Lợi thế cạnh tranh của ngân hàng Vietcombank

Toàn cảnh Đại hội cổ đông Vietcombank - Ảnh: VGP/Huy Thắng

Ngày 29/4, Vietcombank tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Đại hội xem xét phê duyệt các định hướng lớn và chỉ tiêu hoạt động kinh doanh cơ bản cho năm 2022. Cụ thể gồm phương châm hành động: Chuyển đổi - Hiệu quả - Bền vững và quan điểm chỉ đạo điều hành: Trách nhiệm - Quyết liệt - Sáng tạo.

Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt

Chủ tịch HĐQT Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Vietcombank năm 2021 đạt 27.389 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020. Huy động vốn, tín dụng đều tăng trưởng ở mức cao [tương ứng tăng 9% và 15% so với năm 2020], vượt kế hoạch đề ra, góp phần tích cực cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỉ lệ nợ xấu rất thấp [0,63%], tỉ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt mức cao nhất trong ngành ngân hàng [424%]. Đặc biệt, Vietcombank đã trích lập 100% dự phòng rủi ro cho dư nợ cơ cấu, sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Doanh số thanh toán quốc tế lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD, giúp thị phần tiếp tục được mở rộng.

Vietcombank đã thực hiện trả cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 12% và bằng cổ phiếu với tỉ lệ 27,6%, tăng vốn điều lệ lên mức 47.325 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh ấn tượng của Vietcombank đã được thị trường đón nhận rất tích cực, đưa quy mô vốn hóa của ngân hàng đạt 16,7 tỷ USD khi khép lại năm 2021.

Với hiệu quả kinh doanh vượt trội, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước với quy mô nộp ngân sách xấp xỉ 11.000 tỷ đồng trong năm 2021. 

Bên cạnh đó, Vietcombank cũng chủ động, tích cực tham gia các hoạt động an sinh vì cộng đồng, thể hiện rõ trách nhiệm xã hội của một thương hiệu lớn. Trong năm 2021, Vietcombank đã thực hiện các chương trình an sinh xã hội với tổng số tiền cam kết xấp xỉ 723 tỷ đồng, trong đó ủng hộ phòng chống dịch bệnh COVID-19 số tiền xấp xỉ 381 tỷ đồng. Vietcombank đã triển khai một loạt các chương trình, hoạt động ủng hộ, ưu đãi, tri ân các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, đặc biệt là đội ngũ y, bác sĩ.

Phấn đấu đạt chỉ tiêu cao, tích cực tham gia làm lành mạnh hệ thống

Các chỉ tiêu chính năm 2022 của Vietcombank là: Tổng tài sản tăng 8%; huy động vốn tăng 9%; dư nợ tín dụng tối đa tăng 15%; lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 12%; tỉ lệ nợ xấu thấp hơn 1,5%; chi trả cổ tức theo phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; các tỉ lệ bảo đảm an toàn hoạt động theo quy định hiện hành của NHNN.

Theo Chủ tịch Phạm Quang Dũng, 6 đột phá chiến lược trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank là: Triển khai chương trình và kế hoạch hành động chuyển đổi số đúng tiến độ đã được HĐQT phê duyệt; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng nguồn nhân lực thích ứng cho chuyển đổi số, phát triển văn hóa số trong VCB; đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu gắn với chuyển dịch cơ cấu hoạt động theo các trụ cột kinh doanh [bán lẻ, dịch vụ, đầu tư và kinh doanh vốn]; phát huy thế mạnh tổng thể của toàn hệ thống VCB; đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách; triển khai đúng tiến độ với tinh thần quyết tâm cao nhất phương án tham gia tái cơ cấu một TCTD.

Ba trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh gồm: Tăng trưởng tín dụng gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng hiệu quả bền vững; duy trì, phấn đấu cải thiện tỷ trọng thu nhập phi tín dụng, trọng tâm là thu nhập từ dịch vụ, mở rộng các sản phẩm dịch vụ trên kênh số, nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm của khách hàng, giữ chân khách hàng tạo nền tảng gia tăng thu dịch vụ trong tương lai; cơ cấu danh mục nguồn vốn theo hướng gia tăng hiệu quả.

Đại hội đồng cổ đông VCB cũng sẽ xem xét thông qua chủ trương Vietcombank tham gia tái cơ cấu bằng hình thức nhận chuyển giao bắt buộc [CGBB] một TCTD yếu kém.

Lãnh đạo Vietcombank khẳng định, việc tham gia tái cơ cấu các TCTD yếu kém là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và NHNN nhằm hỗ trợ TCTD được CGBB từng bước khôi phục hoạt động bình thường, khắc phục các yếu kém, trở thành ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, bảo đảm khả năng hoạt động liên tục.

Với vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, việc Vietcombank tham gia tái cơ cấu các TCTD yếu kém khẳng định vị thế và trách nhiệm của ngân hàng trong việc góp phần bảo đảm sự an toàn, phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.

Đại diện Vietcombank nêu rõ, một trong các nguyên tắc nhận CGBB là bảo đảm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thông thường và danh tiếng của VCB; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các cổ đông và cán bộ công nhân viên VCB. Với việc nhận CGBB, Vietcombank sẽ có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới hoạt động, tốc độ tăng trưởng… và có thể nhận sáp nhập, hoặc tiếp tục duy trì TCTD được CGBB như một ngân hàng con, hoặc bán/chuyển nhượng TCTD cho nhà đầu tư mới; tạo cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông Vietcombank.

