Kinh tế trung quốc năm 2023

Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] công bố hạ cấp triển vọng của nền kinh tế thế giới năm 2023 cùng một danh sách các "mối đe doạ" bao gồm mối quan hệ giữa Nga và Ukraine, áp lực lạm phát, lãi suất tăng cao và hậu quả kéo dài của đại dịch toàn cầu.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, IMF cho rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế cho năm 2022 vẫn không thay đổi so với dự báo tháng 7/2022 ở mức khiêm tốn 3,2%, giảm mạnh so với mức tăng 6% của năm ngoái.

Tuy nhiên, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 xuống còn 2,7%, giảm so với mức 2,9% từng được ước tính vào tháng 7/2022.

Trước đó, một lãnh đạo của IMF cho biết định chế này dự báo sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ mất 4.000 tỷ USD từ nay đến năm 2026.

Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF cho biết: "Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Ba nền kinh tế lớn gồm Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu đang chững lại. Các quốc gia chiếm một phần ba sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ thu hẹp vào năm tới, cho thấy rằng năm 2023 sẽ giống như một cuộc suy thoái đối với nhiều người trên thế giới".

Trong ước tính mới nhất của mình, IMF đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng ở Mỹ xuống 1,6% trong năm nay, giảm so với mức dự báo hồi tháng 7 là 2,3%. Cùng với đó, IMF cho rằng tại Mỹ, việc thắt chặt các điều kiện tài chính và tiền tệ sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống 1% trong năm tới. 

Tại Trung Quốc, IMF dự báo nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, giảm mạnh so với mức 8,1% của năm ngoái và hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2023 xuống 4,4%.

Trong khi đó, khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ trải qua đợt suy giảm kinh tế nghiêm trọng nhất, trong bối cảnh quay cuồng với cuộc khủng hoảng năng lượng do mối quan hệ Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow. IMF dự báo mức tăng trưởng dự kiến của khu vực này chỉ đạt 0,5% vào năm 2023.

Trong quá trình phục hồi sao đại dịch Covid-19, các nhà máy, cảng và bãi vận chuyển hàng hóa đã bị choáng ngợp bởi nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ đối với hàng hóa sản xuất, đặc biệt là ở Mỹ, dẫn đến sự chậm trễ, thiếu hụt và giá cả cao hơn.

IMF dự kiến ​​giá tiêu dùng trên toàn thế giới sẽ tăng 8,8% trong năm nay, tăng từ 4,7% vào năm 2021.

Đáp lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] và các ngân hàng trung ương khác đã đảo ngược hướng đi và bắt đầu tăng lãi suất đáng kể, gây nguy cơ giảm tốc mạnh và có khả năng xảy ra suy thoái. Trong năm nay, Fed đã tăng lãi suất ngắn hạn chuẩn 5 lần liên tiếp.

Ông Maurice obsfeld, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của IMF đưa ra cảnh báo rằng một Fed quá "hung hăng" có thể "đẩy nền kinh tế thế giới vào một sự co thắt khắc nghiệt không cần thiết. 

IMF: Cuộc xung đột với Nga có thể khiến kinh tế Ukraine suy thoái trầm trọng

Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 3/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Việc xem xét tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 được đặt trong bối cảnh, tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa từng có tiền lệ, vượt khỏi khả năng dự báo của các nước và các tổ chức quốc tế, đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của nước ta. Cuộc xung đột kéo dài tại U-crai-na, các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây đối với Nga; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại Trung Quốc; thiên tai, lũ lụt, hạn hán kéo dài trên diện rộng ở Trung Quốc, các nước EU,... đã làm cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá dầu thô, lương thực, thực phẩm và nhiều vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, lạm phát tăng cao đột biến ở hầu hết các quốc gia và đối tác lớn.

Ở trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, chúng ta tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới, nặng nề hơn: Phải tiếp tục xử lý những tồn tại, yếu kém vốn có của nền kinh tế, đã tích tụ từ lâu và trầm trọng hơn do tác động của đại dịch COVID-19; kiểm soát dịch COVID-19, phòng, chống dịch cúm A, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ Châu Phi và các loại dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, trái quy luật khác; giá cả hàng hoá, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, nhất là giá xăng dầu, chi phí đầu vào, vận tải tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực và đời sống nhân dân...

Tổng Bí thư yêu cầu, trên cơ sở nhận định, đánh giá đúng tình hình, phân tích rõ nguyên nhân, cần xác định trúng những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2023.

Gợi mở những nội dung cần lưu ý thảo luận, Tổng Bí thư đặt vấn đề: Phải chăng sắp tới chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn so với thời cơ, thuận lợi cho phát triển? Ví dụ như: Trên thực tế tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhất là trong lĩnh vực tiền tệ, giá cả, thương mại và đầu tư, tạo áp lực lớn đối với nền kinh tế nước ta, cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Chúng ta vừa phải tiếp tục ứng phó với những tác động tiêu cực từ bên ngoài, vừa phải đẩy nhanh tiến độ xử lý những hạn chế, yếu kém và những khó khăn, thách thức từ nội tại của nền kinh tế. Áp lực lạm phát, lãi suất, tỉ giá và nguy cơ suy thoái của kinh tế thế giới vẫn là thách thức lớn nhất đối với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế nước ta. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tuy đã phục hồi nhưng còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do giá xăng dầu, biến động mạnh giá vật tư đầu vào, chi phí sản xuất tăng cao và thị trường xuất, nhập khẩu bị thu hẹp. Đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn, tỉ lệ giải ngân chưa có chuyển biến đáng kể. Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Công tác tư tưởng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới.

Tổng Bí thư cũng lưu ý, công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân vẫn phải đối mặt với thực tế thiếu nhân lực, thuốc và vật tư y tế. Tình trạng dịch bệnh, thiên tai, bão lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, bất thường. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là công nhân, lao động tự do ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn; công tác bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới...

Vì vậy, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương nghiên cứu thật kỹ Báo cáo, Tờ trình của Ban cán sự đảng Chính phủ và thực tế ở bộ, ngành, địa phương nơi công tác, tập trung thảo luận, phân tích kỹ những đặc điểm nổi bật của năm 2022, làm rõ những kết quả đã đạt được; những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, những khó khăn, vướng mắc phải giải quyết, những thách thức phải vượt qua; chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan và bài học kinh nghiệm; dự báo những khả năng sắp tới, trước hết là từ nay đến cuối năm 2022 và năm 2023, với tinh thần thật sự công tâm, khách quan, khoa học, toàn diện.

“Chú ý đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra để vừa phòng, chống, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ưu tiên kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và tạo tiền đề cho phát triển nhanh, bền vững hơn trong những năm sắp tới” – Tổng Bí thư nêu rõ./.

Chủ Đề