Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự

Hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự trong lĩnh vực y tế

Hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự là hợp đồng trong đó hàng hóa được cung cấp tương tự với hàng hóa của gói thầu đang xét và đã hoàn thành.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả Thanh Tuấn [tỉnh Tiền Giang] đặt câu hỏi như sau: Bên mời thầu lập hồ sơ mời thầu mua sắm trang thiết bị y tế không quy định nhân sự chủ chốt theo mẫu số 09, 10, 11 Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa như vậy có đúng quy định hay không?.

Khi đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu mua sắm "máy giúp thở" thì trong hồ sơ dự thầu có hợp đồng tương tự thực hiện gói thầu "Hệ thống X quang kỹ thuật số", gói thầu "Máy siêu âm 4D, 03 đầu dò kèm máy in màu có xe đẩy", gói thầu "cung cấp, lắp đặt hệ thống chụp cắt lớp toàn thân đa lát cắt", gói thầu "hệ thống Telemedicine, hệ thống khoan xương tốc độ cao, máy xét nghiệm đông máu tự động, bộ dụng cụ phẩu thuật tổng quát". Như vậy, hợp đồng tương tự có cùng chủng loại, tương tự về đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng với hàng hóa của gói thầu đang xét hay không theo quy định tại Điểm 2.1, Mục 1, Chương III mẫu hồ sơ mời thầu kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT?

Cũng tương tự đối với hồ sơ dự thầu gói thầu mua sắm "máy chạy thận nhân tạo", hợp đồng tương tự gồm "thiết bị phòng mổ", "máy nội soi các loại", "y cụ dụng cụ", như vậy hồ sơ dự thầu có bảo đảm theo quy định hay không?.

Phạm vi công việc nêu trong hồ sơ mời thầu là cung cấp, lắp đặt trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, công ty nhập khẩu đại diện nhà sản xuất hay nhà phân phối hàng hóa cho nhà thầu hoặc đại lý cam kết việc lắp đặt và tiến hành lắp đặt khi nhà thầu trúng thầu, như vậy đơn vị thứ 3 đảm nhận 1 phần việc của nhà thầu có cần phải kê khai danh sách nhà thầu phụ và phải được chủ đầu tư chấp thuận hay không?.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ mời thầu phải sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, trong đó có nội dung năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu.

Về hợp đồng tương tự, theo hướng dẫn tại ghi chú 11 Mục 2.1 Chương III Mẫu HSMT hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự là hợp đồng trong đó hàng hóa được cung cấp tương tự với hàng hóa của gói thầu đang xét và đã hoàn thành, bao gồm:

- Tương tự về chủng loại, tính chất: có cùng chủng loại, tương tự về đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng với hàng hóa của gói thầu đang xét;

- Tương tự về quy mô: có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị của gói thầu đang xét.

Theo đó, việc lập hồ sơ mời thầu gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế phải căn cứ quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của bên mời thầu.

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Hợp đồng tương tự trong hồ sơ dự thầu được quy định như thế nào?

Kiến nghị của ông Lê Ngọc Đoàn, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang [theo Công văn số 7275/VPCP-ĐMDN ngày 15/8/2019 của Văn phòng Chính phủ].

Tôi tên Lê Ngọc Đoàn công tác tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện An Minh, nay gửi đến Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xem xét tình huống trong đấu thầu như sau: Gói thầu A [công trình giao thông nông thôn] được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước với hình thức không qua mạng. Trong hồ sơ mời thầu có mời tiêu chuẩn đánh giá kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp như sau: Kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp: Số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự theo mô tả dưới đây mà nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính [độc lập hoặc thành viên liên danh] hoặc nhà thầu phụ trong vòng 03 năm [2016, 2017, 2018] trở lại đây [tính đến thời điểm đóng thầu]: [i] số lượng hợp đồng là 3, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là 4,7 tỷ đồng [VNĐ] hoặc [ii] số lượng hợp đồng ít hơn hoặc bằng 3, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là 4,7 tỷ đồng [VNĐ] và tổng giá trị tất cả các hợp đồng ≥ 14,1 tỷ đồng [VNĐ] Khi tham dự thầu, nhà thầu X tham dự các hợp đồng thi công công trình giao thông nông thôn như sau: + Hợp đồng 1 có giá trị 4,3 tỷ đồng; + Hợp đồng 2 có giá trị 3,9 tỷ đồng; + Hợp đồng 3 có giá trị 7,4 tỷ đồng; Tổ chuyên gia đã đánh giá nhà thầu X đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu [có 01 hợp đồng > 4,7 tỷ đồng và tổng các hợp đồng > 14,1 tỷ đồng]. Vậy, xin hỏi việc tổ chuyên gia đánh giá nhà thầu X đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp như trên có hợp lệ hay không? Kính mong quý cơ quan xem xét và giải đáp tình huống nêu trên.

Bên mời thầu X đang đánh giá hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp áp dụng phương thức đấu thầu 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ, có câu hỏi như sau: Căn cứ vào hướng dẫn tại Mục 17 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của bên mời thầu, chúng tôi đã yêu cầu nhà thầu cung cấp các bản gốc hợp đồng, hóa đơn thanh toán các hợp đồng tương tự để xác minh. Tuy nhiên sau khi yêu cầu làm rõ 02 lần nhà thầu vẫn không cung cấp theo yêu cầu. Hỏi trong trường hợp này bên mời thầu có thể kết luận nhà thầu có gian lận trong kê khai hồ sơ dự thầu và loại hồ sơ dự thầu không?

Một đơn vị thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp có tình huống như sau: Sau khi xem xét kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu do Tổ chuyên gia đấu thầu thực hiện, đơn vị thẩm định nhận thấy, Tổ chuyên gia đấu thầu đã yêu cầu nhà thầu X làm rõ các hợp đồng tương tự do nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên, do các hợp đồng này không có tính chất tương tự với gói thầu đang xét nên đã đánh giá và kết luận nhà thầu X không đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự. Bộ phận thẩm định đang chia ra 02 quan điểm khác nhau, cụ thể như sau:

  1. Tổ chuyên gia đấu thầu đã đánh giá đúng hồ sơ dự thầu của nhà thầu X vì đã làm rõ nhưng nhà thầu X không đáp ứng yêu cầu.
  2. Tổ chuyên gia cần làm rõ thêm ngoài các hợp đồng nhà thầu X kê khai thì còn có hợp đồng khác tương tự để nhà thầu X bổ sung cho đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Đơn vị thẩm định trên đề nghị chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho phù hợp với quy định pháp luật.

Nhà thầu X đã tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa gặp vướng mắc như sau: Trong HSMT có yêu cầu cung cấp hợp đồng tương tự bao gồm hợp đồng cung cấp, biên bản thanh lý hợp đồng và hóa đơn bán hàng kèm theo danh mục. Do sơ suất công ty X chỉ cung cấp hợp đồng và thanh lý, không cung cấp hóa đơn. Nhà thầu X có hỏi, việc có thanh lý hợp đồng có thể thay thế hóa đơn bán hàng trong việc cung cấp hợp đồng tương tự không? Việc bên mời thầu trong quá trình chấm HSDT không cho phép công ty X bổ sung hóa đơn có hợp lý hay không?

Một nhà thầu liên danh tham dự gói thầu xây lắp có câu hỏi như sau: Theo quy định của hồ sơ mời thầu về hợp đồng tương tự như sau: số lượng tối thiểu một hợp đồng tương tự có giá trị bằng hoặc lớn hơn 60 tỷ mà Nhà thầu đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là Nhà thầu chính [độc lập hoặc thành viên liên danh]; Cụm từ hoàn thành phần lớn được Bên mời thầu chú thích nghĩa là hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng. Nếu Nhà thầu tham dự thầu là Nhà thầu Liên danh thì từng thành viên Liên danh phải thỏa mãn yêu cầu của tiêu chí này [tương ứng với phần công việc đảm nhận] và tổng các thành viên trong Liên danh phải thỏa mãn yêu cầu. Nhà thầu liên danh chứng minh năng lực của mình như sau: - Thành viên đứng đầu Liên danh [đảm nhận 30% giá trị khối lượng công việc của Gói thầu] chứng minh bằng 01 hợp đồng tương tự có giá trị > 60 tỷ đã hoàn thành 30% công việc [tương ứng với 20 tỷ]. - Thành viên còn lại trong Liên danh [đảm nhận 70% khối lượng công việc của Gói thầu] chứng minh bằng 01 hợp đồng tương tự có giá trị > 60 tỷ đã hoàn thành. Nhà thầu muốn hỏi việc một thành viên Liên danh chứng minh bằng 01 họp đồng như trên có được xem là đạt yêu cầu của HSMT hay không? hay thành viên Liên danh cũng phải chứng minh 01 hợp đồng tương tự đã hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc mặc dù thành viên đứng đầu Liên danh đã đáp ứng đủ tiêu chí. Ngoài ra, việc thành viên đứng đầu Liên danh đảm nhận 30% khối lượng công việc của Gói thầu có được xem là đúng quy định hay không? hay Thành viên đứng đầu Liên danh thì phải đảm nhận khối lượng lớn hơn các thành viên khác trong Liên danh?

Nhà thầu X đang tham gia dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa có câu hỏi như sau: Hồ sơ mời thầu gói thầu mua sắm hàng hóa quy định nhà thầu phải có 01 hợp đồng tương tự đã thực hiện trong thời gian từ 2015 đến nay. Nhà thầu X đã cung cấp 01 hợp đồng đáp ứng yêu cầu về giá trị và tính chất tương tự, hợp đồng này của chúng tôi được ký từ trước năm 2015, nghiệm thu trong năm 201. Nhà thầu X muốn hỏi hợp đồng nói trên có được xem xét theo quy định của HSMT không?

Đánh giá hợp đồng tương tự đối với trường hợp nhà thầu liên danh

Theo Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT và Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp và hàng hóa, trong đó yêu cầu về số lượng tối thiểu hợp đồng tương tự: [i] số lượng hợp đồng là N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V [N X V = X] hoặc [ii] số lượng hợp đồng ít hơn hoặc bằng N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V và tổng giá trị tất cả các hợp đồng > X [Ví dụ: N=2, V=100 tỷ VND, X=200 tỷ VND]. Nhà thầu tham dự là Liên danh A và B, trong đó A đảm nhận 60%, B đảm nhận 40%. Nếu A có 2 hợp đồng, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu 60 tỷ VND và B có 2 hợp đồng, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu 40 tỷ VND được xem đánh giá là đáp ứng năng lực kinh nghiệm hay bắt buộc Nhà thầu Liên danh A hoặc B phải có 1 hợp đồng có giá trị tối thiểu 100 tỷ VND và hợp đồng thứ 2 được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải bảo đảm các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét.

Đơn vị tôi đang trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu thì phát hiện ra hồ sơ hợp đồng tương tự của nhà thầu A đạt yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhưng có dấu hiệu cắt dán, gian lận, mặc dù đã có công chứng. Đơn vị đã làm văn bản để yêu cầu nhà thầu bổ sung, làm rõ và mang hợp đồng, biên bản nghiệm thu gốc để đối chiếu nhưng nhà thầu trả lời đang chuyển văn phòng nên không thể cung cấp được hồ sơ và yêu cầu bên mời thầu tiếp tục đánh giá theo hồ sơ nhà thầu đã nộp. Hỏi: Xin hỏi, đơn vị tôi tiếp tục đánh giá hồ sơ của nhà thầu hay có thể loại nhà thầu từ bước này?

Trường Đào tạo cán bộ [là Bên mời thầu] đang xây dựng hồ sơ mời thầu cho gói thầu phi tư vấn [tổ chức đào tạo nghiệp vụ ngân hàng bằng tiếng Anh tại Việt Nam và Úc] quy mô lớn [giá gói thầu trên 30 tỷ đồng]; Hồ sơ mời thầu được xây dựng theo mẫu của Thông tư số 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [gọi tắt là Thông tư số 14]. Theo quy định của Thông tư số 14, hồ sơ mời thầu phải quy định số lượng tối thiểu họp đồng tương tự mà nhà thầu đã hoàn thành. Họp đồng tương tự phải có giá hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá của gói thầu đang xét, trường họp đặc biệt có thể yêu cầu giá của hợp đồng tương tự trong khoảng 50%-70% giá của gói thầu đang xét. Tuy nhiên, sau khi khảo sát thực tế, Bên mời thầu nhận thấy, nếu quy định như trên khó có nhà thầu trong nước nào đáp ứng được tiêu chuẩn này, kể cả khi áp dụng trường hợp đặc biệt. Trong hồ sơ mời thầu, Bên mời thầu dự kiến quy định số lượng tối thiểu họp đồng tương tự là 01 [một] hợp đồng. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Bên mời thầu có được phép quy định giá của hợp đồng tương tự thấp hơn 50% giá của gói thầu đang xét [khi áp dụng trường họp đặc biệt] hay không? Đối với trường họp liên danh, giá trị của họp đồng tương tự có được phép quy định là tổng [cộng gộp] các hợp đồng tương tự yêu cầu đối với mỗi thành viên trong liên danh, được xác định tương ứng với phần việc mà thành viên đó đảm nhận hay không?

Sau thời điểm đóng thầu, nhà thầu phát hiện các công trình mình kê khai trong Hồ sơ dự thầu không đáp ứng theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Và nhà thầu đã bổ sung các hợp đồng hoàn toàn khác với các những hợp đồng đã nộp trong Hồ sơ dự thầu để chứng minh hợp đồng tương tự đáp ứng Hồ sơ mời thầu. Nhà thầu có được phép bổ sung thay đổi các Hợp đồng công trình tương tự sau thời điểm đóng thầu hay không? Như vậy, có thay đổi nội dung cơ bản của Hồ sơ dự thầu đã nộp và làm thay đổi bản chất của Nhà thầu tham dự thầu hay không?

Video liên quan

Chủ Đề