Sau CGBB, TCTD được CGBB là pháp nhân độc lập, không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính vào báo cáo của Vietcombank. Vietcombank không góp vốn vào TCTD trong thời gian TCTD còn lỗ lũy kế. TCTD được CGBB và Vietcombank sẽ được nhận các biện pháp hỗ trợ theo quy định của pháp luật và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Anh Minh


Báo cáo tài chính mới công bố của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] cho thấy, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2017 của Vietcombank lên đến 11.337 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2016. Con số lãi 11.018 tỷ đồng mà lãnh đạo ngân hàng này đưa ra trước đó là mức lãi riêng lẻ.

Mức lãi vượt trội của Vietcombank năm qua được nhận định là còn "khiêm tốn" bởi ngân hàng này hoàn toàn có thể ghi nhận mức lãi cao hơn nếu giảm mức độ trích lập dự phòng. Hiện tỷ lệ bao nợ xấu [dự phòng nợ xấu trên tổng nợ xấu] thuộc hàng cao nhất hệ thống, nghĩa là trích lập dự phòng đầy đủ nhất, thậm chí vượt lượng cần trích lập, hay theo cách nói của Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành là "không thể trích hơn".

Tất nhiên, lợi nhuận "hụt đi" do Vietcombank trích lập dự phòng "quá thận trọng" không mất đi đâu cả và sẽ được hoàn nhập với lượng lớn vào các năm tới. Đây là "lợi thế vượt trội" đầu tiên của Vietcombank trong cuộc đua lợi nhuận ngân hàng năm 2018 và nhiều năm sau.

"Lợi thế vượt trội" thứ hai của Vietcombank là về lượng nguồn vốn giá rẻ.

Theo tiết lộ của Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành, đến hết năm 2017, cơ cấu tiền gửi giá rẻ đã chiếm đến gần 50% trong tổng huy động vốn của Vietcombank. "Điều đó tạo cơ sở để Vietcombank có điều kiện giảm thấp nhất mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng", ông Nghiêm Xuân Thành cho hay.

Nhìn sơ bộ thông qua báo cáo tài chính cũng có thể thấy ngay lợi thế này của Vietcombank.

Tính đến hết năm 2017, Vietcombank có tới 200.989 tỷ đồng tiền gửi khách hàng không kỳ hạn, chiếm đến 28,4% tổng tiền gửi khách hàng – tỷ lệ cao hàng đầu trong hệ thống ngân hàng.

Xét về vốn vay liên ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng tại Vietcombank lên đến 51.968 tỷ đồng, chiếm tới 77,6% tổng vốn vay liên ngân hàng.

Đặc biệt, tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước tại Vietcombank đạt con số khổng lồ 165.081 tỷ đồng, gấp gần 4 lần năm 2016 nhờ việc "ôm trọn" thương vụ thoái vốn Nhà nước tại Sabeco.

Lượng nguồn vốn giá rẻ này có thể coi là lợi thế lớn nhất, vượt trội nhất của Vietcombank. Trong bối cảnh các ngân hàng phải đồng loạt giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ, lợi thế này càng tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn bao giờ hết.

Nhưng vốn rẻ vẫn chưa phải là "lợi thế vượt trội" cuối cùng của Vietcombank. Tại hội nghị triển khai kinh doanh năm 2018 vừa qua, Chủ tịch Nghiêm Xuân Thành cho hay: "Thống đốc đã phê duyệt quyết định cho phép Vietcombank phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, nếu giao dịch này thành công trong những tháng đầu năm 2018 thì thực sự là một tín hiệu rất tốt với thị trường, là một tiếng vang đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam".

Xét trên khía cạnh tài chính, nếu bán vốn thành công cho đối tác ngoại, vốn chủ sở hữu – chỉ tiêu tài chính biểu thị sức mạnh tài chính tự có - của Vietcombank hoàn toàn có thể vượt VietinBank để trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống. Hiện nguồn vốn này của Vietcombank kém VietinBank chưa đến 10.000 tỷ đồng

Vốn chủ sở hữu tăng lên cho phép Vietcombank gia tăng mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng bán lẻ, mà vẫn giữ nguyên chiến lược trọng tính an toàn. Lợi nhuận, theo đó, sẽ tiếp tục "cuồn cuộn" chảy về ngân hàng này.

Ngoài các lợi thế trên, riêng năm 2018, Vietcombank sẽ nhận được trợ lực tài chính lớn từ các thương vụ thoái vốn khỏi MB và Eximbank. Với diễn biến giá cổ phiếu của MB và Eximbank rất thuận lợi như hiện nay, dự kiến Vietcombank sẽ thu về trên 1.000 tỷ đồng từ các thương vụ thoái vốn này.

Vietcombank hiện đang giữ "ngôi vương" lợi nhuận ngân hàng và với những "lợi thế vượt trội" hiện có, ngân hàng này sẽ còn giữ "ngôi vương" không chỉ một mà còn trong nhiều năm tới.

Video liên quan

Chủ Đề