Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết

BBC News, Tiếng Việt

Bỏ qua để xem nội dung

  • Tin chính
  • Việt Nam
  • Thế giới
  • Diễn đàn
  • Kinh tế
  • Nhịp sống mới
  • Thể thao
  • Video

Khủng bố 11/9: 102 phút làm thay đổi nước Mỹ và thế giới

9 tháng 9 2021

Thứ Ba, 11/9/2001, nước Mỹ đã bị tấn công khủng bố. Trong 102 phút, gần 3.000 người đã thiệt mạng.

Ngày 11/9/2001, 19 tên khủng bố al-Qaeda đã cướp 4 máy bay thương mại nhằm tấn công hàng loạt các địa điểm mang tính biểu tượng của nước Mỹ.

Hai chiếc máy thuộc 2 chuyến bay của American Airlines United United Airlines đã đâm vào Tòa Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Chỉ trong vòng 102 phút, cả hai tòa tháp cao 110 tầng đã đổ sập.

Chiếc máy bay thứ 3, chuyến bay 77 của American Airlines, đã đâm vào Lầu Năm Góc (trung tâm của Bộ Quốc phòng Mỹ) tại Bang Virginia.

Chiếc máy bay thứ 4, chuyến bay 93 của United Airlines, được cho đã hướng tới mục tiêu là Tòa nhà Quốc hội Mỹ cuối cùng đã rơi xuống một cánh đồng ở ngoại ô Thành phố Shanksville, Bang Pennsylvania, sau khi các hành khách dũng cảm khống chế nhóm không tặc.

Năm 2004, Ủy ban điều tra vụ khủng bố ngày 11/9 của Quốc hội Mỹ kết luận rằng âm mưu khủng bố thành công là thất bại về mặt tình báo, đặc biệt là sự thiếu thông tin liên lạc giữa các cơ quan tình báo và thực thi luật pháp trong nước. Báo cáo năm 2004 cũng chỉ ra nhiều nhược điểm trong hệ thống quản lý an ninh di trú và hàng không cũng như việc nắm bắt các nguy cơ về khủng bố xuyên quốc gia.

Từ đó, Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Mỹ được thành lập với nhiệm vụ điều phối và kết nối hoạt động giữa Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ (CIA), Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và các cơ quan tình báo khác. Báo cáo cũng cho biết Iraq không liên quan đến vụ tấn công khủng bố, riêng kết luận Saudi Arabia không có liên quan đã làm nổ ra cuộc tranh cãi cho đến tận ngày nay.

Phản ứng sau tấn thảm kịch, nước Mỹ đã tiến hành “cuộc chiến tranh chống khủng bố” – bao gồm cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Thêm nhiều mạng sống đã mất đi.

Vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã thay đổi tiến trình lịch sử của nước Mỹ và cả thế giới.

'Kiến trúc sư trưởng' vụ khủng bố 11/9 lọt lưới FBI như thế nào?

Gia đình nạn nhân vụ 11/9 nói Biden 'tránh xa' các sự kiện tưởng niệm

'Tôi viết hồi ký truyện tranh từ trải nghiệm 11/9'

Gần 10.000 người mắc ung thư, trong số này có 420 người đã qua đời, vì hít phải bụi độc do vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 gây ra.

Số liệu thống kê trên do Chương trình sức khỏe Trung tâm thương mại thế giới - một chương trình của chính phủ Mỹ chuyên trợ giúp y tế cho các nạn nhân 11/9, đưa ra.

Theo đó, có tổng số 9.795 người, gồm cả rất nhiều người có phản ứng đầu tiên với vụ tấn công, mắc bệnh ung thư liên quan tới vụ nước Mỹ bị tấn công khủng bố cách đây 17 năm.

John Feal, thuộc Quỹ Feal Good - chuyên vận động cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ 11/9 nói với báo New York Times: "Vụ 11/9 vẫn đang giết người. Đáng buồn là cộng đồng những người hùng, những nạn nhân sống sót vốn đã mong manh lại đang sụt giảm từng ngày".

Số lượng người mắc bệnh ung thư liên quan tới vụ 11/9 đã tăng mạnh kể từ khi chương trình sức khỏe của chính phủ Mỹ bắt đầu lần theo các vụ việc từ năm 2013. Được biết, bệnh ung thư chỉ phát tác nhiều năm sau khi nhiễm các chất độc.

Michael Crane, giám đốc y tế của Chương trình y tế WTC tại bệnh viện Sinai ở New York nói: "Mỗi tuần Chúng tôi tiếp nhận từ 15-20 ca được chuyển tới".

Mối liên quan giữa việc nhiễm chất độc từ vụ tấn công ngày 11/9/2001 nhằm vào New York và các bệnh nghiêm trọng đã được ghi nhận từ nhiều năm.

Theo một nghiên cứu được công bố khoảng một năm sau khi nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9, nhiều nạn nhân bị mắc cái gọi là "Ho Trung tâm thương mại thế giới". Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh tới việc những người có phản ứng đầu tiên với vụ tấn công bị bệnh về đường hô hấp.

Nghiên cứu cũng cho thấy, các nhân viên cứu hộ trong vụ 11/9 có tỷ lệ ung thư da, ung thư tuyến giáp và bàng quang cao. Ngoài ra, các nạn nhân may mắn sống sót sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng cũng có tỷ lệ ung thư vú và ung thư hệ bạch huyết cao.

Vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 nhằm vào Trung tâm thương mại thế giới ở New York và Lầu Năm Góc ở Virginia, làm 2.966 người thiệt mạng ngay lập tức. Ngoài ra, có 6.000 người khác bị thương.

Vụ tấn công do 19 thành viên của tổ chức khủng bố Al Qaeda thực hiện. Nhóm này cướp 4 chiếc máy bay thương mại chở khách và lao vào mục tiêu định sẵn.

Một máy bay đâm xuống Shanksville, Pennsylvania, sau khi các hành khách chiếm buồng lái trước khi nó tới được mục tiêu tấn công.

Hoài Linh

Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết

Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo, một nghi phạm có liên quan đến các vụ tấn công khủng bố Mỹ ngày 11/9/2001 vừa bị bắt giữ ở Syria.

Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết

Nhiều chuyên gia cho rằng không phải ngẫu nhiên mà trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden hay al-Qaeda lại chọn ngày 11/9 để khủng bố nước Mỹ.

Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa tiết lộ những bức ảnh do các nhà điều tra chụp tại Lầu Năm Góc sau vụ tấn công khủng bố 11/9.

Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết

Bí ẩn cuối cùng về thảm họa nước Mỹ bị tấn công khủng bố đang mở rộng, các chuyên gia nghiên cứu về sự sụp đổ của tòa tháp thứ 3 Trung tâm thương mại thế giới nói.

Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết

Trong đêm tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng bố 11/9 vừa qua tại New York (Mỹ), trên bầu trời xuất hiện một hiện tượng kỳ thú, đó là một bóng dáng trông như ‘thiên thần’ đang nhìn xuống nhân loại.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố các ngày từ 10 đến 12-9 năm nay là Ngày tưởng nhớ nhân kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố kinh hoàng 11-9-2001. Ngày này được cả thế giới nhớ đến, bởi lúc đó họ đã vô cùng sững sốt khi chứng kiến thảm kịch xảy ra tại thành phố New York. Cuộc sống của những người sống sót từ đó được chia ra thành hai thời điểm khác nhau, trước và sau sự kiện.

Hiện nay Walter Masterson làm thuyền trưởng của một chiếc du thuyền. Tuy nhiên 20 năm về trước, ông từng là một lập trình viên giỏi, làm việc tại trung tâm Manhattan, nơi được mệnh danh là biểu tượng thành đạt của New York và giấc mơ Mỹ. Tuy nhiên, trong vài tháng sau thảm kịch xảy ra, ông không thể thốt lên lời nào về chấn thương của mình, thậm chí nhiều năm sau đó ông cũng không thể nào quên được ngày 11-9 kinh hoàng đó.

Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Tòa tháp đôi tại New York bốc cháy ngùn ngụt sau khi bị máy bay đâm vào. Ảnh: AFP/Spencer Platt.

“Lúc ấy tôi nghĩ, những kẻ tấn công đang làm nổ tung tòa tháp thứ nhất, trần nhà sẽ đổ sập ngay bây giờ và cần phải làm gì đó. Vậy là tôi chui xuống gầm bàn, nhưng sau đó thì nghĩ, nếu trần nhà sập xuống thì chắc chắn chiếc bàn này cũng sẽ không cứu được”, Walter Masterson kể lại.

Trong tòa tháp thứ nhất này, ngay tầng bên dưới, tại thời điểm đó cũng có một lập trình viên khác là Igor Ratmansky đang làm việc. Hiện ông đã chuyển sang làm thanh tra viên cho tàu điện ngầm thành phố.

“Tôi đang đi dọc hành lang, liền có cảm giác như đang xảy ra động đất, lập tức nhìn ra ngoài cửa sổ tôi thấy có thứ gì đó từ trên trời lao xuống. Một đồng nghiệp của tôi hét lên: Tất cả hãy rời khỏi đây!”, Igor Ratmansky nhớ lại.

