Loại hình công ty là gì năm 2024

+ Không được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ cho người khác, trừ trường hợp được quy định khác bởi luật đặc biệt.

+ Không được phát hành cổ phần [trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần].

+ Được phát hành trái phiếu theo quy định.

- Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 1 thành viên như sau:

+ Được tổ chức và hoạt động theo một trong hai mô hình: Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc Tổng giám đốc, hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

+ Chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp Nhà nước thì công ty bắt buộc thành lập Ban kiểm soát, trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, kiểm soát viên thực hiện theo đúng quy định.

+ Chủ sở hữu công ty là cá nhân thì có Chủ tịch công ty, giám đốc, hoặc Tổng giám Đốc.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ hai đến tối đa 50 thành viên, là các cá nhân, tổ chức hoặc cả cá nhân và tổ chức, sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của công ty theo tỷ lệ góp vốn và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có đặc điểm sau:

+ Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Có thể chuyển nhượng vốn điều lệ cho người khác theo quy định của luật và điều lệ công ty.

+ Phần vốn góp chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51, 52, 53 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

+ Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

+ Công ty được phát hành trái phiếu theo quy định.

- Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau:

+ Công ty có Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

+ Công ty là doanh nghiệp là Nhà nước theo quy định và công ty con của doanh nghiệp Nhà nước phải thành lập Ban kiểm soát, các trường hợp khác do công ty tự quyết định.

3. Công ty cổ phần

Tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty Cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần gọi là cổ phần và thành viên của công ty là các cổ đông sở hữu một hoặc nhiều cổ phần. Công ty cổ phần có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn.

- Công ty cổ phần gồm có:

+ Cổ phần: Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau.

+ Cổ đông: Có thể là cá nhân, hoặc tổ chức, trong đó, tối thiểu là 3 cổ đông, không giới hạn số cổ đông tối đa.

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp.

+ Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định.

+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Công ty có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán của công ty.

- Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần có thể hoạt động theo 1 trong 2 mô hình sau:

+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Lưu ý, trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% cổ phần thì không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát.

+ Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị , giám đốc/Tổng giám đốc. Trong đó, ít nhất 20% thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập, có UB kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của UB kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

4. Công ty hợp danh

Theo Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 thì Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung [sau đây gọi là thành viên hợp danh]. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

5. Doanh nghiệp tư nhân

Theo Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm sau đây:

+ Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

+ Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn

Loại hình của công ty là gì?

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, Việt Nam hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.

Công ty là loại hình làm việc gì?

- Là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu. - Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. - Có tư cách pháp nhân khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Có bao nhiêu loại công ty theo luật doanh nghiệp Việt Nam?

Theo ghi nhận tại Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính đó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp được định nghĩa như thế nào?

  1. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh [theo Khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2020]. 2] Được thừa nhận là thực thể pháp lý.

Chủ Đề