Làm thế nào để phát triển năng lực nghề nghiệp

Ngày đăng: 12-08-2019 | Lượt xem: 16810

Xã hội ngày càng phát triển, nghề giáo cũng cần có những bước chuyển mình phù hợp với xu thế phát triển chung và phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên đang được xem là một nhiệm vụ thiết thực trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục.

Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên là điều kiện cần và tiên quyết nhất. Ảnh: internet [Minh họa]

Nghề giáo viên là một trong những nghề nghiệp đặc thù nhất trong xã hội. Không chỉ là một ngành nghề tạo công ăn việc làm, tạo ra thu nhập kinh tế đơn thuần, nghề giáo còn là một nghề mang lại công ích, có những cống hiến thiết thực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng xã hội.

Phát triển năng lực của nghề giáo cần có sự chủ động của giáo viên và ngành giáo dục

Phát triển năng lực là nói đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên, tinh thần cùng ý thức chủ động trong việc giảng dạy, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên và phụ huynh học sinh để tạo nên môi trường học tập, giảng dạy tâm lý nhất, cùng với đó là việc đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy cũng như thực hành thực tiễn.

Điều đó là hoàn toàn phù hợp với thực tế khi xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng đi lên một phần là việc nắm bắt những xu hướng phát triển chung của thế giới trong đó có giáo dục và nếu vấn đề đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên không sớm được nhận thức, cứ ì ạch không chịu thay đổi thì ngành giáo dục chắc chắn sẽ có những bước đi thụt lùi so với xã hội. Không cần nhìn nhận đâu xa, các trường tư thục, trường dân lập hay các trường quốc tế cũng đã có những hình thức đào tạo khác xa với các trường công và hiệu quả cho việc tiếp thu tri thức sách vở cùng với đó là lĩnh hội các kiến thức xã hội được đánh giá là đạt hiệu quả rất cao, mang tính cập nhật và đổi mới tích cực, phù hợp với nền kinh tế - xã hội hiện đại.

Giáo viên cần nâng cao phát triển năng lực nghề nghiệp chuyên môn, trau dồi các kiến thức chuyên môn và các phương pháp giảng dạy, ứng dụng tin học trong giảng dạy các thầy cô cũng nên có sự đầu tư nhiều hơn. Không chỉ chuẩn bị tốt về phần giáo án với những nội dung kiến thức tập trung, các thầy cô cũng nên có những sáng kiến mới về những giờ thực hành có thể phát huy khả năng sáng tạo, linh hoạt với thực tiễn, ưu tiên sự tự thân tìm tòi sáng tạo hoặc những hoạt động hợp tác tập thể nâng cao khả năng làm việc nhóm, cộng đồng….Những giờ thực hành cũng không nên bó hạn tại nơi học tập. Hàng năm, các em được tổ chức đi thực hành ngoài trời, chỉ cần 1 đến 2 lần cho những bài giảng quan trọng, chắc chắn lượng kiến thức mà các em thu nạp được sẽ rất lớn lao.

Học sinh thời nay cũng khác học sinh trước kia về tâm sinh lý, các thầy cô cũng nên dành nhiều thời gian để quan tâm, động viên kịp thời những em đang gặp khó khăn. Trong xã hội hiện đại, các thầy cô không chỉ chú trọng truyền dạy kiến thức mà những kỹ năng sống, kỹ năng mềm giúp cho sự phát triển toàn diện của học sinh các thầy cô giáo cũng nên có sự chú trọng. Việc giao tiếp giữa thầy cô và học sinh, thầy cô và phụ huynh học sinh cũng nên được thúc đẩy thường xuyên, giao tiếp nhiều, sự trao đổi thông tin nhiều, hiểu nhau hơn, việc học tập chung của học sinh cũng sẽ có sự toàn diện hơn.

Việc nâng cao phát triển năng lực nghề nghiệp của các thầy/ cô giáo viên là điều kiện tiên quyết để nâng cao phát triển năng lực của học sinh. Bởi vậy, các giáo viên cần có những suy nghĩ thiết thực về điều này, nhất là với một bộ phận giáo viên vẫn còn nặng nề theo khuynh hướng lý thuyết sách giáo khoa thì nên có sự chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi “bắt buộc cần phải có”. Học sinh có sự nâng cao năng lực tư duy mà giáo viên không có thì những thắc mắc của học sinh sẽ trở thành những điều khó khăn với thầy cô giáo.