Cả Walter Masterson và Igor Ratmansky đều không thể lý giải được làm sao mà họ lại sống sót. Cả hai người cùng làm một nghề, số phận của họ giống nhau đến kinh ngạc, mặc dù trước đó họ chưa từng gặp mặt nhau. Nhưng hiện giờ họ có chung một ký ức khủng khiếp nhất về sự kiện hôm đó.

Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Mọi người tháo chạy khỏi đống đổ nát. Ảnh: Suzanne Plunkett, AP.

“Nhiều người rơi xuống và va đập khi chạm đất. Mọi người ngồi trên bậu cửa sổ, rồi sau đó một lúc họ bắt đầu nhảy xuống. Một số thậm chí còn nắm tay nhau cùng rơi”, Walter Masterson chia sẻ thời khắc đáng sợ của thảm kịch.

Chiếc máy bay thứ hai lao vào theo đường bay nghiêng. Bên trong một cầu thang của tòa nhà mọi người chen lấn nhau để chạy xuống dưới. Trong khi đó, chiếc máy bay thứ nhất đã đâm xuyên qua tòa tháp phía Bắc và tại đó có những người đang mắc kẹt ở các tầng trên.

Hai mươi năm qua, Igor Ratmansky luôn né tránh trả lời báo chí về những gì đã xảy ra. Đến nay ông vẫn chưa thể lấy lại sức lực và cũng chưa hề quay trở lại nơi từng xảy ra thảm kịch.

“Mọi người xung quanh khóc nức nở, có một cảnh sát đi ngang qua, tôi liền hỏi: “Tòa tháp thứ hai ở đâu vậy?” Và rồi tòa nhà bắt đầu đổ sụp xuống như trong một bộ phim đáng sợ… Tôi thường tắt tivi khi trên màn hình chiếu lại những hồi ức ngày 11-9. Tôi không thể nào xem được”, Igor Ratmansky chia sẻ.

Trên hai lục địa, người ta bày tỏ sự đau xót đối với những nạn nhân của thảm kịch đến từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Tại quận Brooklyn của thành phố New York, cộng đồng người Nga đã dựng tượng đài ghi tên những người nói tiếng Nga tử nạn trong vụ khủng bố, trong đó có Alexander Lygin, lập trình viên tài năng gặp nạn khi mới 28 tuổi.

Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Khủng bố 11/9 có bao nhiêu người chết
Bức tường tưởng niệm những người lính cứu hỏa tử nạn trong vụ khủng bố ngày 11-9-2001. Ảnh: Marina Volosevich

Lúc đó Alexander đang chuẩn bị cho đám cưới của mình sẽ diễn ra vào tháng 10. Nhưng ngày định mệnh ấy đã thay đổi cuộc đời của tất cả mọi người. Ngay sau khi máy bay đâm vào tòa tháp thứ nhất, Alexander đã gọi điện cho Anna và nói rằng, mọi thứ đều ổn với anh. Thế nhưng từ đó, anh đã không bao giờ trở về nhà nữa.

“Alexander lẽ ra đã không có mặt ở đó. Sáng hôm đó anh ngủ quên và trễ giờ làm. Vì thế, chúng tôi đã gom tiền lẻ để anh ấy đi taxi cho kịp đến cơ quan. Nếu như hôm đó không đi taxi, thì anh đã đi bằng tàu điện ngầm và có thể đã đến muộn hơn. Nhưng thật không may, anh ấy đã đến đúng lúc xảy ra thảm kịch”, cô Anna Klekl, vợ sắp cưới khi đó của lập trình viên Alexander Lygin, nhớ lại.

Vào lúc 9 giờ 37 phút sáng, chiếc máy bay thứ ba đâm vào cánh phía tây của Lầu Năm Góc. Trong khi đó, hành khách của chiếc máy bay thứ tư đã chống trả những kẻ khủng bố, và lúc 10 giờ 3 phút nó rơi xuống một cánh đồng ở bang Pennsylvania. Lúc ấy con gái của lập trình viên Igor Ratmansky đang theo học tại đó. Mọi tin tức về sự kiện này, ông chỉ còn nhớ được qua lời kể của những người chứng kiến.

Hơn một triệu tấn bê tông và thép đã bị đổ sập và vỡ vụn. Chất độc amiăng và chì vẫn còn lưu lại trong không khí thêm vài tuần sau đó. Số nạn nhân trong các tòa tháp bị sập là gần 3.000 người. Hai mươi năm trôi qua, đến nay người ta vẫn đang tiếp tục xác định danh tính những người đã chết trong vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11-9-2001.

QUỐC KHÁNH (theo Tvzvezda)