Kiểm tra chức năng thận ở đâu

Bệnh thận hay suy thận là căn bệnh diễn ra âm thầm, các dấu hiệu của bệnh cũng rất khó nhận diện nên người bệnh không để ý. Khi những dấu hiệu thể hiện rõ rệt thì bệnh đã đến mức nặng rồi, vì vậy cần để ý những dấu hiệu thay đổi dù là nhỏ nhất để có thể phát hiện và chữa trị bệnh tốt hơn. Xét nghiệm thận càng sớm sẽ càng tốt đối với người bệnh.

Dấu hiệu bệnh thận, suy thận thường gặp

Phù nề tay chân

Nguyên nhân do tình trạng rò rỉ mao mạch trong cơ thể. Khi xuất hiện tình trạng này, tính hiệu sẽ truyền đến thận, thận nhận nhiệm vụ giữ lại nước và natri trong cơ thể để bù lại số chất dịch bị rò rỉ. Do lý do này mà lượng nước trong cơ thể gia tăng gây nên hiện tượng phù.

Đi tiểu nhiều hơn

Số lần đi tiểu tăng lên: nhiều hơn 8 lần/ ngày và tiểu đêm hơn 1 lần/ đêm thì nên lưu ý, vì đây là biểu hiện cảnh báo chức năng thận suy giảm.

Thay đổi về tính chất của nước tiểu: nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ ít hơn bình thường và thậm chí trong nước tiểu có máu. Cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn.

Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung, ớn lạnh, thở nông hoặc khó thở

Thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin. Hormon này giúp cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn. Các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng, trí nhớ sa sút, mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, bên cạnh đó còn gây ra hiện tượng thở nông, khó thở do thiếu oxy trong máu. Thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.

>> Xét nghiệm chức năng thận

Da nổi mẩn ngứa, hơi thở có mùi amoniac

Do suy thận nên tích tụ chất thải trong máu khiến da dễ bị kích thích dẫn đến tình trạng ngứa, nổi mụn nhọt. Hơi thở có mùi có thể xuất hiện khi mắc bệnh suy thận làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Đau lưng/ đau vùng ngang thắt lưng

Thận có chức năng sàng lọc và đào thải tất cả các chất độc hại cũng như tạp chất ra ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu. Khi chức năng thận suy giảm, sẽ làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể, gây ra tình trạng ứ dịch dẫn đến đau vùng hố thận hay đau mỏi ngang thắt lưng.

Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận

Bệnh suy thận được chia thành 2 loại : suy thận cấp và suy thận mạn, dưới dây là nguyên nhân gây ra từng loại suy thận:

Nguyên nhân gây ra suy thận cấp

Chức năng thận bị giảm xuống một cách đột ngột được gọi là tổn thương cấp tính hay còn gọi là suy thận cấp [ARF]. Suy thận cấp gồm ba cơ chế chính:

– Thiếu lượng máu đến thận.

– Những bệnh lý gây ra tai thận.

– Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận.

Nguyên nhân thường gặp bao gồm:

– Chấn thương gây mất máu;

– Mất nước;

– Tổn thương thận từ nhiễm trùng máu;

– Tắc nghẽn dòng nước tiểu, chẳng hạn như do phì đại tuyến tiền liệt;

– Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc;

– Biến chứng trong thai kỳ, chẳng hạn như sản giật và tiền sản giật hoặc liên quan đến hội chứng HELLP.

Nguyên nhân gây ra suy thận mạn

Nguyên nhân của suy thận mạn là do khi có một bệnh hoặc rối loạn ở thận xuất hiện. Hiện nay, bệnh đái tháo đường và bệnh cao huyết áp là nguyên nhân dẫn đầu gây suy thận mạn. Tiếp sau đó là viêm cầu thận, các bệnh về tiết niệu và cuối cùng là thận nang. Dưới đây là danh sách các bệnh gây ra suy thận mạn.

– Bệnh tiểu đường, cao huyết áp;

– Viêm cầu thận;

– Viêm ống thận mô kẽ;

– Bệnh thận đa nang;

– Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư;

– Trào ngược bàng quang niệu quản, tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận của bạn;

– Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần.

>> Xét nghiệm HLA ghép tạng tại Đà Nẵng

Những biến chứng nguy hiểm gây ra bởi bệnh suy thận

Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, huyết áp cao, hoặc chất dịch trong phổi [phù phổi];

Sự gia tăng đột ngột nồng độ kali trong máu [tăng kali máu], mà có thể làm giảm khả năng tim của bạn hoạt động và có thể đe dọa tính mạng;

Bệnh tim và mạch máu [bệnh tim mạch];

Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương;

Thiếu máu;

Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực;

Tổn thương hệ thần kinh trung ương của bạn, mà có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật;

Giảm phản ứng miễn dịch, mà làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng hơn;

Viêm màng ngoài tim- màng bao phủ ngoài trái tim;

Biến chứng trong thai kỳ mang nguy cơ cho người mẹ và thai nhi đang phát triển.

Xét nghiệm thận bằng xét nghiệm Creatinine và Ure trong máu:

Xét nghiệm Creatinine và Ure sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng hoạt động của thận. Đây cũng là cơ sở đáng tin cậy để xác định bệnh nhân có bị suy thận hay không. Nếu ở Đà Nẵng, bạn có thể đến tại Phòng khám Chẩn đoán Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng để thực hiện các xét nghiệm, bên cạnh đó phòng khám còn có các gói xét nghiệm cơ bản và nâng cao khác, phù hợp với nhu cầu xét nghiệm của quý khách.

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Hotline: 091.555.1519 – 0236. 3616006

Khi các bác sĩ nghi ngờ những dấu hiệu bệnh lý liên quan đến thận sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm chức năng thận để kiểm tra. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ về xét nghiệm chức năng thận bao gồm những gì, có cần lưu ý vấn đề gì hay không và chi phí như thế nào?

Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề các gói xét nghiệm thận thì hãy tìm hiểu những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây nhé!

Hiện nay để đánh giá chức năng thận khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh phải tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau như lấy mẫu từ máu và nước tiểu.

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, không phải ai cũng cần thực hiện tất cả xét nghiệm chức năng thận cũng có thể đánh giá toàn diện hoạt động của thận một cách chính xác nhất.

Caption

Các xét nghiệm thăm dò đánh giá chức năng thận sinh hoá máu bao gồm loại xét nghiệm phổ biến như:

1. Xét nghiệm Ure máu

Khi protein thoái hoá sẽ tạo ra sản phẩm dưới dạng Urê. Đây được xem như một loại chất thải sẽ được lọc qua cầu thận sau đó đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu.

Nếu chức năng thận suy giảm, nồng độ Ure máu sẽ cao. Thông qua xét nghiệm chỉ số Ure máu giúp đánh giá được chức năng thận có đang hoạt động ổn định hay không.

Nhờ vào chỉ số ure máu sẽ đánh giá được chức năng thận

  • Khi giá trị Ure máu nằm trong mức: 2.5 - 7.5 mmol/l, cho thấy chỉ số chức năng thận bình thường.
  • Khi giá trị Ure máu tăng cao, có khả năng bệnh nhân mắc các bệnh như viêm ống thận, cầu thận, có dấu hiệu bị sỏi thận, sỏi niệu quản, hoặc mất nước do sốt quá cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết.

Trong trường hợp bệnh nhân ăn những loại thực phẩm cung cấp ít protein cho cơ thể, suy giảm chức năng gan hay do truyền nhiều dịch thì giá trị Ure trong máu sẽ giảm.

2. Xét nghiệm Creatinin huyết thanh

Khi Creatin trong cơ bắp bị thoái hóa sẽ chuyển sang Creatinin, được đào thải chủ yếu qua thận. Nhờ vào chỉ số Creatinin sẽ có khả năng đánh giá được chức năng thận.

Chỉ số Creatinin bình thường khi nằm trong khoảng:

  • Đối với nam giới: là 0.6 - 1.2 mg/dl.
  • Đối với nữ giới: 0.5 - 1.1 mg/dl.

Chỉ số Creatinin để đánh giá chức năng thận đối với nam và nữ là khác nhau

Nếu chỉ số creatinin vượt mức cho phép, thì đây là dấu hiệu của chức năng thận bị rối loạn, do khả năng lọc creatinin bị suy giảm dẫn đến nồng độ của chất này trong máu sẽ tăng vượt ngưỡng bình thường.

Chỉ số creatinin còn phản ánh được giai đoạn của suy thận như sau:

  • Suy thận giai đoạn I: creatinin < 130 mmol/l.
  • Suy thận giai đoạn II: creatinin nằm trong khoảng 130 - 299 mmol/l.
  • Suy thận giai đoạn III: creatinin nằm trong khoảng 300 – 899 mmol/l.
  • Suy thận giai đoạn IV: creatinin cao hơn mức 900 mmol/l.

Tuy nhiên kết quả xét nghiệm chỉ số Creatinin cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính và khối lượng cơ của mỗi người sẽ khác nhau.

Vì vậy khi có nghi ngờ về độ chính xác của kết quả xét nghiệm Creatinin, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một xét nghiệm nữa là cystatin C máu.

Giá trị bình thường của cystatin C máu khi nằm trong mức: 0.31 - 0.99 mg/L.

3. Điện giải đồ

Chất điện giải bị mất cân bằng nguyên nhân chủ yếu là do chức năng thận bị rối loạn, bao gồm:

Sodium [Natri]: Giá trị bình thường của Natri trong máu khi dao động ở mức từ 135 - 145 mmol/L.

Nhưng đối với bệnh nhân bị suy thận, nồng độ của Natri trong máu sẽ giảm đáng kể do bị mất qua đường tiêu hóa, qua thận và qua da, hoặc nguyên nhân là vì thừa nước.

Potassium [Kali]: Giá trị bình thường của Kali trong máu khi dao động trong mức 3.5 – 4.5 mmol/L. Đối với bệnh nhân mắc bệnh suy thận khiến việc đào thải các chất độc hại kém đi, điều này dẫn đến nồng độ Kali trong máu tăng cao.

Canxi máu: Giá trị bình thường của canxi trong máu đối với người có sức khoẻ tốt nằm trong khoảng 2.2 - 2.6 mmol/L. Đối với bệnh nhân bị suy thận thì nồng độ canxi trong máu sẽ giảm nhưng lại tăng phosphate.

4. Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan

Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan là một trong những xét nghiệm chức năng thận phổ biến được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận.

Nồng độ pH trong máu ở mức bình khi nằm trong khoảng  7,37 - 7,43. Nếu chức năng thận suy yếu sẽ làm tăng nồng độ acid trong máu, từ đó giúp phát hiện vấn đề về thận.

5. Xét nghiệm acid uric trong máu

Nồng độ acid uric có trong máu ở mức bình thường khi nằm trong khoảng:

  • Đối với nam giới: 180 - 420 mmol/l.
  • Đối với nữ giới: 150 - 360 mmol/l.

Đây là xét nghiệm được áp dụng khi bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh thận hoặc cả bệnh gout.

Nếu nồng độ acid uric trong máu tăng cao đồng nghĩa với việc bệnh nhân mắc bệnh thận hoặc gout, lúc này sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm khác và đưa ra phác đồ điều trị.

6. Các xét nghiệm sinh hoá máu khác

Tổng phân tích tế bào máu: Khi lượng hồng cầu giảm có khả năng bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn.

Albumin huyết thanh: Đối với người khoẻ mạnh, chỉ số Albumin huyết thanh nằm ở mức 35 – 50g/L, chiếm đến 50 – 60% protein toàn phần. Nhưng khi bị mắc bệnh cầu thận cấp thì chỉ số Albumin huyết thanh giảm xuống thấp.

Protein toàn phần huyết tương: Đối với người khoẻ mạnh thì chỉ số này nằm ở mức 60 – 80g/L, nhưng khi chức năng lọc thận có vấn đề thì chỉ số protein toàn phần thường có xu hướng giảm.

Xét Nghiệm Nước Tiểu Đánh Giá Chức Năng Thận

1. Tổng phân tích nước tiểu

Một trong những cách kiểm tra thận yếu hay khoẻ mạnh là nhờ vào xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

Tỷ trọng nước tiểu bình thường khi nằm trong mức từ 1,01 – 1,020. Đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận sẽ có tỷ trọng thấp hơn do nước tiểu bị giảm độ cô đặc.

Tỷ trọng nước tiểu thấp cho thấy bệnh nhân có chức năng thận kém hoạt động

Protein có trong mẫu phân tích nước tiểu cũng có vai trò hỗ trợ các bác sĩ quyết định việc chỉ định bệnh nhân  tiến hành thêm xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ hay không.

2. Định lượng đạm niệu 24 giờ

Đối với người có sức khoẻ bình thường, protein trong nước tiểu sẽ nằm trong khoảng 0 - 0.2g/l/24h.

Nhưng khi bệnh nhân mắc bệnh lý thận như suy thận, tổn thương cầu thận, tăng huyết áp, đái tháo đường... thì nồng độ đạm niệu trong mẫu xét nghiệm thường tăng ở mức 0.3g/l/24h.

3. Chẩn đoán hình ảnh

Để đánh giá toàn diện chức năng thận thì các bác sĩ thường kết hợp cả phương pháp chẩn đoán hình ảnh cùng các xét nghiệm nước tiểu và máu để có kết luận chính xác hơn.

