Lí luận văn học về hình tượng nhân vật

năng miêu tả được cả mùi vị, nắm bắt được cả những góc mơ hồ nhất, mỏng manh nhất, trừu tượng nhất. Ngôn từ trong tác phẩm văn học phải mang tính trong sáng, cô đọng.

  • Ngôn từ văn học ngắn gọn, hàm súc: đặc trưng này bắt buộc người đọc khi tìm hiểu một văn bản văn học tuyệt đối không được tập trung lớp nội dung bên ngoài. Tức là không chỉ được khía thác ý ở ngoài bởi vì giá trị đích thực của một tác phẩm nằm sâu ở những lớp nghĩa bên trong.
  • Văn học là một môn nghệ thuật phải mang tính độc đáo, mới mẻ: Văn học nghệ thuật la một hoạt động sáng tạo không ngừng: bản thân người sáng tác phải đưa vào trong tác phẩm những điều mới mẻ, phải nói đến những điều mà các nhà văn khác chưa nói. Điều đó có nghĩa là hiện thực cuộc sống, hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm không phải là hiện thực hoặc hình tượng nguyên mẫu mà nhà văn bê từ ngoài đời đưa vào trong tác phẩm. Hiện thực đó, hình tượng đó phải chứa đựng những trăn trở, những nung nấu, những tìm tòi của bản thân tác giả. Tóm lại, văn học là một môn nghệ thuật có những đặc điểm riêng biệt, lấy cuộc sống, xã hội, con người muôn màu muôn vẻ làm cái gốc sáng tạo nhận thức con người một cách tổng hợp, toàn diện, xây dựng bằng một chất liệu với nhiều khả năng độc đáo. B. Chức năng của văn học (giá từ của văn học)
  • Giá trị nhận thức:
  • Đối với một tác phẩm văn học, người đọc sẽ được cung cấp chân trời các kiến thức mới thuộc các lĩnh vực khác nhau từ tự nhiên, lịch sử, con người đến những khái niệm trong quan hệ ứng xử, trong lao động sản xuất. Từ quá khứ đến hiện tại, cả tương lại; trong phạm vi đất nước và trên cả thế giới (giá trị nhận thức này xuất phát từ đặc trưng của văn học_đó là sự khám phá về nhận thức của tác giả về cuộc sống, con người). Vì văn học đi sâu vào khám phá đời sống tâm lý phức tạp của con người cho nên đối với tác phẩm văn học, người đọc có thể nhìn thấy, soi được chính đời sống nội tâm của bản thân mình.
  • Chức năng thẩm mỹ:
  • Là một chức năng quan trọng bởi vì văn học là một bộ môn ưu tiên số 1 cho cái đẹp, cái tính thẩm mỹ.
  • Văn học phản ánh những cái đẹp vốn có trong cuộc sống. Việc phản ánh này gắn liền với quá trình điển hình khái quát hóa và chọn lọc hoặc điển hình những nét đẹp về thiên nhiên. Tác giả có thể lựa chọn khái quát hóa những nét đẹp của con người.
  • Tình huống trong tác phẩm.
  • Cảm hứng lãng mạn
  • Khuynh hướng sử thi
  • quan niệm sáng tác,
  • phong cách nghệ thuật
  • nghệ thuật ngôn từ, nhãn tự câu thơ II. Thực hành:
    1. Có thể vận dụng các khái niệm vào phần mở bài hoặc biến các khái niệm thành các luận điểm (tức là thành các ý chính để chúng ta triển khai).
    2. Đưa kiến thức lí luận bằng cách xác định luôn đặc điểm của bài một cách bình thường như từ trước đến nay vẫn làm (như là xác định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị triết lý về cuộc sống con người). Sau đó liên hệ tới những kiến thức lý luận có liên quan, sử dụng chúng đưa vào phần đánh giá cho từng ý chính.
    3. Phân tích một bài thơ trong đó có sử dụng kiến thức lí luận. Chuyên đề III: VĂN NGHỊ LUẬN: PHƯƠNG PHÁP LÀM MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN ﷴﷴﷴ I. Những yêu cầu chung: ⁕ Bản chất của văn nghị luận: Là sử dụng lời nói để trình bày các ý kiến, tridnh bày những lí lẽ để giải thích, chứng minh, đánh giá, thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó. Nói cách khác, nghị luận là một sản phẩm tư duy logic, để thực hiện được nó người đọc phải tạo ra một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.
  • Luận điểm: là ý kiến quan điểm mang tính chất khái quát xác định của người viết về vấn đề nghị luận.
  • Luận cứ: bao gồm luận chứng và lý lẽ → Đó chính là cơ sở để thuyết minh, làm rõ cho luận điểm.
  • Luận chứng( Hành văn ):

Yêu cầu: nghị luận phải đúng hướng, chính xác ý kiến đưa ra dù mở rộng, đi sâu đến đâu cũng phải xoay quanh vấn đề nghị luận đặt ra trong yêu cầu đề bài. Các em cần tránh dông dài, lan man, xa đề.

  • Những ý kiến đưa ra xoay quanh vấn đề nghị luận, nội dung đặt ra trong yêu cầu của đề bài xong sắp xếp có ý trước, ý sau, ý chính, ý phụ, tuyệt đối không được viết theo ngẫu hứng.
  • Mạch lạc: rất nhiều ý sắp xếp một cách hợp lí nhưng không phải sự cộng lại các ý kiến rời rạc mà là một chuỗi lập luận từ ý này sang ý khác. Chúng phải sắp xếp các ý hợp lí tạo ra sự liên kết giữa ý lớn với ý lớn, ý nhỏ với ý nhỏ.
  • Nghị luận phải trong sáng, đúng yêu cầu của đề, phải đúng về cách đặt câu, viết chữ, dùng từ thật hợp lí (Đặc biệt dùng đúng, trúng, hợp lí, tránh suy diễn linh tinh)
  • Nghị luận phải sinh động (Ngôn từ diễn đạt, cách viết văn, hành văn trôi chảy sinh động) Như vậy, có thể thấy để có được một bài văn nghị luận đạt yêu cầu, người đọc phải xác định đúng yêu cầu của đề, xác định được ý chính và phải có chất văn, phải có chất lí luận để tăng chiều sâu và đa dạng cách khai thác vấn đề II. Thao tác xác định ý (Xác định ý đáp ứng yêu cầu của đề )
  • Đọc kĩ đề, xác định đúng nội dung.
  • Dùng kĩ năng xác định nội dung thật chắc chắn (xem lại kĩ năng xác định nội dung)
  • Bám sát yêu cầu đề (nghĩa những từ khóa quan trọng, nghĩa bề mặt, nội dung chính biểu hiện và tránh tổ lái vấn đề linh tinh)
  • Xác định đúng dạng bài nghị luận (xem đề ra thuộc dạng nghị luận nào, từ đó hình dung được cách làm và các bước làm)
  • Phải thuộc bài, hiểu bài, làm chủ được kiến thức, biết vận dụng lí luận ở đâu, viết câu văn có hình ảnh ở đâu và đặc biệt phải biết cách tập hợp kiến thức Đối với một câu hỏi văn học, ít có một đáp án duy nhất. Vì vậy để lựa chọn được ý, xác định được rõ bản chất thì người đọc phải nắm chắc bản chất vấn đề mình lựa chọn là đúng đắn và có tính thuyết phục cao (ĐẶC BIỆT BÁM SÁT VÀO NGHĨA BỀ MẶT, KHÔNG TỔ LÁI LUNG TUNG) III. Thực hành xác định đoạn văn:

Tuy nhiên, văn phải có dẫn chứng mở rộng để đủ tầm kiến thức rộng rãi của mình. ⁕⁕⁕Hình thức đưa ra dẫn chứng: trước khi đưa ra dẫn chứng, bắt buộc sử dụng dấu. và dấu “” ( khi dẫn chứng một cách gián tiếp thì không dùng dấu “”).

  • Khi đưa dẫn chứng vào bắt buộc phải có phân tích để tạo lí lẽ và lập luận cho bài viết nhưng cần đặc biệt chú ý giữa lí lẽ và dẫn chứng phải luôn ăn khớp với nhau. Đối với dẫn chứng mở rộng, cần phân tích nhưng không sa đà vào phân tích quá nhiều, quá sâu, chỉ phân tích để phục vụ vấn đề mình đang nghị luận. Sau khi phân tích dẫn chứng phải có một câu tổng kết vấn đề nghị luận. Ví dụ: NGHỆ THUẬT HÀNH VĂN ﷴﷴﷴ I. GIỌNG VĂN VÀ SỰ THAY ĐỔI GIỌNG VĂN: Người viết ngoài việc thể hiện quan niệm, tư tưởng của mình thì nhất thiết còn phải bộc lộ được cảm xúc và giọng văn có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện màu sắc biểu cảm đó. Nhờ giọng văn người đọc có thể nhận ra người viết tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biếm, tự tin hay thiết tự tin.
  • Cần phải thay đổi giọng văn để bộc lộ nhiều trang thái cảm xúc khác nhau của người viết → tránh sự nhàm chán đơn điệu cho bài viết. Cách thay đổi giọng văn: 1ử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng:
  • Tôi/chúng tôi
  • Ta/chúng ta
  • Những người... “Tôi” phải khai thác một cách triệt để nhằm mục đích diễn đạt ẩn tác giả chủ quan của bản thân, thể hiện thái độ tự tin. VD:
  • Ngoài ra, người viết có thể thường xuyên dùng từ “tôi cho rằng, tôi nghĩ rằng, theo tôi”. Hệ thống từ nhân xưng này cũng cần phải được khai thác vì người viết phải lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm của người đọc, người nghe. Những từ nhân xưng này còn tạo cho vấn đề nghị luận trở nên khách quan hơn. VD: Chúng ta đều biết thời gian quyết định thành công cho cuộc sống và thời gian sẽ không đợi chờ một ai. Vậy nên tất cả chúng ta sẽ...

2ách gọi tên nhân vật, gọi tên tác giả:

  • Khai thác từ đồng nghĩa VD: Chị Dậu: Chị_mẹ cái Tí_vợ anh Dậu_Người đàn bà khốn khổ_Người phụ nữ mạnh mẽ... Các từ đồng nghĩa này phải sử dụng một cách hợp lí theo đúng chi tiết, tính cách nhân vật.
  • Với tác giả cũng giống như nhân vật, phải tránh từ đầu đến cuối gọi tên tác giả hoặc nhà thơ, nhà văn cũng phải thật sự linh hoạt thay đổi cách xưng hô.
  • Cần phải nắm rõ đặc điểm, tính cách, nét riêng biệt của nhà văn, nhà thơ. VD: Tố Hữu: nhà thơ_người con xứ Huế_người nghệ sĩ_tác giả “Từ ấy”...
  • Để tăng sự trân trọng, thân thiết giữa ngưởi viết và tác giả, có thể thay đổi giọng, xưng anh hay chị (lưu ý khi phải chắc chắn tác giả đó sáng tác vào giai đoạn nào, sinh bao nhiêu tuổi ?). 3ệ thống sử dụng liên từ: Vâng, đúng thế, không, chẳng lẽ, như vậy, như thế...
  • Sử dụng liên từ từ sẽ tạo được ấn tượng như người viết đang tranh luận và đối thoại với người đọc, đoạn văn sẽ sôi nổi hơn, gây sự tập trung với người đọc hơn. II. Dùng từ độc đáo:
  • Dùng từ hay, dùng từ độc đáo là một trong những yếu tố quyết định để có cách diễn đạt hay. Vậy nên là dùng từ hay, linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ. Chúng (tức là từ lột tả được thần thái của sự vật, sự việc một cách độc đáo, mới mẻ).
  • Để có được vốn từ hay cần hiểu, nắm chắc được vấn đề mình đang trình bày, tích lũy vốn từ bằng cách học tập ở các nhà văn, nhà phê bình nghiên cứu hoặc chọn lọc vốn từ giảng dạy của giáo viên phải đọc và ghi chép. VD: Chương XIII của tác phẩm “Tắt đèn” không khác gì một cái lòng chảo đã nguội đi lắng đọng lại một thứ buồn lưu niên, trên đó quằn lên một số sự vật, sự việc. III. Viết câu: Một bài văn nghị luận sử dụng tất cả các kiểu câu nhưng ở học sinh thì thường ưu tiên loại câu kể, trần thuật, câu tả. Tuy nhiên, muốn bài viết thành công phải đặc biệt khai thác và sử dụng câu nghi vấn một cách linh hoạt vì câu nghi vấn sẽ gây sự chú ý cho người đọc tạo ra tính tranh luận cho bài viêt và xác định được vấn đề một cách chắc chắn hơn. Câu nghi vấn có thể đặt ở đầu hoặc cuối đoạn một cách linh hoạt.

Ví dụ: Ở trùng vi thạch trận vòng thứ nhất , sông Đà hiện lên như một kẻ thù nham hiểm , xảo quyệt , không chỉ sóng gió mênh mang , hút nước , thác nước còn bầy binh bố trận “bọt tung trắng xóa cả một chân trời đá “. *Với những lối so sánh độc đáo , sông Đà hiện lên không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người . Ở đây , Nguyên Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá.

  • Trước hết chúng ta sử dụng phép so sánh trong một câu văn: VD: Có những cuốn sách đi qua cuộc đời ta như một cơn gió nhẹ nhàng cũng có những cuốn sách đi qua ta như một dòng chảy qua tâm hồn để lại phù sa lắng đọng.
  • Phải có mật độ trong việc sử dụng phép so sánh, tránh lạm dụng làm bài viết rơi vào khoa trương, nhạt nhẽo.  Liên hệ So sánh vấn đề nghị luận
  • Ngay cả khi đề bài không yêu cầu so sánh vẫn phải so sánh trong bài làm của mình để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, thể hiện người viết có kiến thức phong phú. Bài viết sẽ hay hơn, có hình ảnh hơn.
  • So sánh cốt là để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của vấn đề mình đang nghị luận chứ không phải phô trương kiến thức một cách lan man, mất trọng tâm, bài viết sẽ trở nên tản mạn, lạc đề. Ví dụ: Quang Dũng đã gắn bó với thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc trong suốt chặng đường hành quân “gót mòn hành quân hối hả”, từng địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khéo léo tiếp nối nhau đi vào những vần thơ êm dịu, mỗi nơi mà bước chân nhà thơ từng đi qua thì tâm hồn nhà thơ đều thấy yêu thương, gắn bó, ta cũng bắt gặp những tình cảm thắm thiết, sâu nặng như thế qua ý thơ của tác giả Chế Lan Viên: “Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương” (Tiếng hát con tàu).  Dẫn dắt vấn đề gián tiếp Ví dụ: * Nói về những sự mất mát đau thương , gian khổ mà chiến tranh gây ra Chế Lan Viên cũng từng viết “ Tôi qua những con sông Lào đâu chỉ uống vào thơ – Gặp nghìn nấm mộ - Và trăm bản Lào bom Mĩ đốt ra tro”. Ai cũng biết hiện thực của chiến tranh vô cùng khốc liệt. Chiến tranh là hi sinh , là mất mát , là đạn bom ác liệt. Sự thật tàn khốc ấy được Quang Dũng lột tả qua những câu

thơ “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc – Quân xanh màu lá dữ oai hùm” hay “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ “.

  • Xưa nay , có tình yêu nào mà không được đo bằng nỗi nhớ? trong ca dao nói “nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ như đứng đống lửa như ngồi đống than” còn trong truyện Kiều viết “Sầu đong càng lắc càng đầy/ ba thu dọn lại một ngày dài ghê” thì nay nỗi nhớ thiết tha, bổi hổi của người con gái khi yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật nồng nàn, say đắm hơn bao giờ hết qua khổ thơ sau: ..... Nỗi nhớ luôn đầy ắp không gian dù dưới lòng sâu hay trên mặt nước , nỗi nhớ ấy tràn ngập thời gian dù là ngày hay đêm. V. Lập luận phải sắc sảo, chặt chẽ ⁕ Muốn lập luận sắc sảo, chặt chẽ cần: Khi viết nên đặt mình vào vị trí của người đọc, tự cho rằng người đọc không cùng ý kiến với mình rồi gỉa định những lời phản bác của người đọc để lập luận, lí giải. VD: Cuộc sống với những hiện thực phong phú, phức tạp vừa là đối tượng hướng tới, vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn học. Quay lưng lại với cuộc sống, mới mẽ với những chuyện đúc chữ, luyện công. Lục Du- người đã vứt hàng ngàn câu thơ, lúc sắp mất để lại cho con lời chăn trối mang nặng chiêm nghiệm của một nhà thơ tài năng, đi trọn cuộc đời mới thấu hiểu cái lẽ “Công phu của thơ là ở ngoài thơ”. Thì ra sức nặng trong thơ, của những dòng chữ lại chính là ở cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia. Nhà thơ, nhà văn phải tìm đến đó để ngòi bút viết lên từ thứ mực từ chính cuộc đời được chưng cất đầy phức tạp, bộn bề. Văn học ra đời từ cuộc sống một cách tự nhiên như một thông lệ.
  • Lật đi lật lại vấn đề, vào trước đón sau.
  • Phải sử dụng thuần thục hệ thống từ lập luận: giả sử, nếu như, do đó, tuy thế... VI. Xác định làm văn là một phân môn thực hành VD: Xác định như vậy không có nghĩa là chúng ta coi thường lí thuyết nhưng trên thực tế thì đối với làm văn, muốn một bài văn hay bắt buộc phải thực hành. VII. Xác định làm văn là một phân môn thực hành Với học sinh còn một số lỗi sau: lập luận lộn xộn, dẫn chứng thiếu chính xác, luận điểm không rõ ràng, đó là những lỗi không thể xác định.

văn chương thì chỉ có đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với toàn bộ cơ cấu đời sống xã hội, với đối tượng phản ánh, với đời sống tinh thần phong phú của con người. Có như thế mới tránh được thái độ hạ thấp văn chương, xem văn chương là trò chơi chữ, là công việc nhàn rỗi, là trò mua vui giải trí tầm thường. II. CÁC CHỨC NĂNG CHỦ YẾU.

  1. Chức năng nhận thức cuộc sống của văn chương. Phạm Văn Ðồng đã từng phát biểu rất chí lí rằng: "Văn học nghệ thuật là công cụ để hiểu biết. Khám phá, sáng tạo lại thực tại xã hội". Văn chương nghệ thuật có chức năng nhận thức cuộc sống. Nhưng vì sao văn chương nghệ thuật khác các hình thức nhận thức khác? Sáng tạo văn chương nghệ thuật trước hết là một hành động nhận thức (tức là sự hiểu biết) nhận thức về sự vật, về con người, về đời sống xã hội và về cả chính bản thân mình nữa. Muốn sáng tạo trước hết phải nhận thức, phải hiểu biết. Bản thân sự nhận thức không phải là một cái gì bẩm sinh hay huyền bí, nó có nguồn gốc từ thực tiễn, từ trong lao động sản xuất, từ trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, xã hội của con người. Không hiểu biết cuộc sống thì cũng có nghĩa là không thể nhận thức và do đó không thể có văn chương nghệ thuật. Nhưng nhận thức không phải chỉ đơn thuần là hiểu biết theo nghĩa sát sạt của từ này, mà nó phải tiến lên cấp độ cao hơn là "khám phá" tức là phát hiện ra những mặt nào, yếu tố nào bản chất, là quy luật trong sự phức tạp, muôn màu muôn vẻ của hiện thực. Hiện thực là muôn màu, muôn vẻ, đa tạp, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên tồn tại lẫn lộn, nhiều khi cái bản chất, cái quy luật lại biểu hiện ra dưới hình thức cái ngẫu nhiên cái tạm thời, cái không bản chất. Văn chương nhận thức cuộc sống là phải luôn luôn tìm ra được cái quy luật của đời sống. Nếu không làm được điều đó thì ý nghĩa nhận thức của văn chương chỉ dừng lại ở hiểu biết đơn giản, máy móc và bên ngoài của hiện thực mà thôi. Lại nữa, văn chương không chỉ nhận thức để mà nhận thức, hiểu biết để mà hiểu biết mà là để sáng tạo ra một công cụ nhận thức mới cho con người. Ðó là tác phẩm văn chương. Cho nên, ngoài việc hiểu biết sâu sắc, rộng rãi về thế giới, văn chương còn phải khám phá ra phát hiện ra bản chất quy luật của thế giới. Sáng tạo là yêu cầu của mọi hình thức nhận thức của con người. Nhận thức của con người không phải là sự phản ánh thế giới một cách thụ động, máy móc mà là một sự sáng tạo lại một hiện thực mới cao hơn, hiện thực mà nhà văn đã nhận thức được. Và tác phẩm văn chương thực sự là một công cụ nhận thức khi nhà văn có sự sáng tạo đó. Tác phẩm văn chương sẽ hoàn thành sứ mạng là công cụ nhận thức khi người đọc tiếp xúc với nó không phải là tiếp xúc với cái thế giới mà mình đã nhận thấy ở ngoài đời mà tiếp xúc với thế giới mới hợp lí hơn, đáng sống hơn, nên có hơn. Nói văn chương nghệ thuật là một hình thái ý thức cũng có nghĩa là nói tới chức năng nhận thức đặc thù - văn chương nghệ thuật trong toàn bộ hệ thống ý thức của con người. Với ý nghĩa đó mà Phạm Văn Ðồng đã viết: "Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo lại thực tại xã hội. Nó là

khoa học (...). Nghệ thuật là một sự hiểu biết, văn học là một sự hiểu biết, khoa học là một sự hiểu biết, hiểu biết cao sâu lắm". Tóm lại: Văn chương có khả năng nhận thức vô cùng to lớn trên nhiều bình diện của hiện thực đời sống về tự nhiên cũng như về xã hội. Nhưng đó là sự nhận thức về phương diện triết học, chính trị, xã hội, tâm lí và thẩm mĩ... "Nó là cuốn sách giáo khoa về đời sống". Chức năng đó diễn ra trong quá trình nhà văn nhận thức hiện thực bằng tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật, đến lượt mình, trở thành một công cụ thẩm mĩ giúp người đọc nhận thức cuộc sống và hiện thực qua những khám phá và sáng tạo của nhà văn. 2. Chức năng giáo dục của văn chương. Văn chương một nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù, nhưng tựu trung vẫn là một hình thái ý thức xã hội, nó nằm trong quy luật nhận thức chung trên của con người. Vì vậy, văn chương không chỉ có chức năng nhận thức thế giới mà còn có chức năng cải tạo thế giới. Tác dụng cải tạo của văn chương, vì vậy là một thuộc tính tất yếu, là một đặc điểm mang tính quy luật, tính bản chất. Giáo dục của văn chương là làm thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, quan điểm, nhận thức của con người theo chiều hướng tiến bộ hoặc cách mạng, giúp cho con người từ chỗ tán thành đến hành động theo lí tưởng nhân vật hoặc lí tưởng tác giả. Hoặc bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động và hấp dẫn, tác giả giúp con người phân biệt được tốt xấu, đúng sai, từ đó liên hệ đến mình và xác định cho mình một thái độ một lập trường nhất định theo những điều đã hấp thụ qua tác phẩm. Tóm lại văn chương thực hiện chức năng giáo dục đối với bạn đọc ở những phương diện sau:

  • Học tập, nâng cao trình độ văn hóa.
  • Rèn luyện, trau dồi giác quan thẩm mĩ
  • Tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.
  • Cải tạo thế giới quan và quan điểm chính trị - xã hội. Bất cứ tác phẩm văn chương nào cũng có thể có tác dụng này hay tác dụng khác đối với người đọc có tác dụng tiêu cực, có tác dụng tích cực, có tác dụng nhất thời, có tác dụng vĩnh cửu. Văn chương thực hiện chức năng giáo dục bằng cách, trước hết, là ở tư tưởng của nhà văn thể hiện ngay trong việc nhận thức và phản ánh hiện thực. Tác phẩm văn chương là sản phẩm ý thức nhà văn, là kết quả hoạt động có mục đích của nhà văn. Qua tác phẩm người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm ký thác, truyền đạt một cái gì đó cho người đọc. Ðó là lập trường quan điểm, tư tưởng, ý nghĩ và những lời giải đáp cùng những ước vọng của người sáng tác trước cuộc sống. Những điều gửi gắm đó nếu rung động được lòng người thì giúp họ nhận thức được đúng đắn cuộc sống và khiến họ đi đến những suy nghĩ và hành động đúng. Thứ đến là nội dung tư tưởng, ở khuynh hướng tuyên truyền, động viên và giáo dục của tác phẩm từ các nhân vật điển hình đại diện cho tư tưởng tác giả thông qua tâm tư, suy nghĩ, triết lí sống của nhân vật được trình bày dưới dạng này

là tập trung nhất, là mãnh liệt nhất, là biểu hiện cao nhất của quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực. Trong đời sống tinh thần của con người thì nghệ thuật đảm đương trọng trách biểu hiện và truyền thụ cái đẹp. Những hình thái ý thức khác của xã hội như triết học, khoa học, ... đều có chức năng nhận thức và giáo dục của nó. Nhưng chỉ có trong nghệ thuật, chức năng thẩm mĩ mới được đặt ra một cách bắt buộc. Chức năng thẩm mĩ của văn chương bộc lộ ở chỗ: làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát triển năng lực, thị hiếu thẩm mĩ của con người. Cũng tức là, nghệ thuật làm thỏa Mácn nhu cầu về lí tưởng, ước mơ, sự hoàn thiện hoàn mĩ của con người trước thế giới. Nghệ thuật thực hiện chức năng thẩm mĩ bằng nhiều cách: Trước hết là làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc bằng việc miêu tả và phản ánh cái đẹp trong tự nhiên và xã hội. Cái đẹp là cái khả năng đưa đến cho người ta một khoái cảm, một thích thú, một niềm xúc động khi con người nhìn thấy hoặc thưởng thức. Những cái được gọi là đẹp phải là cái chân thực, sinh động, hài hòa, thống nhất được cái mặt tiêu biểu và đa dạng của sự vật, có khả năng tác động trực tiếp vào giác quan con người (thị giác và thính giác). Việc phản ánh này thường có chọn lọc và gắn liền với quá trình điển hình hóa, tài năng sáng tạo của nghệ sĩ. Nhờ vậy, cái đẹp của đời sống khi đã được đưa vào nghệ thuật thì nó đẹp gấp bội. Bởi vì ngoài đời sống, nó đã đẹp, khi đi vào nghệ thuật nó lại qua bàn tay trau chuốt gọt dũa của nhà văn. Thử đơn cử một ví dụ, bài ca dao sau: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Nói đến sen là nói đến đẹp. Sen là đẹp, nhưng chỉ nhìn nó ở ngoài đời thì chưa thấy hết cái đẹp của nó. Phải nhìn nó trong nghệ thuật ta mới thấy hết, càng nhìn càng thấy đẹp, đẹp từ màu sắc, hương vị, hình thức, phẩm chất. Giải thích cái đẹp trong nghệ thuật có phần duy tâm, nhưng Hégel đã khẳng định: "Ngay bây giờ chúng ta có thể khẳng định rằng cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp của tự nhiên". Nghệ thuật không chỉ miêu tả, phản ánh cái đẹp trong tự nhiên, xã hội mà còn sáng tạo ra cái đẹp mới vốn không có trong hiện thực - tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là kết tinh tài năng sáng tạo trên cơ sở chất liệu hiện thực chứ không phải là bản thân hiện thực. Nó không chỉ là tư tưởng, tình cảm tài năng của nhà văn mà nó còn là cái đẹp mới. Bên cạnh cái đẹp của tự nhiên: vừng trăng, bầu trời, ánh sáng, cánh cò, giòng sông... là cái đẹp do bàn tay nghệ sĩ tạo ra: áng thơ, bản nhạc, điệu múa... đây là một tự nhiên đẹp thứ hai. Nghệ thuật phát huy tác dụng chức năng thẩm mĩ đối với con người bằng cách rèn luyện năng lực thẩm mĩ cho con người trên rất nhiều bình diện.

