Lính đánh thuê và bộ đội đặc chủng so sánh

Hiện nay, có một loài côn trùng mới là bọ vòi voi gây hại trên các vườn dừa ở một số tỉnh trồng dừa, trong đó đã có xuất hiện ở các vườn dừa tỉnh Bến Tre. Đây là loài côn trùng gây thiệt hại khá nghiêm trọng, làm rụng trái hàng loạt hoặc làm trái dị dạng, kém phát triển và có khả năng lây lan rất lớn. Vì thế, nông dân cần cảnh giác, phát hiện sớm để có biện pháp ngăn chặn, hạn chế phát tán trên diện rộng.

Trưởng thành của bọ vòi voi.

Theo GS. TS Nguyễn Thị Thu Cúc-Trường Đại Học Cần Thơ xác định bọ vòi voi có tên khoa học là Diocalandra frumenti thuộc bộ Coleoptera, họ Curculionidae. Bọ vòi voi phân bố ở khu vực châu Á gồm các quốc gia Bangladesh, India, Indonesia, Japan, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Taiwan, Thailand.

Trưởng thành vòi voi là côn trùng bộ cánh cứng màu nâu đen. Cánh trước có 2 đốm vàng ở đầu cánh và cuối cánh. Trưởng thành sợ ánh sáng, hoạt động mạnh lúc chiều tối, chúng sống ở nơi tiếp xúc giữa hai trái hoặc gần cuống trái. Chiều dài con trưởng thành khoảng 7-8 mm, chiều ngang khoảng 1,5 mm. Ấu trùng màu vàng lợt [chưa xác định được tuổi], sống bằng cách đục thành đường hầm trong vỏ trái. Trứng được đẻ trên vỏ trái gần cuống trái hoặc bên trong vỏ trái [nơi có sẵn đường hầm do ấu trùng phá hại trước đó].

Triệu chứng bọ vòi voi gây hại trên trái non.

Tại Việt Nam, bọ vòi voi Diocalandra frumenti hầu như chưa có tài liệu nghiên cứu về chúng. Theo một số tài liệu nước ngoài cho biết vòng đời của bọ vòi voi Diocalandra frumenti từ 2-3 tháng, trãi qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.

Trái dừa bị hại thường có 3-5 con bọ vòi voi trưởng thành. Chúng thường tập trung quanh “mầu” dừa, làm phần non nơi tiếp giáp với “mầu” dừa có những vệt nứt dài, bị thối nâu. Trái bị hại có nhiều vết nhựa chảy ra từ vết đục, quanh cuống trái. Nhựa màu trong suốt sau đó chuyển sang màu vàng, vàng nâu và khô cứng. Tại nơi vết nhựa chảy ra thường có phân đi kèm [có thể do phân ấu trùng thải ra]. Ấu trùng gây hại bằng cách đục vào vỏ trái, chúng có thể đục vào tới gáo dừa [giai đoạn trái non]. Chúng tấn công khi trái dừa còn non [khoảng bằng nắm tay]. Nếu tấn công trái dừa non sẽ làm trái bị rụng sớm, đôi khi rụng cả quày, chỉ còn trơ lại chà dừa. Nếu tấn công khi trái lớn [trên 3 tháng tuổi] sẽ làm trái méo mó, kích thước nhỏ.

Với tình hình trên, nhà vườn cần quan sát kỹ vườn dừa để theo dõi sự xuất hiện của bọ vòi voi. Khi thấy dừa non bị rụng nhiều, nhìn kỹ phần cuống trái sẽ thấy sự hiện diện của chúng. Vệ sinh vườn dừa thường xuyên cho thông thoáng cũng hạn chế sự phát triển của bọ vòi voi. Phát hiện những trái bị nhiễm nên tiêu hủy để hạn chế phát tán lây lan. Xông hơi khử trùng dừa giống trước khi xuất vườn để hạn chế lây lan vì những trái dừa để giống đôi khi vẫn còn sự hiện diện của ấu trùng vòi voi trên những kẻ nứt của trái. Vì đây là loại côn trùng mới nên chưa có loại thuốc nào chính thức đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật để trừ bọ vòi voi trên cây dừa. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm phòng trừ bọ vòi voi của tỉnh Kiên Giang thì sử dụng thuốc gốc Fipronil phun bọ vòi voi có hiệu quả.

Delta và SEAL Team 6 nằm trong một bộ tư lệnh, nhưng có nhiều khác biệt về văn hóa, phương thức tuyển mộ và năng lực tác chiến.

Lính biệt kích Mỹ tham gia tuyển chọn vào Delta. Video: Military.

SEAL Team 6 mang tên gọi chính thức là Nhóm Phát triển Tác chiến đặc biệt Hải quân [DEVGRU] và Đội đặc nhiệm Biệt phái Delta số 1 [1st SFOD-D hay Delta] là các lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất trong quân đội Mỹ. Tuy nhiên, hai đơn vị này dường như không có điểm gì chung ngoài việc cùng nằm trong biên chế Bộ tư lệnh Các chiến dịch Đặc biệt Liên quân [JSOC] và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ tối mật khác nhau, theo SOFREP.

Văn hóa và nhiệm vụ

Các thành viên Delta có sự khác biệt lớn về nền tảng đào tạo, do họ xuất thân từ nhiều đơn vị khác nhau trong các quân binh chủng của Mỹ, thậm chí có cả cựu đặc nhiệm SEAL. "Mọi lính Delta đều được đối xử bình đẳng, bất kể đơn vị họ từng phục vụ", Craig Sawyer, cựu đặc nhiệm từng phục vụ trong cả lực lượng SEAL và Delta, khẳng định.

Trên thực tế, đa phần thành viên Delta đến từ Trung đoàn biệt kích số 75 lục quân Mỹ. Trong khi đó, lính đặc nhiệm SEAL Team 6 đều xuất thân từ hải quân. "Các ứng viên SEAL phải chứng tỏ được bản thân trong khả năng làm chủ trang bị mới, nắm các chiến thuật và các quy tắc giao chiến trước khi được chấp nhận vào lực lượng này", Sawer nói.

Hai lực lượng này cũng có sự khác biệt về nhiệm vụ chủ đạo. SEAL Team 6 tập trung vào hoạt động tìm kiếm và tiêu diệt khủng bố, trong khi đặc nhiệm Delta được tối ưu cho công việc bảo đảm an ninh nội bộ ở nước ngoài và tác chiến phi truyền thống.

Tuyển mộ và huấn luyện

Hai năm một lần, Delta tổ chức khóa tuyển chọn thành viên kéo dài một tháng ở dãy núi Appalachian với sự tham gia của hàng trăm ứng viên đến từ lực lượng đặc nhiệm và các quân binh chủng khác nhau.

Dù họ từng trải qua nhiều khóa huấn luyện khắc nghiệt trước đó, tỷ lệ trượt vẫn thường ở trên mức 90%. Các ứng viên hoàn thành khóa tuyển chọn vẫn có thể bị loại nếu không được hội đồng giám khảo đồng ý.

Sau khi vượt qua vòng loại, các ứng viên phải tham gia Khóa huấn luyện Đặc nhiệm [OTC] kéo dài 6 tháng, nơi có 30-40% binh sĩ tiếp tục bị loại vì không thể theo kịp quá trình huấn luyện căng thẳng.

Ứng viên SEAL Team 6 trong bài kiểm tra thể lực. Ảnh: Navy Times.

Trong khi đó, SEAL Team 6 tuyển mộ thông qua việc nộp hồ sơ ứng tuyển và khóa huấn luyện "Green Team". Khác với Delta, mọi ứng viên ứng tuyển vào SEAL Team 6 đều đến từ lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ. Sau khi nộp hồ sơ, thông tin cá nhân và ảnh của họ sẽ được dán trên tường ở hành lang để từng thành viên SEAL Team 6 quyết định cho gia nhập đơn vị hay không.

Nếu ứng viên được chấp thuận, họ sẽ góp mặt vào khóa huấn luyện "Green Team", tương tự OTC của Delta nhưng chỉ diễn ra một lần trong năm, nơi thường có 50% binh sĩ thất bại.

Cả hai đơn vị này đều có vũ khí trang bị tốt nhất và được đào tạo chuyên sâu về khả năng tác chiến trong không gian hẹp, giải cứu con tin, bắt giữ mục tiêu giá trị cao và các nhiệm vụ đặc biệt khác. Tuy nhiên, SEAL Team 6 được huấn luyện sâu hơn về các hoạt động tác chiến trên biển do đặc thù của hải quân.

Năng lực tác chiến

SEAL Team 6 và Delta đều thực hiện các chiến dịch đặc biệt như chống khủng bố, giải cứu con tin, trực tiếp tham chiến và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Họ có thể đổi vai trò cho nhau ở mọi thời điểm và luôn tiến hành các chương trình trao đổi chuyên môn.

Đặc nhiệm Delta xuất hiện ở khu vực biên giới Syria năm 2017. Ảnh: Reddit.

Khi thực hiện nhiệm vụ cơ bản trên bộ và chống phục kích, Delta có phần vượt trội so với SEAL Team 6. Lính Delta hầu hết xuất thân từ lục quân và được huấn luyện bài bản về tác chiến trên bộ, trong khi SEAL Team 6 chuyên về tác chiến trên biển, khó có thể chuyển hoàn toàn sang vai trò bộ binh.

Thành viên hai đội đặc nhiệm hàng đầu của Mỹ luôn biết giữ bí mật về hoạt động của mình. Tuy nhiên, do các nguồn tin từ chính phủ bị rò rỉ, việc đảm bảo hoạt động bí mật rất khó khăn. Trên thực tế, SEAL Team 6 thường được chú ý nhiều hơn khi thực hiện các nhiệm vụ có sự bảo mật cao.

"Kỷ luật trong việc giữ bí mật là rất nghiêm khắc, nếu thành viên nào tiết lộ, họ sẽ bị đưa vào danh sách đen", Sawyer nhấn mạnh.

Chủ Đề