4. Siêu âm bụng

Thông qua việc siêu âm bụng sẽ giúp các bác sĩ phát hiện ra tình trạng thận bị ứ nước do tắc nghẽn niệu quản gây nên.

Nếu tình trạng ứ nước ở thận ở cả 2 bên sẽ có khả năng dẫn đến nguy cơ bị suy thận mạn tính hoặc suy thận cấp tính, bên cạnh đó còn giúp phát hiện thận đa nang bẩm sinh hoặc do di truyền.

Nhờ vào hình ảnh siêu âm sẽ thấy được thận có kích thước nhỏ hơn so với bình thường, mất phân biệt vỏ tuỷ, bị thay đổi cấu trúc hay có nhiều nang... từ đó giúp gợi ý được nguy cơ bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính.

Bên cạnh đó, thông qua phương pháp siêu âm còn có khả năng phát hiện ra khối u có trong thận, hoặc sỏi thận.

5. Chụp CT Scan

Chụp CT Scan là phương pháp thường được áp dụng trong trường hợp nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh suy thận hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu.

Nhờ vào phương pháp sử dụng tia X nhắm đến vị trí trong ổ bụng cho phép thăm dò hình ảnh rõ nét của toàn bộ hệ tiết niệu.

Để phát hiện ra được nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản và vị trí tắc nghẽn, thì chụp CT sẽ phải kết hợp cả việc tiêm thuốc cản quang giúp dựng được hình ảnh của toàn bộ đường tiết niệu.

6. Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ

Đây là phương pháp xét nghiệm duy nhất có khả năng đáng giá chức năng thận mỗi bên và giúp đánh giá cả mức độ tắc nghẽn niệu quản đem lại hiệu quả cao.

Nhờ vào phương pháp này, bác sĩ sẽ nhìn rõ được chức năng lọc của từng bên thận, mức độ tham gia chức năng của từng thận và phần trăm tưới máu.

Lưu Ý Gì Khi Xét Nghiệm Chức Năng Thận

Một thắc mắc rất lớn của bệnh nhân là xét nghiệm chức năng thận có cần nhịn ăn hay không? Để tránh làm ảnh thưởng đến kết quả có một số vấn đề bệnh nhân cần lưu ý như:

  • Thông thường để tiến hành các xét nghiệm chức năng thận bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất từ 8 – 10 tiếng trước khi tiến hành.
  • Không sử dụng chất kích thích sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Những loại thực phẩm giàu đạm có thể làm tăng acid uric trong máu cần hạn chế.

Bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn và giải đáp thắc mắc những vấn đề cần lưu ý trước khi làm xét nghiệm. Bên cạnh đó cần thông tin đến bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để tránh ảnh hưởng đến kết quả.

Xét Nghiệm Chức Năng Thận Ở Đâu?

Khi có những dấu hiệu liên quan đến chức năng thận suy giảm nhiều người thường lo lắng rằng nên xét nghiệm chức năng thận ở đâu uy tín? Gói xét nghiệm chức năng thận bao gồm những gì? Đặc biệt là chi phí xét nghiệm chức năng thận có cao không?

Gói xét nghiệm chức năng thận bao gồm những xét nghiệm nhỏ khác nhau, để biết chính xác bạn cần làm những xét nghiệm gì phải qua bước chẩn đoán ban đầu, từ đó các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể từng loại xét nghiệm đối với trường hợp của bạn.

Nên làm xét nghiệm chức năng thận ở đâu?

Nếu có nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu bất thường, có khả năng bạn sẽ phải tiến hành thêm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu khác.

Điều này cũng dẫn đến chi phí xét nghiệm cho mỗi trường hợp là khác nhau. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào trung tâm hoặc bệnh viện tiến hành xét nghiệm có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm sẽ có sự chênh lệch giá cả.

Hiện nay trên cả nước có rất nhiều bệnh viện và trung tâm xét nghiệm uy tín đảm bảo an toàn bạn có thể tham khảo tuỳ thuộc vào khu vực địa lý gần nơi sinh sống tiện lợi cho việc di chuyển.

Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc và muốn tư vấn kỹ hơn cũng có thể liên hệ qua số hotline 19001717 của Diag, một trong những trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa uy tín hàng đầu để được tư vấn và đặt lịch hẹn một cách nhanh chóng.

Chúng ta nên xét nghiệm chức năng thận định kỳ mỗi năm hoặc khi có dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời. Thông qua các phương pháp xét nghiệm sẽ giúp phát hiện ra  bệnh lý ở thận, từ đó ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ mỗi người.

Hãy chọn chi nhánh gần bạn để thăm khám và nhận kết quả trực tuyến nhanh chóng. Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề