Làm việc một cách máy móc

máy móc đang làm việc

thọ làm việc của máy

cách làm việc của máy

làm việc của nhà máy

của máy khi làm việc

máy của bạn làm việc

Nghị luận xã hội:Học mà chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc thì khó đạt hiệu quả

Nghị luận xã hội:Học mà chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc thì khó đạt hiệu quả

Đề bài :Học mà chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc thì khó đạt hiệu quả. Hãy viết bài văn nghị luận [khoảng 300 từ] bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến trên.Hướng dẫn cách làm bài :Đây là dạng đề Nghị luận về tư tưởng đạo lí,bài viết cần có các ý : Giải thích- Bình luận, chứng minh, bài học rút ra. Cụ thể :Mở bài:-Dẫn dắt, giới thiệu câu nói : Học tập là một hành trình gian nan, vất vả, đòi hỏi mỗi người cần nỗ lực phấn đấu không ngừng. Tuy nhiên để quá trình học tập đạt hiệu quả, mỗi người cần có một phương pháp học cụ thể. Có ý kiến cho rằng :Học mà chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc thì khó đạt hiệu quả.– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: mặt hạn chế của cách học chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.Thân bài :Bước 1 : Giải thích câu nóiGiải thích các khái niệm :Học là gì? Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, giá trị nhận thức, hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau.Học mà chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc là như thế nào ? Học thiếu linh hoạt, thiếu sáng tạo, chỉ biết nói, làm theo đúng những gì đã có sẵn, đã quy định.Bước 2: Bàn luận về ý nghĩa câu nói :Vì sao Học mà chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc thì khó đạt hiệu quả? + Học mà chỉ ghi nhớ kiến thức máy móc là cách học khó đạt hiệu quả vì: khiến ta nhanh quên do không hiểu bản chất, ý nghĩa của bài học; khó ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế; không rèn luyện được tư duy của người học…+ Ngược lại, nếu biết vận dụng những phương pháp học tập tích cực, tăng cường khả năng suy luận, ta sẽ làm chủ được kiến thức của mình…+ Tuy nhiên, cũng cần phân biệt cách học ghi nhớ máy móc với cách ghi nhớ chính xác, khoa học, tạo dựng nền tảng kiến thức vững chắc…Lấy ví dụ để chứng minh …Phê phán những người có cách học chay, học vẹt, học mà chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.Bước 3 : Rút ra bài học cho bản thân về phương pháp học hiệu quả [ sau đây là một vài gợi ý của cô]+Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết… trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề .

+Chúng ta sẽ nhớ tốt những thứ mà mình hiểu rõ ràng. Nếu đọc nhiều lần mà không hiểu một nội dung nào đó hãy dùng biện pháp nhớ “cưỡng chế”, tức là cứ học thuộc nội dụng và sau đó từ từ tìm hiểu những gì mình nhớ được. Ta có thể nhờ bạn bè, thầy cô giảng giải hoặc có thể tìm ở những tài liệu khác cho đến khi hiểu những kiến thức đó.

+Muốn nhớ kĩ, cần ghi chép : Cần chuẩn bị một quyển vở nhỏ để ghi chép những gì mình học được một cách có chọn lọc. Khi ghi chép, chúng ta đã nhớ một lần. Với phương pháp này, hiệu quả ghi nhớ đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều.+ Học phải đi đôi với hành: Những hoạt động thực hành kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ.Kết bài : Khẳng định ý nghĩa câu nói.Xem thêm : Bộ đề Nghị luận xã hội hay

Bài viết gợi ý:

Lập kế hoạch thật ra rất máy móc, tôi làm việc theo kiểu freestyle và thấy cực hiệu quả: Bất kể là mèo đen hay mèo trắng thì bắt được chuột mới là con mèo tốt

Trên thực tế, Freestyle không phải lười biếng, nó là một hình thức làm bất cứ điều gì bạn muốn một cách khôn ngoan.

Nhiều chuyên gia và những người thành công nói rằng đời người cần phải được lên kế hoạch, cuộc sống hàng ngày lại càng cần phải lên kế hoạch.

Nghe có vẻ rất có lý, vì vậy ngay lập tức đặt ra cho mình một kế hoạch rất rõ ràng.

Nhưng sau một thời gian, những kế hoạch này có thực sự tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cuộc sống của bạn không?

Không lẽ trong thế giới này, tất cả người thành công thực sự đều viết kế hoạch chi tiết mỗi ngày?

Tôi thấy không phải vậy.

Marc Andreessen, người được biết đến với cái tên "Cậu bé vàng mạng Internet" ở Thung lũng Silicon, nói rằng kể từ sau năm 2007, anh đã bắt đầu không lên lịch trình, anh làm mọi thứ theo kiểu freestyle.

Vào thời điểm đó, anh 36 tuổi, độ tuổi mà nhiều người cần phải ghi chép để ghi nhớ công việc của mình.

Andreessen trước đó là một người chính xác tới từng phút, nhưng sau khi không làm theo kế hoạch, công việc trước đây không những không bị ảnh hưởng, mà con người còn trở nên thoải mái hơn, hiệu quả cũng được cải thiện rất nhiều.

Mặc dù đôi khi, lập kế hoạch chi tiết có lợi ích của nó, nhưng không lập kế hoạch, bạn cũng có thể có lợi thế riêng của mình.

Đôi khi, để thời gian trôi đi một lúc, sẽ mang lại những kết quả bất ngờ và tuyệt vời.

Những người không có thói quen lập kế hoạch không phải miễn cưỡng nhét đôi chân của họ vào đôi giày thủy tinh của cô bé lọ lem.

Có rất nhiều bạn bè xung quanh tôi có thói quen viết nhật ký công việc, ghi chép công việc mỗi ngày, hoàn thành xong việc nào liền tích một gạch vào đó. Họ rất hưởng thụ cảm giác máy móc này, và nó cũng giúp họ duy trì hiệu quả công việc.

Nhưng đối với một nhóm người khác, họ không những không hiểu được cảm giác này mà còn cảm thấy rằng đó là một vòng luẩn quẩn.

Trước hết, nếu bạn không giỏi trong việc lập kế hoạch, bạn sẽ phải xoắn xuýt, mất nhiều thời gian hơn với một loạt những việc cần làm.

Hoặc là quá chi tiết, kế hoạch không theo kịp được sự thay đổi, hoặc là không được đo lường cẩn thận, khiến toàn bộ quy trình không thực tế…

Cuối cùng, khi kế hoạch chưa được hoàn thành, lại bắt đầu tự trách móc mình.

Hoặc kế hoạch đã hoàn thành, nhưng chất lượng lại chẳng ra đâu bởi trong quá trình chỉ chăm chăm làm cho xong, cho đúng tiến độ mà bỏ qua trọng tâm…

Chẳng hạn, để nâng cao hiệu quả công việc bán hàng của mình, tôi cũng đã mượn một kế hoạch từ người khác:

6:00 mỗi buổi sáng thức dậy, có một tiếng để vệ sinh cá nhân và ăn sáng, từ 7h-10h đi lấy hàng ở các cửa hàng, mục tiêu là lấy ít nhất là 4 cửa hàng mỗi ngày.

Kết quả tôi thử được 2 lần là bỏ cuộc.

Trước hết, tôi không thể đảm bảo rằng trong 1 tiếng vệ sinh cá nhân và ăn sáng tôi không gặp phải chuyện gì khác.

Thứ hai, con người không phải là máy móc, không thể cứ nhấn nút khởi động rồi đặt giờ để hoàn thành nhiệm vụ trong một thời gian nhất định.

Bởi một khi đã lập ra kế hoạch, bạn sẽ luôn chăm chăm làm sao để theo kịp tiến độ, từ đó không có đủ thời gian để nghĩ về tình hình thực tế của mình.

Trên thực tế, Freestyle không phải lười biếng, nó là một hình thức làm bất cứ điều gì bạn muốn một cách khôn ngoan.

Vậy nên Freestyle ra sao cho phải?

Tôi nghĩ rằng trước khi bắt đầu, mọi người đều hiểu lầm rằng: Freestyle chính là đắm chìm trong sự lười biếng.

Không lập kế hoạch nghĩa là bạn cần cung cấp thêm không gian cho cảm hứng, thay vì chìm đắm trong các thiết bị điện tử và trò chơi suốt cả ngày, bạn cần phải thả con săn sắt bắt con cá rô, làm bất cứ điều gì bạn muốn một cách khôn ngoan, có sự tiết chế.

Đầu tiên, làm rõ ở thời điểm nào việc nào là quan trọng nhất, xoay quanh trọng tâm này đi triển khai công việc, đây mới chính là mấu chốt.

Hoàn toàn tập trung chú ý vào nó, không bị lịch trình hay kế hoạch trói buộc, gò bó, tạo ra một "dòng chảy" của riêng mình.

Ví dụ, nếu bạn cần phải nộp kế hoạch cho sếp, bạn phải biết khi nào là ngày nộp, bạn cần chuẩn bị những tài liệu tham khảo nào trong giai đoạn này và khi nào nên bắt đầu viết.

Còn về việc ngày nào tham khảo tài liệu nào, mỗi ngày phải viết bao nhiêu trang, không nên lên kế hoạch một cách chi tiết.

Một khi ý tưởng và cảm hứng đã đến cao trào thì tự nhiên bạn sẽ hoàn thành xong kế hoạch, thậm chí còn nhanh tới nỗi mà chính bạn cũng phải bất ngờ.

Thứ hai, mặc dù không có kế hoạch chi tiết, nhưng vẫn cần có những việc cần làm, mỗi tối trước khi đi ngủ liệt kê một danh sách những việc cần làm vào ngày mai, chỉ 3-5 việc, tránh tham lam.

Sau đó cố gắng hoàn thành chúng vào ngày hôm sau.

Freestyle nghe có vẻ rất tùy tiện, nhưng nó lại là một kiểu trông thì có vẻ không có trình tự nhưng thực ra lại rất có trình tự, giá trị của nó nằm ở chỗ không để dòng suy nghĩ bị gián đoạn, vì vậy việc "che chắn", tránh mọi sự quấy nhiễu là rất quan trọng.

Mỗi ngày 2 lần sáng tối kiểm tra email công việc một lần, tắt tất cả các mạng xã hội trong khi làm việc và học tập.

Mặc dù Freestyle có thể không hiệu quả với tất cả mọi người, nhưng nếu bạn thấy lộ trình chi tiết thông thường không phù hợp với mình, tại sao không thử freestyle?

Dẫu sao thì bất kể là mèo đen hay mèo trắng thì bắt được chuột mới là con mèo tốt.

Moli

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khóa: người thành công, hiệu quả công việc, kế hoạch, lộ trình

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề