Là học sinh em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển đảo nước ta

Là học sinh em thấy mình cần làm gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo?

Đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và cụ thể như:

- Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

- Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.

- Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…

- Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…

Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên [26/3], môi trường thế giới [5/6], toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.

Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…, xem xét về việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương.

Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn.

Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.

Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!

Là học sinh, sinh viên em cần làm gì để bảo vệ môi trường? Khi tự đặt ra câu hỏi này nghĩa là các em đã tự ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường của chính mình, đây là hành động rất đáng được tuyên dương.

Nhằm giúp các em thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên trong trường học và cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em sinh sống, ngay sau đây Thanh Bình sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé!

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng báo động, trở thành thách thức lớn của toàn nhân loại. Chính vì thế, chính phủ Việt Nam đã ban hành hàng loại các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao trách nhiệm của mỗi công dân và xử lý nghiêm khắc với các cá nhân, tổ chức có hành vi gây tổn hại đến môi trường.

>>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường là gì ?

Theo đó, trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân Việt Nam là như nhau, chúng ta cần phải nâng cao tinh thần tự giác, nghiêm túc thực hiện theo những quy định của nhà nước để góp phần bảo Trái Đất, bảo vệ sự sống của chính chúng ta ở hiện tại và cho thế hệ tương lai.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân, học sinh và sinh viên

Để đẩy mạnh hoạt động này, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh trong trường học cũng cần được nâng cao. Bởi vì, học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số nước ta, mỗi hành động nhỏ của các em sẽ góp phần to lớn vào hoạt động bảo vệ môi trường chung của cả nước.

Bên cạnh trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh trong trường học, việc tích cực tham gia công tác cải thiện ô nhiễm môi trường ở địa phương em đang sinh sống cũng là việc nên làm và đáng được tuyên dương.

Vậy thì, cụ thể là học sinh, sinh viên em cần làm gì để bảo vệ môi trường? Nội dung trong phần tiếp theo của bài viết này Thanh Bình sẽ bật mí một số việc làm đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa, các em tham khảo ngay nhé!

Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Là học sinh, sinh viên em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta? Hãy tham khảo một số biện pháp bảo vệ môi trường trong trường học, cũng như cách hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em sau đây nhé:

Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở

Bác Hồ đã từng nói “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, vì thế không cần làm những gì quá lớn lao, chỉ cần các em thường xuyên quét dọn lớp học, làm sạch khuôn viên nhà ở, đường phố tại địa phương mình sinh sống đã là hành động mang ý nghĩa tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường.

Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi

Với câu hỏi sinh viên và học sinh làm gì để bảo vệ môi trường thì hành động vứt rác đúng nơi quy định và không xả rác bừa bãi cũng chính là câu trả lời phù hợp. Lý do, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là xuất phát từ việc vứt rác bừa bãi, nếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên được nâng cao trong trường hợp này sẽ cải thiện được vấn đề.

Học sinh, sinh viên cần vứt rác đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường

Hạn chế sử dụng túi nilon

Các em biết không, phải mất hàng trăm năm túi nilon mới có thể phân hủy, hơn nữa quy trình sản xuất túi nilon cũng cần sử dụng lượng lớn nguyên liệu dầu khí, phẩm màu và các hóa chất nên rất có hại cho môi trường. Do vậy học sinh, sinh viên bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế sử dụng túi nilon là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.

Các em có thể sử dụng giấy báo, các nguyên liệu tự nhiên như lá chuối để gói đồ, đựng đồ hay các loại túi tự phân hủy, túi vải sử dụng nhiều lần cũng rất tốt, hoặc hãy mang theo một chiếc hộp đựng thức ăn nhỏ xinh mỗi khi mua đồ ăn sáng.

Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt

Việc tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt cũng là gợi ý hay dành cho những em học sinh, sinh viên đang thắc mắc về câu hỏi em cần làm gì để bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt
  • Đối với nguồn nước: Không xả nước bừa bãi, chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ cho các hoạt động vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân và chú ý khóa vòi nước sau mỗi lần sử dụng.
  • Đối với nguồn điện: Tại trường, tắt điện phòng học trong những tiết thể dục ngoài trời, khi tan học nên tắt tất cả các bóng điện trước khi ra về. Tại nhà, chỉ bật điện ở những khu vực cần thiết, tắt điện trong nhà tắm và WC khi đã sử dụng xong, tắt tivi và các thiết bị sử kết nối với nguồn điện khi không còn sử dụng …

Tích cực trồng cây xanh

Thêm một gợi ý hoàn hảo cho nghi vấn “Là học sinh, sinh viên em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” nữa, đó là đối với lớp học sinh nhỏ tuổi, các em có thể tham gia trồng cây xanh ngay trong chính khuôn viên trường học và nhà ở của mình theo hướng dẫn của thầy cô, ba mẹ.

Học sinh tích cực trồng cây xanh bảo vệ môi trường

Trong khi đó, những em học sinh lớn tuổi hơn và sinh viên cũng thế, có thể tham gia thêm các hoạt động trồng cây gây rừng mang tính cộng đồng để hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em, cũng như trên toàn quốc.

Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường

Tùy theo độ tuổi để các em chọn cho mình những hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp. Đối với các em nhỏ có thể tham gia các cuộc thi liên quan đến bảo vệ môi trường và động vật hoang dã do nhà trường tổ chức để trang bị thêm kiến thức.

Những em học sinh, sinh viên lớn hơn thì có thể tham gia vào các câu lạc bộ, các tổ chức bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái mang quy mô lớn hơn.

Sinh viên hăng hái tham gia phong trào bảo vệ môi trường

Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

Gợi ý tiếp theo để nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân nói chung, trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên nói riêng là không tiếp tay cho những hành động gây tổn hại đến môi trường, ví dụ như: Bẻ cây, chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, buôn bán động vật hoang dã …

Trên đây là một số cách để bảo vệ môi trường dành cho học sinh, sinh viên. Em đã làm gì để bảo vệ môi trường trong số những gợi ý trên đây hay chưa? Nếu chưa, hãy thực hiện ngay hôm nay để được tận hưởng không gian sống Xanh – Sạch – Đẹp nhé!

Cuối cùng, hy vọng rằng bài viết về chủ đề “Là học sinh, sinh viên em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” đã đem đến những thông tin hữu ích cho các em. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm về việc bảo vệ môi trường, các em đừng ngại nhấc máy và liên hệ ngay cho Thanh Bình qua số HOTLINE tư vấn miễn phí : 0975 252 999

Video liên quan

Chủ Đề