Lộ trình tăng lương đến 2023

Phấn đấu cải cách tiền lương và chính sách BHXH giai đoạn 2023-2025 [Hình từ Internet]

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phấn đấu thực hiện cải cách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội cùng với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương.

Ngoài ra, trong mục tiêu công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính -ngân sách nhà nước 03 năm 2023 -2025 xác định các nội dung khác như sau:

- Đẩy mạnh thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển KTXH;

-Tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công gắn với phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Xem thêm tại Chỉ thị 12/CT-TTg ban hành ngày 22/7/2022.

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Sau khi nghe báo cáo, ý kiến của các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành viên Chính phủ dự họp, kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phương án sử dụng số tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương là đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. 

Về cơ bản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề nghị của Chính phủ. Riêng với khoản tiết kiệm chi từ chậm trả lãi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây thực tế là tiền giảm dự toán so với số chi trả nợ, nên không xác định là khoản tăng thu tiết kiệm chi. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không đưa khoản này vào nguồn phân bổ số tăng thu, tiết kiệm chi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với phương án phân bổ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi do Chính phủ trình, trong đó có khoản bổ sung vốn cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội là 2.200 tỷ đồng; bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương là hơn 21.661 tỷ đồng.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại các phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội, rất nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất trong khi chưa thực hiện cải cách tiền lương thì cần điều chỉnh tiền lương vào khoảng 1-7 hằng năm. Trước đây, hằng năm vẫn có điều chỉnh tăng lương khoảng từ 7% đến 8%, nhưng 3 năm qua thì chưa thực hiện được do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong khi đó, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức cũng rất khó khăn.

“Năm nay khó khăn thì thôi, nhưng năm sau các đồng chí tính toán việc này, vì suy cho cùng đó cũng là chi cho đầu tư phát triển, suy cho cùng cũng là vấn đề kích cầu. Nếu điều chỉnh 7% cũng không phải là lớn, ngân sách có thể tính toán được”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Với các phương án phân bổ khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ. Riêng với số vốn còn lại chưa phân bổ là 11.836 tỷ đồng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính sớm thống nhất phương án với Ủy ban Tài chính, Ngân sách. Các phương án được đề xuất là bố trí nguồn tăng cường cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giảm áp lực về bội chi và nợ công, xem xét thưởng thêm cho một số địa phương vượt thu, bố trí cho một số dự án đầu tư công có nhu cầu cấp bách và có thể hoàn thành ngay trong năm 2022. Nếu Chính phủ không xây dựng phương án sử dụng khoản này thì đề nghị giảm bội chi để tăng chi trả nợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

CHIẾN THẮNG

[TBTCO] - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 47/2022/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước [NSNN] năm 2023, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2023 - 2025, trong đó đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt một số nguyên tắc chung trong xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 theo đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công, các luật có liên quan; các quy định của pháp luật về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển [ĐTPT], chi thường xuyên NSNN; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách, chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các nghị quyết của trung ương, Bộ Chính trị.

Tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương trong năm 2023. Ảnh: TL.

Đồng thời, tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 [Khóa XII].

Các bộ, ngành phải ưu tiên nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở ở những nơi cần thiết, cấp bách; tăng cường thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số; chú trọng cải cách hành chính theo hướng hiện đại, đổi mới việc thực hiên cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiết giảm chi phí.

Các bộ, ngành, địa phương cũng cần quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện tiết kiệm triệt để, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2023 để hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Tiết kiệm, chống lãng phí từ khâu xác định nhiệm vụ chi

Các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện tiết kiệm triệt để, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ.

Chủ Đề