Nghệ thuật làm cho cảm xúc thẩm mĩ của con người ngày một tinh tế. Do tiếp xúc với nghệ thuật mà các giác quan của con người tinh tế, nhạy bén, đi đến khả năng cảm thụ nhiều hơn, lớn hơn. Ví dụ giữa tai người không rành nhạc và rành nhạc, có tiếp xúc rèn luyện nhiều. Người rành nhạc có lỗ tai có khả năng thẩm âm tốt hơn người không rành nhạc. Nghệ thuật đào tạo năng khiếu thẩm mĩ, tức là tạo ra năng lực sáng tạo, đánh giá cái đẹp của con người. Năng lực thẩm mĩ là một sự trao truyền, học tập lẫn nhau qua nhiều thế hệ. Không ai có thể sáng tạo hay thưởng thức được nghệ thuật nếu không biết đến nghệ thuật là gì. Chỉ có tôi luyện trong nghệ thuật thì năng lực nghệ thuật mới phát triển. Nghệ thuật cung cấp cho con người quan điểm thẩm mĩ, thái độ thẩm mĩ một cách sinh động và sâu sắc. Vì con người tiếp thu nó không phải dưới dạng kết luận, phán đoán trừu tượng như trong khoa nghiên cứu nghệ thuậtông một bài giảng về nghệ thuật nào có thể thay thế được điều mà con người trực tiếp nhận qua tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật xây dựng cho con người lí tưởng thẩm mĩ. Con người, sản phẩm đẹp nhất của tạo vật là đối tượng của nghệ thuật. Nghệ thuật đã chọn cho mình một đối tượng đặc biệt: tinh hoa của trời đất, "người ta là hoa đất" (Tục ngữ), "Con người là cái đẹp nhất trong thế giới mà chúng ta cảm giác được" (Tchernychevski), "Con người là lí tưởng của cái đẹp" (Kant). Nhưng nghệ thuật vẫn xây dựng những con người lí tưởng. Ðó là lí tưởng thẩm mĩ. Vì mục đích nghệ thuật là không phải chụp lại , hay tái hiện tất cả những gì về phẩm chất mà con người hiện có. Con người trong nghệ thuật là con người sẽ có, cần có. Ðó là con người lí tưởng. Do bản thân con người không bao giờ tự thỏa Mácn với mình mà luôn luôn có nhu cầu vươn lên cái cao xa hơn - vươn lên con người lí tưởng. PHẦN HAI: VĂN CHƯƠNG, NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ I. Ngôn từ- chất liệu của văn chương: 1. Ngôn từ- chất liệu duy nhất để xây dựng hình tượng của văn chương Tất cả các loại hình nghệ thuật, kể cả văn chương, đều thống nhất ở một điểm cơ bản là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Nhưng sở dĩ các loại hình nghệ thuật đều song song tồn tại, và dường như là để bổ sung cho nhau là vì đặc trưng hình tượng của các loạt hình nghệ thuật đó khác nhau trên nhiều điểm cơ bản. Chẳng hạn, hình tượng của nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc là có tính chất tĩnh và chiếm một khoảng không gian nhất định; hình tượng của nghệ thuật âm nhạc, điện ảnh... có tính chất động và diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định v... Vậy, cái gì đã khiến cho hình tượng các loại hình nghệ thuật có đặc điểm riêng biệt đó? Lí do trên hết và trước hết chính là ở đặc trưng của chất liệu xây dựng nên hình tượng nghệ thuật của chúng. Chất liệu màu sắc, đường nét của hội họa khác hẳn chất lượng âm thanh của âm nhạc, hình khối của

trong đầu óc chúng ta. Sự vật, hiện tượng nào chúng ta tiếp xúc nhiều thì hiện lên càng rõ. Chính vì vậy mà ngôn ngữ tuy là vỏ vật chất nhưng có khả năng biểu đạt được một cách hình tượng cuộc sống xã hội cùng những cảm xúc, suy tư, thái độ của con người trước cuộc sống. Âm thanh trong âm nhạc, màu sắc trong hội họa, gỗ đá trong điêu khắc, trước hết chúng chỉ là vật vô tri, vô giác của tự nhiên, có sẳn trong tự nhiên. Trong lúc đó, ngôn ngữ là của cải của xã hội, nó không vô tri mà bất cứ đơn vị nào cũng là yếu tố của tư tưởng. Vì vậy mà rất thường khi trong tác phẩm văn chương ta bắt gặp những câu như là những lời nói bình thường với những từ chỉ có nghĩa đen - gợi lên sự vật bình thường nhưng nó vẫn mang tính hình tượng. Chỉ bởi các từ đó đã gợi ra các sự vật. Tính hình tượng của ngôn từ tồn tại trong bản thân nó mà người ta dễ nhận ra ở loại từ tượng hình, tượng thanh, mô tả cảm giác và tâm trạng. Chẳng hạn: - Chị ấy năm nay còn gánh thóc. Dọc bờ sông trảng nắng chang chang - Kẽo cà, kẽo kẹt, Kẽo cà, kẽo kẹt Tay em đưa đều, Ba gian nhà nhỏ Ðầy tiếng võûng kêu. Tính hình tượng của ngôn từ còn thể hiện ở các phương thức chuyển nghĩa: tỷ dụ, ẩn dụ, hoán dụ... - Nghe như cưa xe, tiếng ve rít dài - Nghìn tay than chảy rạch máu trời xanh - Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh Lời nói là hình thức tồn tại cụ thể của ngôn ngữ, là hành động cá nhân mang tư tưởng, tình cảm, ý chí nguyện vọng cá nhân. lời nói không bao giờ vô chủ cả, má bao giờ cũng là phát ngôn của một chủ thể. Như thế qua lời nói mà ta nhận ra người nói, ở đây, ngôn từ bộc lộ khả năng nghệ thuật của mình ở giác độ cá thể hóa. II. ÐẶC TRƯNG CỦA NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ

  1. Tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ. a. Hình tượng ngôn từ thiếu tính trực quan Tính độc đáo của chất liệu xây dựng nên hình tượng văn chương là ngôn từ đã khiến cho hình tượng văn chương mang tính phi vật thể. Ðược xây dựng từ chất liệu ngôn từ, hình tượng văn chương không tác động trực tiếp vào các giác quan của chúng ta, dù là thị giác hay thính giác. Người thưởng thức tác phẩm văn chương được gọi là độc giả còn người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật thường được gọi là khán giả, mặc dầu cả 2 loại người này đều dùng mắt cả. Chỉ bởi, đối với văn chương không ai trực tiếp nhìn, ngắm

hình tượng của nó bằng mắt cả. Các hình tượng văn chương hiện lên trong óc người thưởng thức bằng trí tưởng tượng. Người đọc phá vỡ ý nghĩa các từ, câu để liên tưởng với các biểu tượng về đối tượng được miêu tả, nhờ vào trí tưởng tượng mà người đọc dường như tái tạo đối tượng miêu tả mà văn bản chỉ ra. Như thế chúng ta không sờ thấy, nghe thấy, nhìn thấy trực tiếp tượng văn chương. Các hình tượng văn chương thiếu tính trực quan, chúng phi vật thể. Nghệ thuật là quy luật của tình cảm, mà tình cảm chỉ xuất hiện khi con người tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng cụ thể. Ðứng về phương diện này, văn chương phải nhường chỗ cho các nghệ thuật khác. Tính phi vật thể của hình tượng văn chương đã không thể tạo ra được tri giác cảm tính trực tiếp. Ðây là một khiếm khuyết, nhiều khi không phải là nhỏ của văn chương. Ðể khắc phục tình trạng đó, nghệ sĩ ngôn từ luôn luôn phấn đấu cho các hình tượng vật thể của mình trở nên hữu hình. Vì vậy, mà tính tạo hình là một thuộc tính của hình tượng văn chương. Người xưa thường nói thi trung hữu họa, ngày nay Gorki đã gọi văn chương là nghệ thuật tạo hình bằng phương tiện ngôn ngữ. Chính những biểu tượng hữu hình mà ngôn từ gợi nên đã khiến cho độc giả có cảm giác là có thể cảm thụ nghệ thuật văn chương bằng thị giác. b. Hình tượng nghệ thuật ngôn từ tác động tới mọi giác quan của độc giả Nếu như các ngành nghệ thuật khác, hình tượng của nó chỉ có thể cảm thụ bằng 2 giác quan là thị giác và thính giác, thì hình tượng phi vật thể của văn chương lại có năng tác động tới người đọc không chỉ ở cơ quan thị giác mà cả thính giác, vị giác và khứu giác. Ðộc giả dường như phải vận dụng mọi cơ quan cảm giác để tiếp nhận hình tượng văn chương. Những câu thơ sau đây ta phải dùng thị giác để tiếp nhận màu sắc, hình khối của hiện thực:

Hình tượng nhân vật trọng tác phẩm văn học là gì?

Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Nhân vật văn học là một khái niệm không còn quá xa lạ đối với không chỉ các nhà nghiên cứu mà với cả bạn đọc.

Nhân vật trọng văn bản văn học là gì?

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.

Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí nhà văn của ai?

Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: "Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc". "Nhà thơ tư duy bằng hình tượng" (Biêlinxki).

Tình huống truyện là gì lí luận văn học?

Tình huống truyện là hoàn cảnh, không gian, thời gian diễn ra những sự kiện đặc biệt, thông qua hoàn cảnh đó góp phần bộc lộ tính cách nhân vật cũng như nội dung tư tưởng của tác phẩm.