Cải tiến phương pháp dạy - yếu tố phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên

Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên ở đây cũng là nói đến sự thay đổi toàn diện về phương pháp dạy học, những phương pháp tích cực để lại và có nhiều sáng kiến hơn về các phương pháp giảng dạy mới, bám sát chuẩn giáo dục hiện đại.

Vấn đề thay đổi về phương pháp giảng dạy, phát triển về năng lực nghề nghiệp của thầy giáo cô giáo không chỉ có xuất phát điểm từ giáo viên mà còn cần cả sự hỗ trợ từ các sở, bộ, ngành liên quan. Họ sẽ là những người có trình độ chuyên môn cao hơn huấn luyện cho các giáo viên về đổi mới các phương pháp giáo dục. Không chỉ được nâng cao các kiến thức chuyên môn mà cả những vấn đề giáo dục bên lề như kỹ năng mềm, kỹ năng sống các thầy cô giáo cũng cần được trang bị đầy đủ hơn. Những vấn đề này cũng cần được học hỏi, cần được truyền thụ chuyên môn chứ không thể dạy theo cách cảm nhận của mỗi người.

Có phương pháp nhưng một trong những vấn đề quan trọng hơn là sự truyền tải của giáo viên đến với học sinh của mình. Điều đó cũng là yêu cầu cho phát triển chung về năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của bài giảng cũng như các kỹ thuật cho việc chuẩn bị bài giảng, cứ thoải mái áp dụng đa dạng các hình thức giảng dạy tùy vào hoàn cảnh, cơ sở vật chất, môn học cũng như học sinh. Có như vậy, việc giảng dạy và học tập sẽ có những chuyển biến tích cực và hiệu quả sớm nhất.

CTV Myteacher

Việc làm IT phần mềm

Năng lực nghề nghiệp chỉ những phẩm chất tâm lí, nhân cách cần có

Năng lực nghề nghiệp là một cụ từ được ghép từ hai từ là “năng lực” và “nghề nghiệp”. Trước tiên để có thể hiểu đầy đủ về cụm từ này chúng ta hãy cùng phân tích ngữ nghĩa của từng từ nhé!

Năng lực là tập hợp những đặc tính của con người đảm bảo thực hiện một hoạt động nhất định đem lại hiệu quả và thành công. Năng lực có thể là những yếu tố chủ quan hoặc khách quan do tác động của tự nhiên, là một phẩm chất, giá trị bản thân vốn có trong con người hay là trình độ chuyên môn giúp con người ta hoàn thành tốt công việc. Hoặc có thể hiểu năng lực là tập hợp những đặc tính phù hợp để đáp ứng một hoạt động nào đó đảm bảo mang lại kết quả tốt cho hoạt động đó. Năng lực cũng có thể được phát triển cao hơn từ quá trình thực hiện hoạt động ấy, nó vừa là tiền đề vừa là điều kiện đem lại thành công cho hoạt động. 

Nghề nghiệp [trong tiếng Anh là Vocation] là việc mà một người sẽ phải cố gắng để làm tốt công việc của mình sao cho phù hợp với khả năng, trình độ, lòng đam mê đối với nghề, là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm, vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. 

Từ đó có thể định nghĩa khái quát năng lực nghề nghiệp chỉ những phẩm chất tâm lí, nhân cách cần có. Năng lực nghề nghiệp bao quát chung của 4 năng lực cơ bản bao gồm:

- Năng lực nhận thức: Thể hiện khi bạn là người chú ý, quan sát trong công việc, có khả năng sáng tạo, tưởng tượng và tư duy,…

- Năng lực thao tác thực tiễn: Tức là có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc thực tế, vận hành công việc tốt chẳng hạn như năng lực thao tác máy móc, năng lực vận động, năng lực phối hợp tay chân,…

- Năng lực giao tiếp, thuyết trình: Đây là kỹ năng mà đem lại cơ hội nghề nghiệp cho rất nhiều người lao động. Được xem là một yếu tố hỗ trợ tiến trình công việc rất tốt. Người sở hữu năng lực này rất thích hợp cho việc làm lãnh đạo hoặc các công việc thường xuyên giao tiếp với khách hàng như bán hàng, tư vấn, hay nhân viên kinh doanh,… 

- Năng lực tổ chức, quản lý: Nếu bạn muốn có cơ hội thăng tiến trong công việc thì đây là một kỹ năng không thể thiếu. Sở hữu năng lực này giúp bạn tổ chức phân công công việc phù hợp với khả năng của từng người.

>> Xem thêm: Có nên về quê lập nghiệp

Việc làm Giáo dục - Đào tạo

Năng lực nghề nghiệp có quan trọng?

Năng lực con người được ví như một tảng băng trôi có cấu tạo đầy đủ hai phần bao gồm: phần nổi và phần chìm, trong đó: 

- Phần nổi chiếm từ 10% - 20%: Đây là phần hiện hữu mà mọi người có thể thấy được qua quan sát, phỏng vấn, đánh giá và theo dõi,… là phần mà bạn được giáo dục, đào tạo, hoặc là kinh nghiệm được tích lũy, kỹ năng được rèn luyện,…

- Phần chìm chiếm tỷ lệ còn lại từ 80% - 90%: Là những gì gọi là bản năng có sẵn có thể là phong cách tư duy, đặc tính hành vi, sở thích nghề nghiệp, sự phù hợp với công việc,… chỉ được phát hiện và phát huy trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. 

Con người có người này người nọ, họ giỏi lĩnh vực này nhưng lĩnh vực khác chắc gì họ đã biết và ngược lại người không làm được ở lĩnh vực này không có nghĩa họ là người vô dụng. Không có ai là hoàn hảo, không có người bất tài, chỉ có những người không tìm ra đúng sở trường của mình, không biết mình thích nghề gì, để bộc lộ phần chìm đang tiềm ẩn bên  trong con người. 

Năng lực nghề nghiệp quan trọng với bất cứ lao động làm ở bất kỳ lĩnh vực nào. Nó phản ánh trình độ tay nghề và khả năng hoàn thành công việc. Năng lực nghề nghiệp không nhất thiết phải được hình thành trước đó mà nó có thể được sinh ra trong quá trình thực hiện công việc. Thực tế cho thấy nhiều lao động không có bằng cấp về trình độ chuyên môn nhưng lại thực hiện công việc rất tốt, đem lại không ít thành công trong công việc. Vì thế học vấn không chứng minh được năng của bạn, từ đó lại rộ lên câu hỏi "Bằng đại học có quan trọng không ?". Vậy nên khi tuyển nhân sự, bên bộ phận tuyển dụng lại mất một khoảng thời gian đau đầu tìm kiếm, lên tiêu chí rồi vận dụng kỹ năng nghề nghiệp để đánh giá năng lực của ứng viên. 

Không thể bắt một người chuyên khối A đi viết văn và cũng không thể để người chuyên văn đi thi học sinh giỏi toán. Mỗi người có một lựa chọn nghề nghiệp để theo đuổi khác nhau vì thế để không làm mất thời gian của cả hai bên, ý thức nghề nghiệp của ứng viên góp phần tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp phát triển mà nhân viên lại được làm việc với công việc đúng chuyên môn, hàng tháng có mức thu nhập ổn định. 

Vì vậy việc xác định được năng lực nghề nghiệp cần được nhận thức từ sớm để có định hướng tương lai đúng đắn, không bị mất phương hướng nghề nghiệp. Con đường học hành không phải là lối đi duy nhất dẫn tới thành công. Có thể đường đến thành công chỉ là một lối mòn nhưng lại ít chông gai hơn. Thành công luôn đứng ở đó, việc của bạn là tìm được con đường ngắn nhất để đến với nó.   

Việc làm Luật - Pháp lý

3. Năng lực nghề nghiệp cần bồi dưỡng từ khi nào?

Năng lực nghề nghiệp cần được xác định từ sớm 

Năng lực nghề nghiệp cần được xác định từ sớm nếu không muốn có lựa chọn sai lầm định hướng nghề nghiệp bản thân cho một tương lai tươi sáng. Các bậc phụ huynh nên có định hướng nghề nghiệp cho con mình từ trước tuổi 11 cho đến tuổi 18, trong khoảng thời gian này có thể chia thành 3 giai đoạn: 

+ Trước 11 tuổi: Thời kỳ con cái được tìm hiểu về mọi thứ xung quanh. Trong giai đoạn này bố mẹ thường xuyên phải trả lời những câu hỏi mà chúng đặt ra đòi hỏi bậc phụ huynh phải giải đáp làm sao đúng với thực tế nhưng lại không quá trừu tượng bởi trí tưởng tượng lúc này của con rất phong phú. Đây cũng là thời điểm dần cho con mong muốn, mơ ước

+ Từ 11 – 17 tuổi: Nếu có điều kiện trong giai đoạn này hãy cho tuổi trẻ những trải nghiệm thực tế về nghề nghiệp mong muốn, giúp cho các con trong quá trình làm sao để biết mình thích gì, cũng như tôi phù hợp với nghề gì ? để xác định năng lực nghề nghiệp phần chìm của chúng rồi có hướng đào tạo cho phần nổi

+ Từ 17 – 18 tuổi: Kết thúc tuổi học sinh, là lúc mà các bạn quyết định chọn nghề nghiệp tương lai. Trải qua kỳ thi đại học để tiếp tục theo học kiến thức chuyên môn với nghề nghiệp phù hợp với năng lực hay bước vào thế giới nghề nghiệp với những bước đầu chập chững để già dặn kinh nghiệm cho mai sau.

