cách trung tâm Hà Nội 30 phút di chuyển, nhu cầu chung về nguồn nhân lực của các nhà Đầu tư được đáp ứng một cách đầy đủ, thuận lợi và khá phong phú, đa dạng.

Cơ chế ưu đãi đầu tư

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với các dự án đầu tư mới. – Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn tối đa 30 năm đối với phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới có quy mô vốn từ 4000 tỷ đồng trở lên.

– Miễn 100% số thuế phải nộp trong 04 năm đầu tiên kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.

Lưu ý: Thời gian miễn, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế. Trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong 03 năm đầu kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn, giảm thuế được tính từ năm thứ 4.

2. Thuế nhập khẩu

– Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án – Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

– Miễn thuế trong thời hạn 05 năm kể từ ngày sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

AMILand – Bất động sản công nghiệp
Vpgd: Tầng 4, Số 7A Phố Mạc Thị Bưởi, P Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tel/Fax: 0243. 833 2626                 – Mobile: 0934 776633 / 0904 927888
E.mail:   –Website:www.amiland.vn/ www.datkhucongnghiep.com.vn

Trân Trọng Cảm Ơn Quý Khách Hàng !

Đọc thêm: Danh sách các hạng mục công nghệ cao được ưu tiên tại Việt Nam

I. THÔNG TIN PHÁP LÝ VÀ QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC

Ngày 12/10/1998, Khu công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập theo Quyết định số 198/1998 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích quy hoạch ban đầu khoảng 1650 ha thuộc địa giới hành chính của tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội. Ngày 27/05/2016, Khu công nghệ cao Hòa Lạc được Thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 đến năm 2030. Theo đó, diện tích khu công nghệ cao được điều chỉnh còn 1.586 ha, được chia thành 2 khu vực Phía Bắc Đại Lộ Thăng Long khoảng 1.262,2 ha và Phía Nam Đại Lộ Thăng Long khoảng 323,7 ha, thuộc phạm vi, ranh giới hành chính địa bàn huyện Quốc Oai và huyện Thạch Thất, Hà Nội. Đồng thời, KCNC được quy hoạch với 11 phân khu chức năng bao gồm: Khu giáo dục và đào tạo [123,53 ha]; Khu Nghiên cứu và triển khai [263,15 ha]; Khu phần mềm [55,93 ha]; Khu công nghiệp công nghệ cao [391,01 ha]; Khu Trung tâm [43,14 ha]; Khu Hỗn hợp [80,12 ha]; Khu Nhà ở [75,5 ha]; Khu giải trí và thể dục thể thao; Hồ Tân Xã và vùng đệm; Giao thông và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật; Cây xanh...trong đó Khu công nghiệp công nghệ cao là nơi tập trung các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ cao và kho ngoại quan


Về tính chất, KCNC Hòa Lạc được định hướng xây dựng với mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao của Quốc gia, tập trung phát triển, thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao như:  Công nghệ thông tin; viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện tử, chế tạo máy móc, vật liệu mới; phát triển năng lượng mới và các sản phẩm công nghệ cao khác thuộc danh mục được khuyến khích phát triển. 
Về vị trí liên kết vùng, khu công nghệ cao Hòa Lạc tiếp giáp với trục Đại Lộ Thăng Long, kết nối trực tiếp tới trung tâm Hà Nội. Đồng thời, KCNC nằm gần với các tuyến cao tốc 21, tuyến đường sắt nội vùng chạy dọc Đại Lộ Thăng Long, Tỉnh lộ 420, các tuyến đường đô thị... giúp KCNC Hòa Lạc kết nối thuận tiện với khu vực dân cư, nội đô và các đô thị vệ tinh
Về ưu đãi đầu tư, Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội được hưởng ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế, đất đai, thủ tục đầu tư.

Hệ thống đường giao thông nội khu: các tuyến đường liên kết các phân khu chức năng trong khu CNC Hòa Lạc có mặt cắt từ 11 m - 58 m được thiết kế với nhiều làn xe và được bố trí hợp lý giúp việc di chuyển giữa các phân khu chức năng trong nội khu vô cùng thuận tiện

Hệ thống cấp điện: Việc cấp điện cho KCNC Hòa Lạc được đảm bảo bởi 03 nguồn, tùy thuộc theo từng giai đoạn. Giai đoạn 1, dự án sử dụng nguồn điện được cấp từ tạm biến áp 110/22 KV Hòa Lạc số 1 có công suất 2*63 MVA. Giai đoạn 2, xây dựng trạm biến áp phụ tải 110/22KV Hòa Lạc 2 có công xuất 2*40 MVA. Giai đoạn 3, xây dựng nguồn cấp điện thứ 2 thông qua trạm biến áp Hòa Lạc 220/110 KV với công suất 3*250 MVA

Hệ thống cấp nước: Nguồn nước phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất tại khu công nghệ cao Hòa Lạc được lấy từ tuyến ống truyền tải nước sông Đà chạy dọc theo Đại lộ Thăng Long với tiêu chuẩn vận hành, quản lý của Nhật Bản

Hệ thống thông tin liên lạc: Xây dựng tổng đài với dung lượng khoảng 300.000 đầu số, chất lượng đường truyền cao và có thể mở rộng dung lượng. Đồng thời, hệ thống thông tin liên lạc được bố trí sẵn dọc theo các tuyến giao thông trong khu công nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải: toàn bộ nước thải sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc được xử lý thông qua hệ thống XLNT tập trung và đạt tới chuẩn A trước khi xả thải ra môi trường. Trong đó, Khu công nghệ cao 1 được xây dựng hệ thống xử lý nước thải có công suất 42.000 m3/ngày đêm, phục vụ việc xử lý cho cả khu vực phía Bắc và phía Nam của Đại lộ Thăng Long; Khu công nghệ cao 2 được xây dựng hệ thống xử lý nước thải số 2 với công suất 8.000 m3/ngày đêm khi hệ thống xử lý khu 1 đã đạt đủ lưu lượng nước thải theo thiết kế

Hệ thống thoát nước mưa: được bố trí riêng rẽ với hệ thống nước thải, chia thành 6 khu vực thoát nước chính với hướng thoát về sông Tích nằm ở phía Đồng khu công nghiệp nhằm giải quyết tốt các hoạt động công tác chống ngập cục bộ trong khu công nghệ cao khi xảy ra mưa lớn


Hiện nay, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, khu công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được trên  100 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư đạt gần 100.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 60 dự án đã đi vào hoạt động và có 14 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các dự án tiêu biểu đang hoạt động trong khu công nghệ cao Hòa Lạc có thể kể đến như: Dự án sản xuất linh kiện của động cơ máy bay của Công ty TNHH Hanwha AeroSpace với tổng số vốn đầu tư trên 200 triệu USD; Dự án sản xuất mô tơ điện một chiều của NIDEC [Nhật Bản] với số vốn đầu tư hơn 200 triệu USD; Dự án sản xuất điện thoại và các thiết bị điện tử  Vinsmart; Dự án nghiên cứu triển khai động cơ xe ô tô của NISSAN...và hàng loạt dự án lớn khác. 


[Hình ảnh của một vài dự án đang hoạt động trong khu công nghệ cao Hòa Lạc]

XEM THÊM ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN

Video liên quan

Chủ Đề