Nếu bậc phụ huynh có định hướng tốt cho con ở 2 giai đoạn đầu tiên thì đến tuổi này, việc ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp với bạn thật dễ dàng. Mọi quyết định ở thời điểm hiện tại bạn phải chịu trách nhiệm trong tương lai. Tuổi trưởng thành là lúc phụ huynh để cho con cái được quyết định nghề nghiệp mai sau, không để ý muốn của cá nhân áp đặt lên con cái khi năng lực nghề nghiệp của chúng không đáp ứng được yêu cầu đó. 

>> Xem thêm: 6 thói quen làm việc hiệu quả

4. Phát triển nghề nghiệp là gì trong lĩnh vực giáo dục

Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trẻ là việc làm vô cùng cần thiết

Vẫn biết là bất cứ lĩnh vực nào cũng cần người có năng lực nghề nghiệp nhưng ở một nghề năng lực nghề nghiệp được quan tâm nhất, có ảnh hưởng đến mầm non tương lai của đất nước là nghề nhà giáo. Để đảm bảo công tác giảng dạy, đội ngũ giáo viên trẻ rất cần phát triển năng lực nghề nghiệp. Vậy phát triển năng lực nghề nghiệp là gì? 

Phát triển năng lực nghề nghiệp là tạo ra môi trường làm việc thuận lợi dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của đồng nghiệp và người quản lý. Giáo viên trẻ là lực lượng đảm bảo nhân lực giảng dạy cho mầm non tương lai của đất nước sau này vì vậy mà phát triển năng lực nghề nghiệp cho họ là việc làm vô cùng cần thiết. Cần có hình thức đào tạo để họ có cơ hội tiếp cận với các chuyên gia giáo dục được học hỏi và tích lũy kinh nghiệm giảng dạy từ chuyên gia. 

Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên trẻ có thể được tiến hành tại lớp học, trường học nơi mà họ công tác, cho họ tiếp xúc với đa dạng học sinh từ học sinh hư, học sinh lười đến học sinh gương mẫu. Khi được trải nghiệm môi trường giảng dạy khác nhau, giáo viên mới phát hiện những thiếu sót về kỹ năng giảng dạy, quản lý học sinh để có kế hoạch cải thiện, áp dụng ngay vào thực tế lớp học.

Để có thể thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất trong môi trường công tác thực tế, nâng cao chất lượng dạy và học, phát triển năng lực nghề nghiệp, chú trọng đến những kiến thức chuyên ngành, năng lực sư phạm của người giáo viên là điều cần thiết. Từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên là chuyển mục tiêu và nội dung đào tạo từ chủ yếu cung cấp tri thức sang đào tạo năng lực, chuyển phương thức tổ chức đào tạo theo định hướng tức là hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực sư phạm, phẩm chất, nhân cách nghề của người giáo viên theo nguyên lý hoạt động, thông qua việc nghiên cứu và giải quyết các tình huống sư phạm, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo chu trình: đào tạo - bồi dưỡng thường xuyên.

Nghề giáo viên là cái nghề khó nhất trong tất cả các nghề bởi nó đòi hỏi năng lực nghề nghiệp ở người hành nghề rất cao. Chịu trách nhiệm quan trọng, đào tạo nhân tài phát triển tương lai đất nước vì thế mà nghề giáo không thể tuyển chọn bừa nhân lực đồng thời trước khi chọn nghề, sinh viên nên xác định rõ năng lực của bản thân.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Timviec365.vn tìm hiểu được để giúp đọc giả giải quyết câu hỏi năng lực nghề nghiệp là gì? Đồng thời cũng thông qua đây mà cung cấp cho người lao động được một tiêu chí để xác định được nghề nghiệp phù hợp với bản thân trong tương lai. Chúc các bạn lựa chọn được con đường dẫn lối tới thành công với ít chông gai nhất. 

Video liên quan

Chủ Đề